Một số yếu tố thủy lý, thủy hóa tại các điểm thu mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần động vật không xương sống ở một số thủy vực tại vườn quốc gia ba vì và khả năng sử dụng chúng làm sinh vật chỉ thị đánh giá chất lượng nước của thủy vực (Trang 43 - 46)

bày ở bảng 3:

Bảng 3: Một số yếu tố thủy lý, thủy hóa tại các điểm thu mẫu Điểm thu Điểm thu mẫu Nhiệt độ (0C) pH DO (mg/l) S1 17,1 7,05 4,80 S2 17,7 7,00 5,01 S3 16,7 6,93 5,56 S4 19,4 6,65 5,49 S5 19,9 6,54 4,75 S6 15,1 6,78 6,65 S7 17,2 6,82 6,03 S8 16,1 5,45 6,42 S9 16,0 5,25 7,10 S10 16,0 5,25 7,10 S11 18,3 7,34 4,12 S12 14,6 6,39 4,36 S13 14,6 6,39 4,36 S14 29,3 6,70 6,50 S15 20,2 7,43 4,04 S16 17,0 6,63 4,90

Từ kết quả tổng hợp ở bảng 3, chúng tơi có một số nhận xét nhƣ sau:

- Nhiệt độ: Nhiệt độ nƣớc mặt đo tại các điểm thu mẫu dao động từ 14,6 – 29,30C. Nhiệt độ nƣớc tại các thủy vực thu mẫu không nhận những nguồn nƣớc có nhiệt độ cao hoặc thấp đặc biệt nào mà chủ yếu phụ thuộc vào bức xạ mặt trời. Do vậy, nhiệt độ nƣớc thay đổi theo mùa, theo thời tiết và thời gian trong ngày.

- pH: Chỉ số pH giữa các điểm nghiên cứu có sự chênh lệch, dao động từ 5,25 – 7,43. Nhìn chung, pH tại các thủy vực thuộc loại trung tính, một số nghiêng về tính acid.

44

- Oxy hòa tan (DO): Lƣợng oxy hòa tan ở các thủy vực lấy mẫu thay đổi tùy theo vị trí. Nồng độ DO đo tại các thủy vực có sự chênh lệch. Cùng tại các thủy vực nƣớc chảy, sinh cảnh ít bị tác động bởi con ngƣời nhƣng chỉ số DO vẫn đạt thấp dƣới 5,0 mg/l, ngƣợc lại có những điểm thuộc các khu du lịch nhƣng chỉ số DO đo đƣợc lại cao. Vì vậy, chúng tơi sẽ phân tích cụ thể các điểm theo nhóm dựa trên sinh cảnh, điều kiện tự nhiên và mối liên quan với các hoạt động của con ngƣời:

+ Điểm S1 là thủy vực nƣớc chảy, nằm cạnh đƣờng mịn ít ngƣời qua lại nhƣng chỉ số DO thấp, chỉ đạt 4,80 mg/l. Nguyên nhân là do điểm này có nƣớc trong, ít mùn bã hữu cơ không thuận lợi cho đời sống của nhóm thực vật thủy sinh; hai bên suối là tán lá rừng che phủ mặt nƣớc nên bức xạ mặt trời không cung cấp đủ ánh sáng cho sự quang hợp của thực vật thủy sinh.

+ Điểm S2, S14 là các thủy vực nƣớc đứng (hồ chứa và hồ nhân tạo) hàm lƣợng oxy hòa tan cao lần lƣợt là 5,01 và 6,50 mg/l. Ở miền Bắc thì các thủy vực nƣớc đứng nhƣ hồ và hồ chứa này có hàm lƣợng DO vào mùa hè (4/2012) cao, thời gian đo nồng độ DO vào buổi trƣa, cũng là thời điểm chỉ số DO đạt cao nhất trong ngày. Đặc điểm này liên quan đến cƣờng độ hô hấp của động vật thủy sinh và lƣợng bức xạ ánh sáng cho quang hợp của thực vật.

