Tích hợp tư liệu viễn thám trong xây dựng cơ sở dữ liệu GIS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa lý (GIS) huyện lương sơn, tỉnh hòa bình phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và đa dạng sinh học (Trang 26)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Nghiên cứu lựa chọn giải pháp xây dựng CSDL GIS phục vụ sử dụng

1.2.2. Tích hợp tư liệu viễn thám trong xây dựng cơ sở dữ liệu GIS

Khi nói về tích hợp cơng nghệ Viễn thám và GIS (Integration of Remote Sensing and Geographic Information System), người ta dùng viễn thám như một phương tiện cung cấp thông tin, sử dụng ảnh viễn thám mới nhất để cập nhật các đối tượng địa lý mới xuất hiện, sau đó chồng nội dung chuyên đề lên nền bản đồ như một cơ sở để định vị và định lượng. Các thông tin về biến động của đối tượng tự nhiên và môi trường được ghi nhận lại theo thời gian và không gian một cách liên tục và đầy đủ. Sau đó, thơng tin được sắp đặt lại theo yêu cầu, đưa vào cơ sở dữ liệu GIS và xử lý tiếp. Khi công việc cụ thể được tiến hành cho lãnh thổ lớn, các thông tin viễn thám ở dạng raster chiếm nhiều bộ nhớ gây ảnh hưởng cho tiến hành đánh giá và làm các bài tốn địa lí tiếp theo. u cầu vector hóa được đặt ra, có thể bằng máy theo chương trình lập sẵn hoặc khoanh trực tiếp trên màn hình. Nhiều khi cơng nghệ giải đốn bằng mắt được ứng dụng phổ cập và các thông tin thu nhận được số hóa lại để nhập vào HTTĐL, đó là phương pháp được ứng dụng khá nhiều trong thực tế các đơn vị sản xuất hiện nay.

1.2.3 Nguyên tắc gắn kết dữ liệu khơng gian và thuộc tính trong phân tích dữ liệu

Nguyên tắc bao gồm 2 điểm cơ bản sau: - Mơ hình khơng gian đồng nhất:

+ Thống nhất về hệ toạ độ và độ cao Quốc gia + Khử sai số từ số liệu đầu vào

+ Dạng dữ liệu cần có sự tương đương: điểm, đường hoặc diện dùng cho cùng một mơ hình phân tích

+ Tính chặt chẽ trong topology dữ liệu hiển thị + Tính thống nhất của format dữ liệu hiển thị - Mơ hình dữ liệu thuộc tính thống nhất:

+ Dạng dữ liệu thuộc tính dùng cho mơ hình phân tích cần thống nhất: dạng số, dạng kí tự, dạng ngày tháng hoặc dạng memo

+ Số lượng trường dữ liệu thuộc tính cần tương đương + Độ dài trường dữ liệu được xác định

+ Mối liên kết giữa các trường dữ liệu rõ ràng

Hình 7: Minh họa cấu trúc dữ liệu khơng gian và dữ liệu thuộc tính

1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu

1.3.1. Đặc điểm tự nhiên

* Vị trí địa lý

Huyện Lương Sơn nằm ở phía Đơng Bắc tỉnh Hịa Bình, cửa ngõ phía Tây Hà Nội, phía Bắc giáp huyện Quốc Oai và Thạch Thất, phía Đơng giáp huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ (Hà Nội), phía Nam giáp huyện Kim Bơi, phía Tây giáp huyện Kỳ Sơn (tỉnh Hịa Bình). Trung tâm huyện là thị trấn Lương Sơn, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 40km. Trên địa bàn Lương Sơn có đường Quốc lộ 6 (QL6) chạy qua theo hướng Đông - Tây, cắt ngang qua huyện từ khu Năm Lu đến Dốc Kẽm, đi qua thị trấn trung tâm huyện, nối Hà Nội với Thành phố Hồ Bình, đi lên các tỉnh phía Tây bắc; Quốc lộ 21A (nay là đường Hồ Chí Minh) chạy qua rìa một số xã phía Đơng Nam huyện [34].

Xét về mặt vị trí, Lương Sơn được gọi là cửa ngõ phía Tây của Thủ đơ Hà Nội, là điểm cầu nối, giao thoa giữa Hồ Bình với các tỉnh vùng Tây Bắc và Thành phố Hà Nội, lan toả ra toàn vùng Hà Nội rồi tới các tỉnh đồng bằng sơng Hồng. Vị trí này tạo ra những lợi thế đặc biệt cho huyện trong phát triển kinh tế, nhất là thương mại dịch vụ, giao thông vận tải, hậu cần, khoa học công nghệ, du lịch, giáo dục, giao lưu hàng hố đa dạng, phong phú.

