Mật độ cá thể và mức độ phong phú tƣơng ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần động vật không xương sống ở một số thủy vực tại vườn quốc gia ba vì và khả năng sử dụng chúng làm sinh vật chỉ thị đánh giá chất lượng nước của thủy vực (Trang 36 - 43)

STT Mật độ gặp Tên gọi

Ở Anh Quốc Ở Việt Nam Tiếng Anh Tiếng Việt

1 Từ 1-2 Từ 1-2 Present (P) Có mặt

2 Từ 3-10 Từ 3-10 Few (F) Một vài

3 Từ 11-100 Từ 11-49 Common (C) Phổ biến

4 Từ 101-1000 Từ 50-99 Abundant (A) Nhiều

5 Từ 1001-10000 Từ 100-499 Very Abundant (VA) Rất nhiều 6 Từ 10001-100000 >500 Over Abundant (OA) Quá nhiều

Nguồn: - Environment Agency, UK, 1997. [35]

- Murray – Bligh J.A.D.,… 1997;Sweeting R., J.Wright…, 1992. [44], [64]

- Nguyễn Xuân Quýnh, Mai Đình Yên…, 2000. [52]

- Nguyễn Xuân Quýnh, 2001. [18]

Trong 16 điểm thu mẫu, có 15 điểm là các thủy vực nƣớc chảy đƣợc áp dụng phƣơng pháp quan trắc chất lƣợng nƣớc bằng ĐVKXS cỡ lớn, riêng điểm S14 (hồ Tiên Sa) là thủy vực nƣớc đứng nên không áp dụng phƣơng pháp này.

2.2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Tất cả các số liệu đƣợc tính tốn và xử lý qua bảng biểu sơ đồ, đồ thị biểu diễn số lƣợng và tỷ lệ bằng phần mềm Microsoft Excel.

37

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Sơ lƣợc về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Vƣờn quốc gia Ba Vì có tọa độ địa lý: Từ 20055' 21007' Vĩ độ Bắc

Từ 105018' 105030' Kinh độ Đông.

Vƣờn nằm trên địa bàn 5 huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai Thành phố Hà Nội, huyện Lƣơng Sơn, Kỳ Sơn tỉnh Hịa Bình, cách thủ đơ Hà Nội 60 km theo đƣờng Quốc lộ 21A, 87.

Ranh giới Vƣờn Quốc gia:

- Phía Bắc giáp các xã Ba Trại, Ba Vì, Tản Lĩnh thuộc huyện Ba Vì TP Hà Nội. - Phía Nam giáp giác xã Phúc Tiến, Dân Hòa thuộc huyện Kỳ Sơn, xã Lâm Sơn thuộc huyện Lƣơng Sơn tỉnh Hịa Bình.

- Phía Đông giáp các xã Vân Hòa, Yên Bài thuộc huyện Ba Vì, xã Yên Quang thuộc huyện Lƣơng Sơn, các xã Yên Bình, Yên Trung, Tiến Xuân thuộc huyện Thạch Thất, xã Đông Xuân thuộc huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội.

- Phía Tây giáp các xã Khánh Thƣợng, Minh Quang huyện Ba Vì, Hà Nội, và xã Phú Minh huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình.

Vƣờn Quốc gia Ba Vì đƣợc chia làm 3 phân khu chức năng: - Phân khu Bảo tồn nghiêm ngặt.

- Phân khu phục hồi sinh thái. - Phân khu dịch vụ hành chính.

Tổng diện tích tự nhiên: 10.782,7 ha.

38

3.1.1.2. Địa hình

Ba Vì là vùng núi trung bình và núi thấp, đồi núi tiếp giáp với vùng bán sơn địa, vùng này trông nhƣ một dải núi nổi lên giữa đồng bằng chỉ cách hợp lƣu sông Đà và Sơng Hồng 20km về phía Nam. Vùng núi Ba Vì có một số đỉnh núi có độ cao > 1000m nhƣ Đỉnh Vua (1296m), đỉnh Tản Viên (1227m), đỉnh Ngọc Hoa (1131m), đỉnh Viên Nam (1012m). Địa hình bị chia cắt bởi những khe và thung lũng, suối hẹp.

Hƣớng của cả hai khối núi theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam, độ cao của hai khối núi giảm dần ra xung quanh tạo nên một số bậc địa hình đặc trƣng với các đỉnh, dải đồi lƣợn sóng nối liền hai khối núi với nhau.

