Mã hóa dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thử nghiệm phân tích dữ liệu kinh tế xã hội việt nam bằng thống kê toán học (Trang 52 - 56)

4 Thử nghiệm phân tích dữ liệu kinh tế xã hội Việt Nam bằng

4.3 Mã hóa dữ liệu

lệ dân số sống ở thành thị hay nơng thơn, diện tích và sản lượng lúa, hoa màu như khoai, lạc, sắn..., diện tích và sản lượng ni trồng, đánh bắt thủy hải sản, giá trị sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất cơng nghiệp nói chung và số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các tỉnh thành trong cả nước.

4.3 Mã hóa dữ liệu

Dữ liệu trong bài luận văn được xử lý bằng phần mềm STATA và được chia theo tỉ lệ hay bình quân theo đầu người (chia cho dân số trung bình). Trong "Niên giám thống kê", dữ liệu của các biến là dữ liệu nguyên thủy nhưng để tạo ra sự công bằng so sánh cho các tỉnh, không bị ảnh hưởng bởi sự chênh lệch về dân số, các biến dưới đây đều là các biến "bình qn" được tính bằng cách chia các biến nguyên thủy tương ứng cho dân số trung bình của tỉnh.

4.3.1 Các biến phụ thuộc

(a) "BQblhhdvtd" là bình qn doanh thu hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng đã bán ra thị trường của các cơ sở kinh doanh, bao gồm doanh thu bán lẻ hàng hóa của các cơ sở kinh doanh thương nghiệp; doanh thu bán lẻ sản phẩm của các cơ sở sản xuất và nông dân trực tiếp bán ra thị trường; doanh thu khách sạn, nhà hàng; doanh thu du lịch, lữ hành; doanh thu dịch vụ phục vụ cá nhân, cộng đồng và các dịch vụ khác do các tổ chức và cá nhân kinh doanh, phục vụ trực tiếp cho người tiêu dùng. Tiêu chí này nói lên sự phát triển kinh tế của xã hội, đời sống của người dân càng cao,thị trường hàng hóa càng phong phú nhiều dạng thì nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng càng nhiều. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng góp phần tạo nên sự phát triển chung của xã hội.

(b) "BQsotbdt" là bình quân số thuê bao điện thoại, tức là bình quân số máy điện thoại được đấu nối tại địa chỉ hoặc đăng kí theo địa chỉ của người sử dụng và đã hòa vào mạng viễn thơng. Mỗi th bao điện thoại

4.3. Mã hóa dữ liệu 46 có một số gọi riêng và chỉ được tính là một thuê bao điện thoại nếu đã lắp đặt và kết nối vào mạng viễn thông. Thuê bao điện thoại bao gồm thuê bao điện thoại cố định và thuê bao điện thoại di động. Đây là một trong những yếu tố để đánh giá sự tiến bộ của một xã hội, tiếp thu được những công nghệ tiên tiến của các nước phát triển trên thế giới theo xu hướng hiện đại hóa và tồn cầu hóa.

4.3.2 Các biến độc lập (biến giải thích)

(a) "tlnongthon" là tỉ lệ dân số của các đơn vị lãnh thổ được Nhà nước quy định là khu vực nông thôn phân theo địa phương.

(b) "tlthanhthi" là tỉ lệ dân số của các đơn vị lãnh thổ được Nhà nước quy định là khu vực thành thị phân theo địa phương.

(c) "tlldQd" là tỉ lệ số lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, xí nghiệp của Nhà nước phân theo địa phương.

(d) "BQgtsxnn" là bình qn giá trị sản xuất nơng nghiệp phân theo địa phương, gồm giá trị sản phẩm (kể cả sản phẩm dở dang) trồng trọt, chăn nuôi, giá trị dịch vụ phục vụ trồng trọt và chăn nuôi, giá trị các hoạt động săn bắt, thuần dưỡng thú và những dịch vụ có liên quan đến hoạt động này.

(e) "BQslltch" là bình qn sản lượng lương thực có hạt phân theo địa phương, bao gồm sản lượng lúa, ngô và các loại cây lương thực có hạt khác như đậu, đỗ, lạc, kê, vừng,..., được sản xuất ra trong một thời kì nhất định. Chỉ tiêu này khơng bao gồm các loại cây chất bột có củ. (f) "BQslkhoai" là bình qn sản lượng khoai thu hoạch được trong năm

phân theo địa phương.