* Địa hình của huyện Lương Sơn

Về địa hình, Lương Sơn là huyện vùng thấp bán sơn địa, có địa hình phổ biến là núi thấp và đồng bằng. Độ cao trung bình của tồn huyện so với mực nước biển là 251 m, có địa thế nghiêng đều theo chiều từ Tây Bắc xuống Đơng Nam. Như vậy, địa hình của Lương Sơn có thể hệ thống thành những dạng: (1) vùng địa hình đồi núi: bao gồm vùng núi cao xen kẽ đồi thấp thuộc dãy Trường Sơn, có độ dốc trung bình 20-30%, trong đó có nhiều dãy núi thấp chạy dài xen kẽ các khối núi đá vơi với những hang động hoặc có nhiều khe suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo đan xen tạo nên cảnh sắc đẹp. (2) Vùng địa hình bằng phẳng, bao gồm chủ yếu ở phía Bắc QL6, các xã phía Nam huyện, độ dốc khoảng 3-5%, cao độ trung bình khoảng 15-30m. (3) Khu vực trũng thấp ven sơng Bùi, phía Nam quốc lộ 6 có cao độ dao động từ 10-12m.

Dựa trên yếu tố địa hình kết hợp với vị trí địa lý, Lương Sơn có thể chia thành 4 tiểu vùng:

(1) Tiểu vùng phía Bắc huyện bao gồm Thị trấn Lương Sơn và các xã:

Lâm Sơn, Hoà Sơn, Tân Vinh, Nhuận Trạch: có địa hình cao nhất, gồm những dãy núi cao xen kẽ đồi thấp hình bát úp, ở giữa là thung lũng rộng bằng phẳng, có hệ thống sơng (sông Bùi) và hồ, tạo nên cảnh quan thiên nhiên đẹp, phong phú. Vùng này có vị trí địa lý thuận lợi, gần Hà Nội, có đường quốc lộ 6 chạy qua, là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Hồ Bình và vùng Tây Bắc với vùng Hà Nội.

(2) Tiểu vùng Đông Nam huyện, bao gồm các xã: Thành Lập, Trung

Sơn, Liên Sơn, Tiến Sơn, Cao Thắng, Cao Dương, Thanh Lương: địa hình cao, có nhiều núi đã vôi, núi đất, xen kẽ hang động nhũ đá; vị trí địa lý giáp Hà Nội, có trục đường quốc lộ 21 (nay là đường Hồ Chí Minh chạy dài men theo các xã.

(3) Vùng Tây Nam huyện bao gồm 4 xã: Trường Sơn, Cao Răm, Cư

n, Hợp Hồ: địa hình cao, nhiều đồi núi thấp; đây thuộc vùng sâu, xa của huyện, hệ thống giao thông không thuận lợi. Khơng những thế, phía cuối vùng (cao Răm, Trường Sơn) gần như bị “chặn” do bị che chắn bởi hệ thống núi đất.

(4) Vùng phía Nam huyện bao gồm các xã: Tân Thanh, Hợp Châu, Long Sơn, và Hợp Thanh: vùng đất thấp, đồng bằng; đây là vùng có vị trí địa lý quan trọng về an ninh quốc phòng.

Yếu tố địa hình nói trên đã tạo cho Lương Sơn khả năng phát triển một nền kinh tế tổng hợp cả nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), lâm nghiệp, kinh tế vườn đồi, công nghiệp vật liệu xây dựng, thương mại dịch vụ, dụ lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

* Khí hậu thủy văn

Lương Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 23°C. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.769,50 mm nhưng phân bổ không đều, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung vào các tháng 7, 8, 9. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa thường khơng đáng kế. Độ ẩm trung bình năm là 84,5%, và sự chênh lệch giữa các tháng khá lớn, tháng cao nhất (tháng 3) là 90% và tháng thấp nhất (tháng 12) là 30%.

Chế độ thuỷ văn trên địa bàn huyện được chi phối bởi hệ thống sông, suối và hồ đập. Sông Bùi là con sơng nhỏ, ngắn, lại dốc, có chiều dài 12km, bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn, chảy qua xã Cao Răm, Tân Vinh, và Thị

trấn, sau đó chảy vào sông Đáy tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội). Sông Bùi ảnh hưởng quan trọng đối với hiện tượng thuỷ văn của các xã phía Bắc huyện. Phía Nam huyện có sơng Song Huỳnh chảy qua địa phận hai xã Cao Thắng, Cao Dương, có độ dài khoảng 6 km, góp phần cung cấp nguồn nước mặt cho các xã khu vực này. Trên địa bàn huyện có 6 hồ và khoảng 15 con suối, đây là nguồn thuỷ văn quan trọng cung cấp cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của dân cư.