Sƣờn của hai khối núi Ba Vì và Viên Nam có dạng bất đối xứng, sƣờn Tây dốc hơn sƣờn Đơng. Hƣớng dốc chính thoải dần theo hƣớng Đơng Bắc – Tây Nam, độ dốc bình quân trên 250. Nhiều nơi có độ dốc > 350

.

3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

- Khí hậu:

Đặc điểm chung của Ba Vì bị chi phối bởi các yếu tố vĩ độ Bắc, cơ chế gió

mùa, sự phối hợp giữa gió mùa và vĩ độ tạo nên khí hậu nhiệt đới ẩm với mùa đơng lạnh và khơ. Nhiệt độ bình qn năm trong khu vực là 23,40C. Ở vùng thấp, nhiệt độ tối thấp xuống tới 2,70C; nhiệt độ tối cao lên tới 420C. Ở độ cao 400m nhiệt độ trung bình năm 20,60

C; Từ độ cao 1000m trở lên nhiệt độ chỉ cịn 160C. Nhiệt độ thấp tuyệt đối có thể xuống 0,20

C. Nhiệt độ cao tuyệt đối 33,10C.

Lƣợng mƣa trung bình năm 2.500mm, phân bố khơng đều trong năm, tập trung nhiều vào tháng 7, tháng 8. Độ ẩm khơng khí 86,1%. Vùng thấp thƣờng khơ hanh vào tháng 12, tháng 1. Từ độ cao 400m trở lên khơng có mùa khơ.

Mùa đơng có gió Bắc với tần suất >40%. Mùa Hạ có gió Đơng Nam với tấn suất 25% và hƣớng Tây Nam. Với đặc điểm này, đây là nơi nghỉ mát lý tƣởng và khu du lịch giàu tiềm năng nhƣng chƣa đƣợc khai thác.

39 - Thủy văn:

Hệ thống sông suối trong khu vực chủ yếu bắt nguồn từ thƣợng nguồn núi Ba Vì và núi Viên Nam. Các suối lớn và dịng nhánh chảy theo hƣớng Bắc, Đơng Bắc và đều là phụ lƣu của sông Hồng.

Ở phía Tây của khu vực, các suối ngắn và dốc hơn so với các suối ở phía Bắc và phía Đơng, đều là phụ lƣu của sơng Đà. Các suối này thƣờng gây lũ và mùa mƣa. Về mùa khơ các suối nhỏ thƣờng cạn kiệt. Các suối chính trong khu vực gồm có: Suối Cái, suối Mít, suối Ninh, suối Yên Cƣ, suối Bơn…

Sơng Đà chảy ở phía Nam núi Ba Vì, sơng rộng cùng với hệ suối khá dày nhƣ suối ổi, suối Ca, suối Mít, suối Xoan... thƣờng xuyên cung cấp nƣớc cho sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân vùng đệm.

Bên cạnh cịn có các hồ chứa nƣớc nhân tạo nhƣ hồ suối Hai, hồ Đồng Mô, hồ Hóoc Cua và các hồ chứa nƣớc khác vừa có nhiệm vụ dự trữ nƣớc cung cấp cho hàng chục ngàn ha đất sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho dân. Đồng thời, tạo nên không gian thắng cảnh tuyệt đẹp, phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi vãn cảnh cho du khách. Nguồn nƣớc ngầm trong khu vực tƣơng đối dồi dào, ở sƣờn Đông cũng dồi dào hơn bên sƣờn Tây do lƣợng mƣa lớn hơn và địa hình đỡ dốc hơn.

3.1.1.4. Kinh tế xã hội vùng đệm

Theo quy hoạch mở rộng Vƣờn, hiện nay Vƣờn Quốc gia Ba Vì nằm trong phạm vi hành chính của 16 xã thuộc 5 huyện là Ba Vì có 7 xã: Ba Vì, Ba Trại, Tản Lĩnh, Khánh Thƣợng, Minh Quang, Vân Hịa, n Bài; huyện Thạch Thất có 3 xã là Tiến Xn, n Trung, n Bình; huyện Quốc Oai có 1 xã Đơng Xuân; Huyện Lƣơng Sơn có 1 xã Lam Sơn,; huyện Kỳ Sơn có 4 xã là Yên Quang, Phú Minh, Phúc Tiến và Dân Hòa.