(g) "BQslsan" là bình quân sản lượng sắn thu hoạch được trong năm phân theo địa phương.

4.3. Mã hóa dữ liệu 47 (h) "BQdtntths" là bình qn diện tích được sử dụng cho hoạt động ni trồng thủy sản, tính cả diện tích ao đầm; đối với diện tích ươm, ni giống thủy sản thì bao gồm cả những diện tích phụ trợ cần thiết như ao lắng lọc, ao xả.

(i) "BQslthskt" là bình quân sản lượng thủy sản khai thác, bao gồm sản lượng hải sản khai thác và sản lượng thủy sản khai thác tự nhiên trên các sơng, suối, hồ, đầm, ruộng,ao...

(j) "BQslthsnt" là bình qn sản lượng thủy sản ni trồng, bao gồm tất cả sản lượng các loại thủy sản thu được nhờ kết quả của hoạt động nuôi trồng thủy sản tạo ra.

(k) "BQsobo" là bình qn số bị có tại thời điểm điều tra.

(l) "BQsolon" là bình qn số lợn có tại thời điểm điều tra, bao gồm lợn thịt, lợn nái và lợn giống.

(n) "BQgtsxcn" là bình quân giá trị sản xuất cơng nghiệp, tức là bình qn giá trị các ngành cơng nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp chế biến, sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước được tính theo phương pháp công xưởng bao gồm: doanh thu công nghiệp (doanh thu bán sản phẩm, dịch vụ công nghiệp, bán phế liệu, phế phẩm và doanh thu cho thuê máy móc, thiết bị có kèm theo người điều khiển) và chênh lệch cuối kỳ, đầu kỳ thành phẩm tồn kho, hàng gửi bán và sản phẩm dở dang.

(o) "BQcnNN" là bình qn giá trị sản xuất cơng nghiệp Nhà nước phân theo địa phương.

(p) "BQcnTWql" là bình qn giá trị cơng nghiệp Nhà nước do Trung ương quản lý phân theo địa phương.

(q) "BQcndpql" là bình qn giá trị cơng nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý phân theo địa phương.

4.3. Mã hóa dữ liệu 48 (r) "BQcnvdtnng" là bình qn giá trị cơng nghiệp của khu vực có vốn đầu

tư nước ngồi phân theo địa phương.

(s) "BQcnngNN" là bình qn giá trị sản xuất cơng nghiệp của khu vực ngoài Nhà nước phân theo địa phương.

(t) "BQsodn" là bình quân số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm điều tra.

(u) "BQklhhlc" là bình qn khối lượng hàng hóa ln chuyển, được tính theo khối lượng hàng hóa vận chuyển nhân với quãng đường đã vận chuyển. (c) "BQklhklc" là bình quân khối lượng hành khách luân chuyển, tức là bình quân khối lượng hành khách vận chuyển tính theo chiều dài của quãng đường vận chuyển. Khối lượng hành khách luân chuyển được tính bằng số lượng hành khách vận chuyển nhân với quãng đường đã vận chuyển. Số hành khách luân chuyển ngày càng nhiều chứng tỏ cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải của xã hội đó ngày càng phát triển, thúc đẩy sự giao lưu, thông thương giữa các tỉnh, vùng miền trong cả nước. Đây cũng là một trong những yếu tố để thu hút được vốn đầu tư của nước ngoài, phát triển nền kinh tế xã hội.

Biến "vung" trong bài luận văn này nhận các giá trị 1,2,3,4,5,6 đặc trưng cho 6 vùng kinh tế của cả nước. Cụ thể:

• vung = 1 đặc trưng cho vùng Đồng bằng sông Hồng bao gồm các tỉnh Hà Nội + Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phịng, Hưng n, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.

• vung = 2 đặc trưng cho vùngTrung du và miền núi phía Bắc gồm Hà Gi- ang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên + Lai Châu, Sơn La, Hịa Bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thử nghiệm phân tích dữ liệu kinh tế xã hội việt nam bằng thống kê toán học (Trang 52 - 56)