Chương 2 MÔ HÌNH CHUẨN CỦA CÁC HẠT CƠ BẢN
2.3. Thành công và hạn chế của Mô hình chuẩn
Mô hình chuẩn là một lý thuyết trường tái chuẩn hóa giải thích được hầu hết các kết quả thực nghiệm và dự đoán được nhiều sự kiện sau đó đã được thực nghiệm kiểm chứng.
Một số trong những thành công to lớn của mô hình chuẩn đó là dự đoán sự tồn tại của dòng trung hòa của W và Z meson, sự tồn tại hạt Higgs và của quark duyên. Có thể lấy ví dụ như sự tiên đoán quark duyên và hạt Higgs.
Mô hình chuẩn tuy cần đến tương tác Yukawa để tạo khối lượng cho các fermion, nhưng nó lại không liên hệ được với một loại đối xứng nào để có thể cố định dạng của Lagrange tương tác như đối xứng chuẩn. Vì lẽ đó Lagrange Yukawa không chéo hóa được bằng một ma trận unitary mà đã được chéo hóa bằng các ma trận unitary khác nhau cho trường phải trái một cách riêng rẽ. Bằng cách sử dụng các ma trận này ta đã thu được ma trận CKM và từ đó tìm được những tổ hợp tuyến tính thích hợp thay cho các trường quark hay lepton nguyên thủy. Sự tương tự của ma trận CKM tỏ ra phù hợp với thực nghiệm.
đổi hương trong dòng trung hòa được coi là hệ quả của một cơ chế, gọi là cơ chế Glashow-Iliopoulos-Maiani (GIM mechanism).
Tương tác bằng các dòng tích điện đã bao hàm được một cách thuyết phục lý thuyết 4 đường của Fermi. Khi tính đến sắc động lực học, mô hình chuẩn đã mô tả một cách chính xác những sự kiện diễn ra trong thế giới vi mô, ít nhất là đến khoảng cách 10 \ 1 .
Tuy vậy mô hình chuẩn cũng chứa đựng khá nhiều những khiếm khuyết rất cần phải khắc phục trong các mô hình mở rộng. Một trong số đó là sự có mặt của quá nhiều những tham số tùy ý, cần phải được xác định bằng thực nghiệm. Chính điều này tạo ấn tượng là Mô hình chuẩn còn xa mới trở thành một lý thuyết về nền tảng của thế giới vật chất. Ta có thể tóm lược những khiếm khuyết của mô hình trong những vấn đề chính sau đây.
Không giải thích được tại sao nhóm chuẩn của mô hình có dạng tích trực tiếp:
()*3+ ì ()*2+ ì )*1+
Nhưng chỉ có duy nhất tương tác yếu là vi phạm đối xứng chẵn lẻ. Nó cũng không giải thích được sự lượng tử điện tích, mặc dù đã coi là bao hàm được toàn bộ tương tác trong tự nhiên.
Không giải thích được tại sao có ba thế hệ của hạt chất. Nó cũng không cho được cách thức để xác định các yếu tố của ma trận CKM.
Chưa có cơ chế để ước lượng khối lượng của hạt Higgs. Thậm chí sự tồn tại của trường Higgs sẽ kéo theo rất nhiều sơ đồ có bổ chính phân kỳ cho khối lượng của hạt Higgs
Đặc biệt quan trọng là trường hợp chứa phân kỳ bậc 2 và vấn đề này sẽ được giải quyết nếu xét đến siêu đối xứng.
Một trong những vấn đề khá tinh tế nữa là vi phạm CP của tương tác mạnh, mà ta sẽ gọi là Vấn đề CP mạnh. Nội dung của nó như sau: Tương tác mạnh được mô tả bằng nhóm chuẩn SU(3) và Lagrange sau:
6q *r+ = −ÍđẻÉ ÍÉđẻ+ ∑ opI IPMoI (2.9) Không có sự vi phạm chẵn lẻ. Tuy nhiên, ta có thể thêm vào (2.9) số hạng:
6q *r+[ = • 1
16ÊytHvtËH v Trong đó, tË là tensor đối ngẫu của F:
tËH v =1
2 { vÌÍtÌÍH
Và {ẻẽéẹ là tensor Ricci-Levi-Civita bốn chiều. Số hạng này là đạo hàm toàn phần cho nên về nguyên tắc không gây nên một hiệu ứng vật lý nào mới. Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy. Khi lượng tử hóa, toán tử này lại vi phạm đối xứng CP và sẽ sinh ra một lưỡng cực điện cho neuntron. Tuy nhiên, thực nghiệm lại cho giá trị của • rất nhỏ. Tại sao • nhỏ? Đó chính là vấn đề vi phạm CP mạnh.
Giải quyết vấn đề vi phạm CP mạnh bằng Mô hình chuẩn, cho rằng, nó được sinh ra từ thừa số pha của hệ số liên kết Yukawa, tỏ ra là không thích hợp. Hiện nay, đang thiên về chấp nhận một cơ chế mới, gọi là Cơ chế Peccei-Quinn. Theo cơ chế này, ngoài nhóm đối xứng tích của Mô hình tiêu chuẩn, còn có một nhóm đối xứng tổng thể U(1) khác và • trở thành một biến động lực và biến này có giá trị bằng 0 trong chân không suy biến. Điều này sẽ kéo theo sự tồn tại của một hạt giả vô hướng, gọi là axion có khối lượng rất nhỏ. Hạt này có vai trò rất lớn trong cấu trúc của vật chất tối.
Tóm lại cho đến giai đoạn hiện nay, đã có rất nhiều phương án mở rộng mô
Chương 3 - MÔ HÌNH CHUẨN SIÊU ĐỐI XỨNG