40

Trên địa bàn 16 xã có 5 dân tộc sinh sống: Mƣờng, Kinh, Dao, Thái và Cao Lan. Dân số có 89.928 ngƣời (năm 2008). Dân tộc Mƣờng chiếm 65/%, Kinh chiếm 33%, Dao 1%, Thái, Cao Lan 1%.

Tổng số lao động trong vùng chiếm 55% dân số chủ yếu làm nông nghiệp. Theo báo cáo của các địa phƣơng hiện còn 2.121 hộ nghèo, chiếm 10,3% số hộ trong vùng. Xã Khánh Thƣợng là xã có tỷ lệ nghèo nhiều nhất.

Cơ sở hạ tầng ở vùng đệm khá thuận lợi, các xã đều có đƣờng liên xã đã đƣợc trải nhựa, xe ô tô về đến trung tâm xã, đƣờng từ trung tâm xã đến các thơn cịn là đƣờng cấp phối và đƣờng đất.

3.1.2. Sơ lƣợc các điểm thu mẫu

- Điểm 1 (S1): Suối Bằng gần Trạm kiểm lâm Khánh Thƣợng, độ cao 107m, độ rộng suối 7 - 10m, độ rộng mặt nƣớc 4 - 6m. Nền đáy chủ yếu là đá sỏi nhỏ, thi thoảng có đá tảng, nƣớc trong, ít mùn bã thực vật. Suối chảy chậm, ít rác thải, cách xa khu dân cƣ, hai bên suối là tán cây rừng, độ che phủ 50 –70%.

- Điểm 2 (S2): Hồ chứa đƣợc hình thành do đắp đập ngăn dịng suối, trữ nƣớc để cung cấp cho hệ thống canh tác. Hồ nằm ở độ cao 81m, có nền đáy bùn, nhiều mùn bã hữu cơ, ven hồ có đá tảng và đá sỏi cỡ nhỏ và trung bình, một bên hồ là rừng, một bên là đƣờng mòn, độ che phủ 0 - 5%.

- Điểm 3 (S3): Suối Mít đoạn gần đập tràn, độ cao 60m, độ rộng mặt nƣớc 2 -

3m, lòng suối hẹp. Nền đáy suối chủ yếu là đá tảng, tốc độ dịng chảy trung bình, nƣớc trong, ít mùn bã hữu cơ. Độ che phủ 80 - 100%.

- Điểm 4 (S4): Suối Mít đoạn ven đƣờng, độ cao 57m, độ rộng suối 15 - 20m, độ rộng mặt nƣớc 5 - 7m. Nền đáy chủ yếu là cát – bùn, có rong rêu, rải rác đá sỏi nhỏ và đá tảng cỡ trung bình, nƣớc khá trong, lịng suối hẹp, độ che phủ từ 5 - 10%. Một bên suối là ruộng lúa, một bên là đƣờng đi, suối gần khu dân cƣ.

41

- Điểm 5 (S5): Mƣơng nƣớc nằm ven khu dân cƣ, độ cao 20m, độ rộng mặt

nƣớc 3 - 4m. Nền đáy chủ yếu là bùn và đá nhỏ, nhiều rong rêu và mùn bã hữu cơ. Hai bên mƣơng là ruộng và nhà dân, hệ thống mƣơng nằm ngay dƣới trục đƣờng giao thông, độ che phủ 0%. Nƣớc đục, có mùi hơi do hệ thống nƣớc thải sinh hoạt đổ trực tiếp ra mƣơng dẫn.

- Điểm 6 (S6): Suối nằm gần Đền Trung, độ cao 340m, nền đáy chủ yếu là đá

tảng, ít đá nhỏ, nhiều mùn bã hữu cơ tốc độ dòng chảy chậm. Hai bên suối là tán cây rừng, độ che phủ 80 - 95%.

- Điểm 7 (S7): Suối Cái tại độ cao 63m, độ rộng suối 15 - 20m, độ rộng mặt

nƣớc 5 - 7m. Nền đáy chủ yếu là đá tảng, tốc độ dịng chảy trung bình, ít mùn bã hữu cơ, có xuất hiện cây bụi ở giữa suối. Độ che phủ 0 - 10%, cạnh suối là đƣờng đi, suối ít rác thải sinh hoạt.

