Tổng hợp thành phần ĐVKXS đã gặp ở các thủy vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần động vật không xương sống ở một số thủy vực tại vườn quốc gia ba vì và khả năng sử dụng chúng làm sinh vật chỉ thị đánh giá chất lượng nước của thủy vực (Trang 48 - 56)

STT Nhóm ĐVKXS Số họ Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Zooplankton 3 16,67 4 11,43 1 Arthropoda: Copepoda 2 11,11 3 8,57 2 Arthropoda: Ostracoda 1 5,56 1 2,86 Zoobenthos 15 83,33 31 88,57 1 Arthropoda: Decapoda 4 22,22 10 28,57 2 Mollusca: Gastropoda 7 38,89 15 42,86 3 Mollusca: Bivalvia 2 11,11 3 8,57 4 Annelida: Hirudinea 1 5,56 1 2,86 5 Annelida: Oligochaeta 1 5,56 2 5,71 Tổng cộng 18 100 35 100

49

- Thành phần loài động vật nổi: Trong 16 điểm thu mẫu thì hầu hết là các thủy vực nƣớc chảy, ĐVN thu đƣợc chủ yếu tại khu vực hồ chứa (S2) và hồ Tiên Sa (S14). Chiếm ƣu thế là nhóm Copepoda với 3 loài là Allodiaptomus calcarus, Paracylops fimbrlatus, Microcylops varicans thuộc 2 họ (chiếm 11,11 % tổng số họ); tiếp đó là

nhóm Ostracoda với 1 họ (chiếm 5,56%) và 1 lồi là Stenocypris malcolmsoni.

- Thành phần loài động vật đáy: Khác với ĐVN, ĐVĐ tập trung chủ yếu tại

các thủy vực nƣớc chảy nhƣ suối Bằng, suối Mít, suối Bơn, suối Tiên…

+ Lớp Gastropoda: là nhóm giàu lồi nhất với 15 loài và 7 họ (chiếm 38,89%), chủ yếu gồm Antimelania costula, Melanoides tuberculatus, Thiara scabra, Angulyara

polyzonata… đây là những loài phổ biến và phân bố rộng (phụ lục 2). Đặc biệt, A. costula có mặt ở hầu hết các điểm thu mẫu và chiếm ƣu thế cả về số lƣợng. M. tuberculas và T. scabra cũng là lồi có phân bố chủ yếu ở cac dạng thủy vực nƣớc

chảy. Trong số các loài chân bụng tìm thấy tại khu vực nghiên cứu thì Pila conica

(Pomacea canaliculata) là loài đƣợc du nhập vào Việt Nam trong những năm 1985- 1988, có nguồn gốc Trung và Nam Mĩ. Đây là một trong những sinh vật ngoại lai gây hại nghiêm trọng nhất cho nền nông nghiệp Việt Nam. Với đặc điểm dễ thích nghi, sinh sản nhanh, chúng cịn có khả năng lấn át các lồi thân mềm bản địa. Loài này thu đƣợc chủ yếu ở các khu vực cuối nguồn suối, tiếp giáp với vùng đồng bằng nhƣ suối Ri, suối Bơn, mƣơng nƣớc ven đƣờng… Nhìn chung, các loài thuộc lớp Chân bụng (Gastropoda) thu đƣợc mang đặc tính của vùng đồng bằng giáp núi, bao gồm cả loài phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng nhƣ A. polyzonata, P. conica, G. convexiusculus và vùng núi nhƣ M. tuberculatus, T. scabra, A. costula, S. reevei…

+ Lớp Bivalvia có 2 họ (chiếm 11,11%), 3loài là: Corbicula lamarckiana, Corbicula blandiana thuộc họ Corbiculidae; loài Oxynaia micheloti thuộc họ Amblemidae đều thu đƣợc ở các khu vực cuối nguồn suối.

50

+ Đối với lớp Crustacea thì bộ Decapoda thu đƣợc 10 loài (chiếm 28,57%), phổ biến là Potamiscus tannanti, Somaniathelphusa sinensis sinensi, Caridina flavilineata… trong đó P. tannanti là họ cua núi đặc hữu chỉ có ở Việt Nam, lồi này

phân bố ở các thủy vực sông suối vùng núi và trung du giáp núi ở Bắc Bộ. Bên cạnh đó họ cua đồng S. sinensis sinensis là lồi có phân bố rộng từ đồng bằng đến trung du,

miền núi. Nhìn chung các lồi thu đƣợc đều là những lồi phổ biến, đặc trƣng cho vùng mang tính chất giáp núi.