+ Các điểm S3, S4, S6, S7, S8, S9, S10 chỉ số DO cao dao động từ 5,49 – 7,10 mg/l, trong đó các điểm S4, S6, S7 ít nhiều đều chịu tác động từ các hoạt động của con ngƣời do suối nằm cạnh đƣờng đi tuy vậy vẫn chƣa có dấu hiệu ơ nhiễm nặng, thời điểm đo nồng độ oxy hòa tan vào buổi trƣa cũng là thời điểm DO đạt ngƣỡng cao nhất trong ngày. Tƣơng tự nhƣ vậy, các điểm S8, S9, S10 là các điểm nằm trong khu du lịch, nền đáy nhiều rong rêu, chất lƣợng nƣớc bị ảnh hƣởng từ các hoạt động vui chơi giải trí của khách tham quan nhƣng chỉ số DO vẫn ở ngƣỡng cao do suối có tốc độ dòng chảy mạnh.

45

+ Các điểm S5, S11, S15 có chỉ số DO thấp, dao động từ 4,04 – 4,75 mg/l do 3 điểm này nằm ven khu dân cƣ nên chịu tác động của nƣớc thải sinh hoạt, các hoạt động canh tác của ngƣời dân.

+ Các điểm S12, S13, S16 có chỉ số DO thấp dao động từ 4,36 – 4,90 mg/l , mặc dù 3 điểm này đều nằm ở vị trí xa khu dân cƣ, ít ngƣời qua lại. Hai điểm S12, S13 là suối nằm ở độ cao từ 510 – 560m so với mực nƣớc biển, nền đáy suối chủ yếu là cát sỏi, nƣớc suối trong hầu nhƣ khơng có thực vật thủy sinh, thời điểm đo chỉ số DO vào buổi chiều, trời mƣa, nhiệt độ khơng khí thấp (14,60C) chính vì vậy nồng độ DO chỉ đạt ngƣỡng trên 4 mg/l. Điểm S16 nhiều đoạn suối tạo thành các vũng kín, tập trung lƣợng mùn bã hữu cơ lớn, nhiều rong rêu chỉ số DO cũng chỉ đạt ngƣỡng 4,90 mg/l.

Nhìn chung, tính chất thủy lý, thủy hóa tại các điểm nghiên cứu thay đổi phụ thuộc nhiều vào nguồn nƣớc thải, chế độ mƣa, mùa vụ, chế độ canh tác, sinh cảnh dọc theo hai bờ của thủy vực và đặc biệt là có sự tác động trực tiếp của hoạt động du lịch. Tính chất thủy lý hóa học các thủy vực ở VQG Ba Vì vẫn đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của thủy sinh vật nói chung và ĐVKXS nói riêng.

3.2. Đặc điểm thành phần ĐVKXS ở nƣớc (khơng kể nhóm cơn trùng) tại các thủy vực nghiên cứu vực nghiên cứu

3.2.1. Thành phần lồi

Kết quả thu thập và phân tích vật mẫu trong thời gian nghiên cứu đã thu đƣợc 35 loài ĐVKXS ở nƣớc thuộc 26 giống, 18 họ, 7 bộ, 5 lớp, 3 ngành; trong đó ngành Thân mềm (Mollusca) chiếm ƣu thế với 18 loài, 14 giống, 9 họ; tiếp theo là ngành Chân khớp (Arthropoda): có 14 lồi, 9 giống, 7 họ; ít nhất là ngành Giun đốt (Annelida): có 3 lồi, 3 giống, 2 họ. Thành phần ĐVXKS đã gặp trong các thủy vực của VQG Ba Vì đƣợc trình bày trong bảng 4:

46

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần động vật không xương sống ở một số thủy vực tại vườn quốc gia ba vì và khả năng sử dụng chúng làm sinh vật chỉ thị đánh giá chất lượng nước của thủy vực (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)