CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp
Tài liệu, số liệu liên quan tới nội dung nghiên cứu được thu thập từ các cơ
quan, ban ngành liên quan (Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Tĩnh
tầng, phòng Tài nguyên và Mơi trường), Trạm khí tượng thủy văn) và từthư viện, internet, … bao gồm các số liệu về thuỷvăn, thuỷ lực và chất lượng nước.
Các tài liệu, số liệu liên quan tới địa hình tuyến kênh được thu thập tại phòng Kinh tế Hạ tầng, UBND huyện Tĩnh Gia. Tài liệu khí tượng thủy văn về mực nước
và lưu lượng được sử dụng để làm điều kiện biên trên (Q~t), biên dưới (H~t) hoặc
để hiệu chỉnh và kiểm định mơ hình được thu thập từ các trạm thủy văn trong và lân cận vùng nghiên cứu được liệt kê trong Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Mạng lưới quan trắc trong vùng và lân cận
TT Trạm Sông Yếu tốđo Liệt kê tài liệu
1 Tĩnh Gia X T, A, V, E, S 1960 - 2008 1960 - 2001 2 Ngọc Trà Yên H X 1962 - 2008 1963 - 2001 3 Du Xuyên (Vạn Thắng) Bạng H 1964 - 1976 4 Bến Nghè Hoàng Mai Q, H 1971 - 1975
Ghi chú: X - Lượng mưa; T, A - Nhiệt độ, độ ẩm khơng khí; V - Tốc độ gió; E - Lượng bốc hơi; S - Số giờ nắng; H - Mực nước; Q - Lưu lượng
Số liệu chất lượng nước mặt quan trắc tại các điểm lấy mẫu vào năm 2010
thuộc dự án “Nâng cấp, sửa chữa, cải tạo hệ thống tiêu kênh Than huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa” (2010), do Ban Quản lý các dự án, UBND huyện Tĩnh Gia
thực hiện. Các nguồn thải gây ơ nhiễm chính đối với hệ thống lưu vực kênh Than
được nhận diện là nguồn thải từ khu đô thị, từ các làng nghề - tiểu thủ công nghiệp tập trung, hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Các số liệu thuỷ văn, thuỷ lực trước tiên được sử dụng để diễn toán chế độ
thuỷ lực trong hệ thống sông nghiên cứu, làm đầu vào cho bài tốn chất lượng nước,
sau đó kết hợp với các số liệu chất lượng nước để tính tốn mơ phỏng chất lượng
nước trong kênh.