+ Ngồi các nhóm ĐVKXS ở nƣớc đã nêu trên, chúng tơi cịn thu đƣợc các đại diện thuộc Oligochaeta và Hirudinea. Các nhóm này kém đa dạng hơn, số lồi chỉ dao động từ 1 đến 2 lồi. Trong đó, lớp Oligochaeta thu đƣợc 2 loài (chiếm 5,71%) đều thuộc họ Naididae là Stylaria fossularis và Branchiura sowerbyi; Lớp Hirudinea chỉ

bắt gặp 1 loài (chiếm 2,86%) là Hirudinaria manillensis thuộc họ Hirudinidae. Thành phần lồi Giun ít tơ và đỉa thu đƣợc đều là những loài phân bố rộng, đặc trƣng cho các thủy vực nƣớc ngọt ở Bắc Việt Nam, riêng H. manillensis là loài phân bố rộng trong

vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Tỷ lệ thành phần loài đƣợc thể hiện qua hình sau:

51

Hình 2: Tỉ lệ thành phần lồi ĐVKXS ở nƣớc thu đƣợc tại các thủy vực nghiên cứu

3.2.2. Biến động thành phần loài ĐVKXS đã gặp (khơng kể nhóm cơn trùng) theo các điểm thu mẫu

Thành phần loài ĐVKXS đã gặp tại 16 điểm lấy mẫu đƣợc thể hiện trong hình 3:

009% 003% 029% 043% 009% 003% 006% Copepoda Ostracoda Decapoda Gastropoda Bivalvia Hirudinea Oligochaeta

52

Hình 3: Biến động thành phần lồi tại các điểm thu mẫu

Từ hình 3, chúng tơi rút ra một số nhận xét sau:

Thành phần loài ĐVKXS đã gặp ở đây hầu hết là những loài phân bố rộng, phổ biến tại các thủy vực nƣớc ngọt phía Bắc. Sự biến động thành phần lồi tại 16 điểm thu mẫu đều liên quan đến đặc tính thủy lý hóa học của nƣớc, theo độ cao, theo sinh cảnh tại từng điểm thu mẫu.

- Các điểm S4, S5, S11 và S15 có số lƣợng lồi phong phú trong đó S11 giàu lồi nhất, có 13 lồi (chiếm 37,14%); đứng thứ hai là S15 có 10 lồi (chiếm 28,57%); S5 có 8 lồi (chiếm 22,85%); S4 có 7 lồi (chiếm 20%). Tại các điểm này số lƣợng loài ĐVĐ thuộc Lớp chân bụng (Gastropoda) chiếm mật độ lớn, tiếp đến là Lớp Hai mảnh vỏ (Bivalvia) (phụ lục 2). Đây đều là những lồi có sức chống chịu tốt với điều kiện chất lƣợng nƣớc thấp. Các điểm trên đều nằm gần khu dân cƣ, xung quanh là đồng ruộng, thực vật thủy sinh phát triển mạnh, đáy bùn và có nhiều chất hữu cơ, rất thuận lợi cho ĐVKXS ở nƣớc phát triển. 3 8 6 7 8 4 3 6 3 2 13 1 1 3 10 4 0 2 4 6 8 10 12 14 S1 S2 S3 S4 S5 S6 S7 S8 S9 S10 S11 S12 S13 S14 S15 S16

Điểm thu mẫu Số lƣợng loài

53

- Các điểm S1, S2, S3, S6, S7, S12, S13, S16 đều là các suối nằm xa khu dân cƣ, ít rác thải sinh hoạt số loài thu đƣợc dao động từ 1 đến 8 lồi. Trong đó:

+ Điểm S2 có 8 lồi, chủ yếu là ĐVN (chiếm 22,85%), điểm này nằm cạnh đƣờng mịn nhƣng xa khu dân cƣ, ít ngƣời qua lại. Nơi đây có nền đáy bùn và nhiều mùn bã hữu cơ do sự phân hủy của thực vật hai bên hồ trong quá trình ngập nƣớc. Nƣớc hồ đang trong giai đoạn phú dƣỡng, có màu xanh biểu hiện sự phát triển mạnh của Phytoplankton, kéo theo sự phát triển của các loài ĐVKXS.

+ Điểm S3 thu đƣợc 6 loài, chủ yếu là các loài thuộc bộ Decapoda và một vài loài thuộc lớp Gastropoda. Các loài này ƣa sống trong điều kiện nƣớc chảy, nền đáy đá, nhiều hang hốc và bụi cây thủy sinh.

