Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng môi trường nước và đa dạng sinh vật nổi một số hồ của thành phố lạng sơn (Trang 25 - 27)

CHƢƠNG I : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Lạng Sơn

1.4.1 Điều kiện tự nhiên thành phố Lạng Sơn

Thành phố Lạng Sơn nằm giữa một lòng chảo lớn, có dịng sơng Kỳ Cùng chảy qua trung tâm Thành phố đây là dịng sơng chảy ngược. Nó bắt nguồn từ huyện Đình Lập của Lạng Sơn và chảy theo hướng Nam - Bắc về huyện Quảng Tây - Trung Quốc. Thành phố cách thủ đô Hà Nội 154 km, cách biên giới Việt Trung 18 km. Nằm trên trục đường quốc lộ 1A, đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam - Trung Quốc, đường quốc lộ 1B đi Thái Nguyên, đường quốc lộ 4B đi Quảng Ninh, đường quốc Lộ 4A đi Cao Bằng. Thành phố nằm trên nền đá cổ, có độ cao trung bình 250 m so với mực nước biển, gồm các kiểu địa hình: xâm thục bóc mịn, cacxtơ và đá vơi, tích tụ [28, 11].

Ranh giới thành phố Lạng Sơn được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp xã Thạch Đạn, Thụy Hùng – huyện Cao Lộc.

- Phía Nam giáp xã Tân Thành, Yên Trạch – huyện Cao Lộc và xã Vân

- Phía Đơng giáp thị trấn Cao Lộc và các xã Gia Cát, Hợp Thành, Tân Liên – huyện Cao Lộc.

- Phía Tây giáp xã Xuân Long – huyện Cao Lộc và xã Đồng Giáp –

huyện Văn Quan.

 Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên là 7.918,5 ha, trong đó đất sử

dụng cho nông nghiệp là 1.240,56 ha, chiếm 15,66% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất lâm nghiệp đã sử dụng 1.803,7 ha, chiếm 22,78% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất chuyên dùng 631,37 ha, chiếm 7,9% diện tích đất tự nhiên.

- Tài nguyên nước: Thành phố Lạng Sơn có sơng Kỳ Cùng chảy qua địa

phận Thành phố dài 19 km, lưu lượng trung bình là 2.300 m³/s, có suối Lao Ly chảy từ thị trấn Cao Lộc qua khu Kỳ Lừa ra sông Kỳ Cùng và suối Quảng Lạc dài 97 km, rộng 6 – 8 m. Ngồi ra, trong vùng cịn có một số hồ đập vừa và nhỏ như hồ Nà Tâm, hồ Thẩm Sỉnh, Bó Diêm, Lẩu Xá, Bá Chủng, Pị Lng.

- Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản ở Lạng Sơn chủ yếu là đá vôi, đất sét, cát, đá cuội, sỏi... Có 2 mỏ đá vôi chưa xác định được trữ lượng, nhưng chất lượng đá vơi có hàm lượng Cacbonac canxi rất cao đủ điều kiện để sản xuất xi măng. Mỏ đất sét có trữ lượng trên 22 triệu tấn, dùng làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng. Ngồi ra cịn có một trữ lượng nhỏ vàng sa khống, kim loại đen (Mangan), bơxit [27].

1.4.2 Tình hình kinh tế - xã hội

Năm 2007 dân số của Thành phố là trên 148.000 người, trong đó dân số thành thị chiếm 78%, dân số nông thôn chỉ chiếm 22%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,92%. Cư trú tại Thành phố ngoài 4 dân tộc chủ yếu là Kinh, Tày, Nùng, Hoa cịn có các dân tộc Cao Lan, Dao, Sán Dìu, Sán Chỉ, Ngái... Có 89.200 người trong độ tuổi lao động, chiếm 56% dân số, trong đó lao động nơng nghiệp chỉ chiếm 26% so với lao động trong độ tuổi. Số lao động có trình độ chun mơn từ trung cấp trở lên chiếm hơn 10% trong tổng số lao động [11].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng môi trường nước và đa dạng sinh vật nổi một số hồ của thành phố lạng sơn (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)