- Điểm 8 (S8): Suối Tiên khu du lịch Khoang Xanh tại độ cao 95m, độ rộng

suối 15 - 20m, độ rộng mặt nƣớc 10 - 12m. Nền đáy chủ yếu là đá nhỏ và cát, nhiều rong rêu, nƣớc bẩn nhiều rác thải, độ che phủ 20 - 30%.

- Điểm 9 (S9): Suối Tiên khu du lịch Khoang Xanh tại độ cao 119m, độ rộng

suối 35 - 45m, độ rộng mặt nƣớc 20 - 30m. Suối bị tác động mạnh do hoạt động cải tạo của khu du lịch và khách tham quan. Nền đáy chủ yếu là đá tảng, ít đá nhỏ và cát, có rong rêu ở nền đáy, nƣớc bẩn, độ che phủ 35 - 40%.

- Điểm 10 (S10): Suối Tiên khu du lịch Khoang Xanh tại độ cao 125m. Độ rộng suối 35 - 45m, độ rộng mặt nƣớc 20 - 30m. Suối bị tác động mạnh do hoạt động cải tạo của khu du lịch và khách tham quan. Nền đáy chủ yếu là đá tảng, ít đá nhỏ và cát, nền đáy rong rêu, nƣớc bẩn. Độ che phủ 35 - 40%.

- Điểm 11 (S11): Suối Bơn, độ cao 23m, độ rộng suối 30 – 40m, độ rộng mặt

nƣớc 10 – 15m; nền đáy nhiều bùn và đá sỏi nhỏ, nhiều rong rêu, rác thải; tốc độ dòng

42

chảy trung bình; độ che phủ 0-5%. Suối nằm ngay dƣới chân cầu và cạnh khu dân cƣ do đó chất lƣợng nƣớc bị ảnh hƣởng nhiều bởi chất thải sinh hoạt.

- Điểm 12 (S12): Suối ven đƣờng gần Cote 400, tại độ cao 560m. Nƣớc trong,

lòng suối hẹp, nền đáy chủ yếu là đá tảng, tƣơng đối nhiều mùn bã thực vật, mực nƣớc từ 0,2 - 0,4m. Suối có tốc độ dịng chảy trung bình, độ che phủ 90 - 95%, hai bên suối là rừng cây thứ sinh. Suối ít rác thải và cách xa khu dân cƣ.

- Điểm 13 (S13): Phần chân suối, tại độ cao 510m, nền đáy chủ yếu là đá tảng, ít mùn bã thực vật. Độ che phủ 90 - 95%, cạnh suối là đƣờng đi, tốc độ dịng chảy trung bình.

- Điểm 14 (S14): Hồ Tiên Sa nằm dƣới chân núi Tản Viên, độ cao 265m, là khu du lịch sinh thái và nghỉ dƣỡng. Hồ có diện tích mặt nƣớc hơn 20ha, độ che phủ 0%. Do tác động của con ngƣời, môi trƣờng nƣớc hồ đƣợc đánh giá là nghèo dinh dƣỡng.

- Điểm 15 (S15): Suối Ri tại độ cao 67m, nƣớc đục, hai bên suối là ruộng và

khu dân cƣ, mực nƣớc là 0,2 – 1m. Nền đáy nhiều mùn bã hữu và rong rêu. Suối nằm ven đƣờng và gần khu dân cƣ nên chịu ảnh hƣởng bởi nƣớc thải sinh hoạt và các hoạt động canh tác mùa vụ của ngƣời dân, độ che phủ 0 - 5%.

- Điểm 16 (S16): Suối Mơ tại độ cao 115m, độ rộng suối 7 - 10m, độ rộng mặt nƣớc 4 - 6m. Suối có tốc độ dịng chảy chậm, lòng suối hẹp, mực nƣớc 0,2 - 0,8m. Nền đáy chủ yếu là đá nhỏ và trung bình, nhiều mùn bã thực vật, ít rác thải, ven suối nhiều cây bụi. Suối cách xa khu dân cƣ, có đoạn nƣớc khá trong, nhƣng nhiều đoạn suối tạo vũng kín thì nƣớc đục, nhiều rong rêu, độ che phủ 20 - 40%.

43

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần động vật không xương sống ở một số thủy vực tại vườn quốc gia ba vì và khả năng sử dụng chúng làm sinh vật chỉ thị đánh giá chất lượng nước của thủy vực (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)