+ Số loài ĐVKXS ở nƣớc thu đƣợc tại các điểm S1, S6, S7, S16 ít hơn, từ 3 – 4 lồi (chiếm từ 8,57% - 11,43%) thuộc nhóm Decapoda và lớp Gastropoda. Các điểm này có nền đáy chủ yếu là đá nhỏ, nhiều đá tảng, ít mùn bã hữu cơ khơng thuận lợi cho sự phát triển của ĐVKXS.

+ Điểm S12, S13 đều là những điểm còn hoang sơ, xa khu dân cƣ, nƣớc tƣơng đối trong nhƣng số lồi thu đƣợc lại thấp nhất, chỉ có 1 lồi (chiếm 2,85%). Một trong số nhiều nguyên nhân là do địa hình khá phức tạp, ở độ cao trên 500m so với mực nƣớc biển, mực nƣớc tại các suối này rất thấp, độ dốc lớn, nền đáy chủ yếu là đá tảng không thuận lợi cho sự cƣ trú của ĐVKXS.

- Các S8, S9, S10 là các suối thuộc khu du lịch Khoang Xanh – suối Tiên thu hút khá nhiều khách tham quan kéo theo chất lƣợng nƣớc bị tác động từ rác thải và nƣớc sinh hoạt. Thành phần loài của điểm S8, S9 có mặt nhóm Giun ít tơ Oligochaeta ƣa sống trong điều kiện giàu chất hữu cơ, đƣợc coi là có khả năng chống chịu cao với mơi trƣờng nƣớc nhiễm bẩn.

54

- Điểm S14 đang trong giai đoạn cải tạo cảnh quan ven hồ, xung quanh hồ mới đƣợc kè bê tông, nên nƣớc hồ bị ảnh hƣởng từ các vật liệu xây dựng. Số loài ĐVKXS thu đƣợc tại khu vực này chỉ có 3 lồi trong đó có 1 lồi thuộc nhóm ĐVN và 2 lồi thuộc ĐVĐ cho thấy đây là thủy vực nghèo dinh dƣỡng.

3.3. Kết quả sử dụng ĐVKXS cỡ lớn làm sinh vật chỉ thị quan trắc và đánh giá chất lƣợng nƣớc các thủy vực ở vƣờn Quốc gia Ba Vì chất lƣợng nƣớc các thủy vực ở vƣờn Quốc gia Ba Vì

3.3.1. Kết quả tính điểm của 15 điểm thu mẫu theo hệ thống tính điểm BMWPVIET

Để tính các chỉ số sinh học theo hệ thống tính điểm BMWPVIET, chúng tơi đã kết hợp kết quả phân loại đến họ các lớp Crustacea, Gastropoda, Bivalvia, Hirudinea, Oligochaeta với kết quả phân loại đến họ của nhóm các chuyên gia nghiên cứu về côn trùng nƣớc (Insecta) cùng lấy mẫu tại các thủy vực thuộc VQG Ba Vì. Do đó, tổng số họ ĐVKXS cỡ lớn đã đƣợc tìm thấy ở VQG Ba Vì là 80 họ (phụ lục 3).

Trong tổng số 80 họ ĐVKXS cỡ lớn đã đƣợc tìm thấy tại VQG Ba Vì chỉ có 56 họ nằm trong hệ thống tính điểm BMWPVIET. Các họ này tập trung chủ yếu ở các nhóm Odonata (8 họ); Hemiptera, Coleoptera và Gastropoda (7 họ), Ephemeroptera (6 họ), Trichoptera (5 họ); Diptera và Decapoda (4 họ); Plecoptera (3 họ); Bivalvia (2 họ); Megaloptera, Hirudinea và Oligochaeta (1 họ) (Bảng 6):

55

Bảng 6: Danh sách các họ ĐVKXS cỡ lớn đã gặp tại khu vực nghiên cứu nằm trong hệ thống tính điểm BMWPVIET

Các nhóm ĐVKXS cỡ lớn Số họ CRUSTACEA Decapoda 4 INSECTA Odonata 8 Ephemeroptera 6 Plecoptera 3 Trichoptera 5 Hemiptera 7 Coleoptera 7 Diptera 4 Megaloptera 1 HIRUDINEA 1 GASTROPODA 7 BIVALVIA 2 OLIGOCHAETA 1 Tổng 56

56

Kết quả tính điểm ASPT ở 15 điểm thu mẫu đƣợc thể hiện trong các bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần động vật không xương sống ở một số thủy vực tại vườn quốc gia ba vì và khả năng sử dụng chúng làm sinh vật chỉ thị đánh giá chất lượng nước của thủy vực (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)