Về tình hình thực hiện tỷ lệ 95% chất thải rắn thông thường, 85% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường trung ương (Trang 60 - 62)

III Phân bổ cho các Bộ, cơ quan

Hình 9 Tỷ lệ che phủ rừng (%), so sánh với chỉ tiêu đặt ra

3.3.7. Về tình hình thực hiện tỷ lệ 95% chất thải rắn thông thường, 85% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn

chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tỷ lệ thu gom chất thải rắn trung bình ở các đơ thị trong cả nƣớc năm 2014 đạt khoảng 85%. Tuy nhiên, tỷ lệ chất thải rắn đô thị đƣợc xử lý hợp vệ sinh trung bình cả nƣớc chỉ đạt khoảng 30%. Đây vẫn là con số rất thấp so với tỷ lệ đƣợc thu gom. Hiện nay tại Việt Nam, xử lý chất thải rắn bằng biện pháp chôn lấp vẫn là chủ yếu, tuy nhiên, theo số liệu thống kê, cho đến nay mới chỉ có 20/100 bãi chơn lấp chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn hợp vệ sinh.

Theo số liệu báo cáo của Bộ Y tế, tỷ lệ bệnh viện có thực hiện phân loại chất thải rắn y tế là 95,6% và thu gom chất thải rắn y tế hàng ngày là 92%. Phƣơng tiện thu gom chất thải y tế nhƣ túi, thùng đựng chất thải, xe đẩy rác, nhà chứa rác còn thiếu và chƣa đồng bộ, hầu hết chƣa đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của Quy chế quản lý chất thải y tế. Chỉ có 50% các bệnh viện trên phân loại, thu gom chất thải rắn y tế đạt yêu cầu theo Quy chế quản lý chất thải y tế.

- Tình hình thu gom, xử lý chất thải rắn đơ thị:

Công tác thu gom CTR đô thị trong những năm gần đây đã đƣợc quan tâm hơn. Các URENCO ở nhiều địa phƣơng đã chú ý trang bị thêm phƣơng tiện và nhân lực cho khâu thu gom. Tuy nhiên, việc đầu tƣ chỉ đƣợc thực hiện với các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh.

Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đơ thị đạt khoảng 80 - 82% trong giai đoạn 2008 -2010 và tăng lên 84% năm 2012, con số này vẫn đƣợc duy trì từ năm 2011.

thải ra mơi trƣờng vứt vào bãi đất, hố đất, ao hồ, hoặc đốt lộ thiên gây ô nhiễm môi trƣờng.

Theo báo cáo của các địa phƣơng, năm 2012, một số đô thị đặc biệt, đơ thị loại 1, có tỷ lệ thu gom đạt mức cao hơn nhƣ Hà Nội đạt khoảng 90 - 95% ở 4 quận nội thành cũ; Tp. Hồ Chí Minh đạt 90 - 97%; Huế, Đà Nẵng, Hải Phòng đều đạt khoảng 90% ở khu vực nội thành, các đơ thị loại 2 cũng có cải thiện đáng kể, đa số các đô thị loại 2 và 3 đều đạt tỷ lệ thu gom ở khu vực nội thành đạt trên 80%. Ở các đơ thị loại 4 và 5 thì cơng tác thu gom đƣợc cải thiện không nhiều do nguồn lực vẫn hạn chế, thu gom phần lớn do các hợp tác xã hoặc tƣ nhân thực hiện nên thiếu vốn đầu tƣ trang thiết bị thu gom. Mặt khác, ý thức ngƣời dân ở các đơ thị này cũng chƣa cao nên có gia đình khơng sử dụng dịch vụ thu gom rác.

Theo số liệu thống kê của các địa phƣơng báo cáo, hiện nay mới chỉ có 22% (8/36) địa phƣơng trên cả nƣớc đã có cơ chế khuyến khích các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phân loại rác thải tại nguồn. Khoảng 50% (16/32) địa phƣơng đã có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia quản lý, thu gom chất thải rắn đơ thị. Tỷ lệ khu dân cƣ có thùng đựng rác tập trung chiếm 54,1% và tỷ lệ % khu vực cơng cộng có thùng thu gom rác đạt 64,85%.

Năm 2012, có khoảng 23% số hộ dân tại các thị trấn và 36% số hộ ở cấp xã tự tiêu hủy chất thải rắn sinh hoạt tại gia đình bằng các hình thức nhƣ chơn lấp, làm chất độn chuồng và đốt thủ công ngay trong vƣờn nhà. Khoảng 36% số hộ dân ở thị trấn và 33% số hộ ở cấp xã đổ bừa bãi ra ven làng, ao, hồ gần khu dân cƣ, bãi sông ... 43% số hộ dân ở thị trấn và 30% số hộ ở nông thơn đƣợc đổ tại các bãi rác tạm có tuổi đời khoảng 3-6 tháng.

- Tình hình thu gom, xử lý chất thải y tế:

Tỷ lệ bệnh viện xử lý chất thải rắn y tế bằng lò đốt là 32%, số bệnh viện hợp đồng với công ty môi trƣờng thuê xử lý là 43,3% và 24,7% bệnh viện xử lý bằng cách thiêu đốt thủ công hoặc tự chôn lấp trong khuôn viên của bệnh viện (chủ yếu ở bệnh viện tuyến huyện và một vài bệnh viện chuyên khoa tại các tỉnh miền núi)

hoặc chuyển chất thải y tế nguy hại đi chôn lấp ở bãi chôn lấp chất thải chung của địa phƣơng. Hiện có 245 lị đốt hai buồng, 127 lị đốt một buồng. Trong đó đa số các lị đốt chƣa có hệ thống xử lý khí thải, cơng suất lò đốt sử dụng chƣa hợp lý, gây ô nhiễm môi trƣờng và hiệu quả sử dụng chƣa cao. Một số lị đốt khơng đƣợc vận hành hoặc không vận hành hết thời gian trong ngày.

Theo số liệu báo cáo từ 47 địa phƣơng trong năm 2012, có 20/47 địa phƣơng xử lý chất thải rắn y tế đạt 83%, trong đó có 12/47 địa phƣơng thống kê xử lý chất thải rắn y tế đạt 100%. Bên cạnh đó, cịn một số địa phƣơng có tỷ lệ xử lý chất thải rắn y tế rất thấp nhƣ: Yên Bái (20%), Sơn La (30%), Bình Thuận (20%), Điện Biên và Hà Nam (43,5%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường trung ương (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)