Điều kiện khí hậu, thuỷ văn, sơng ngịi đã tạo cho Lương Sơn những thuận lợi trong phát triển nơng nghiệp, đa dạng hố các loại vật nuôi, cây trồng, thâm canh tăng vụ và phát triển lâm nghiệp. Hệ thống sông suối, hồ đập không những là nguồn tài nguyên cung cấp nước cho sản xuất và đời sống nhân dân mà cịn có tác dụng điều hồ khí hậu, cải thiện mơi trường sinh thái và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

* Đất đai, tài nguyên

• Đất đai

Xét về tính chất đất: đất đai của huyện Lương Sơn được chia làm nhiều loại có nguồn gốc phát sinh khác nhau, trong đó, các loại chính là:

- Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa. Loại đất này chiếm tỷ trọng cao nhất và phân bố ở khắp các xã trong huyện, trừ 5 xã vùng phía Nam huyện, nhiều nhất là ở các xã vùng Tây Nam. Loại đất này phù hợp với cây ăn quả, cây công nghiệp và trồng rừng.

- Đất đồng bằng, đất phù sa sông Bùi, sông Song Huỳnh và các con suối nhỏ; đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ. Loại đất này chủ yếu tập trung ở vùng thấp phía Bắc, Nam. Loại đất này thích hợp trồng lúa, rau và hoa mầu.

- Đất xói mịn trơ sỏi đá do hậu quả của chặt phá rừng trước đây, chủ yếu tập trung các xã vùng Tây Nam, Đông Nam. Loại đất này tầng canh tác mỏng, khó khai thác để sản xuất nơng nghiệp

• Tài nguyên

- Trên địa bàn huyện Lương Sơn có các loại khống sản trữ lượng lớn đó là: đá vơi, đá xây dựng, đất sét, đá Bazan, quặng đa kim. Lương Sơn được cung cấp chủ yếu bằng 3 nguồn chính: nước ngầm, nước mặt, và nước mưa tự nhiên. Bên cạnh đó huyện cũng là nơi có tiềm năng phát triển du lịch danh lam thắng cảnh, tiềm năng du lịch văn hố, lịch sử. huyện có nhiều danh lam thắng cảnh, di chỉ khảo cổ học, hệ thống hang động, núi đá tự nhiên, đa dạng như: hang Trầm, hang Rồng, mái đá Diềm, núi Vua Bà, động Đá Bạc, Động Long Tiên, động Mầu... Lương Sơn cũng là một huyện có nguồn tài ngun du lịch văn hố vật thế và phi vật thế lớn.

1.3.2. Các đặc điểm kinh tế xã hội

* Dân số, lao động

Dân số toàn huyện (năm 2016) là 99.658 người, tổng số hộ là 22.551 hộ. Số người trong độ tuổi lao động là 46.768 người, trong đó lao động trong độ tuổi trong lĩnh vực nông nghiệp là 43.118 người. Dân tộc sinh sống chủ yếu là dân tộc Mường, Kinh, Dao. Bình quân mỗi hộ có từ 4 -5 người, tuy nhiên số lao động bình qn trong mỗi hộ tồn xã chỉ là 2 lao động/hộ.

Chi tiết của từng xã được thể hiện ở bảng 3.

Lương Sơn là huyện đông dân, tốc độ tăng trưởng dân số nhanh hơn mức chung của tỉnh. Đây là một thuận lợi về khả năng cung cấp lực lượng lao động cho phát triển kinh tế xã hội của huyện, cũng như tạo ra một thị trường tiêu thụ hàng hoá tiêu dùng rộng lớn so với các địa phương khác trong tỉnh. Tuy vậy, nó cũng là một thách thức lớn cho huyện trong việc phát triển khu dân cư, nhà ở, khu đô thị, cũng như vấn đề an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Bảng 3. Hiện trạng dân số, lao động huyện Lương Sơn năm 2016 TT Xã, Thị trấn Dân số TT Xã, Thị trấn Dân số (người) Lao động (người) Số HGĐ (hộ) 1 Hòa Sơn 7032 3201 1531 2 Nhuận Trạch 5014 2761 1176 3 Cư Yên 3972 2701 875 4 Hợp Hòa 2599 1700 573 5 Cao Răm 4567 2201 1032 6 Tân Vinh 4366 2749 1122 7 Trường Sơn 2352 1600 524 8 Lâm Sơn 4292 1600 953 9 TT Lương Sơn 16367 4048 3500 10 Liên Sơn 4236 2467 1072 11 Thành Lập 3456 1897 842 12 Trung Sơn 4378 1200 998 13 Tiên Sơn 3686 2260 787 14 Tân Thành 5931 3200 1500 15 Họp Châu 4148 2350 918 16 Long Sơn 4300 1975 940 17 Họp Thanh 4500 2410 945 18 Thanh Lương 3830 2030 868 19 Cao Thăng 5782 2200 1370 20 Cao Dương 4850 2218 1025 Toàn huyện 99658 46768 22551

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện, năm 2016, [34])

Trình độ dân trí và tay nghề của người lao động hiện tại chưa cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt thấp, chưa bảo đảm nhu cầu cho một huyện thuộc vùng động lực tăng trưởng của tỉnh Hồ Bình và đang có xu hướng chuyến dịch cơ cấu kinh tế mạnh sang các ngành công nghiệp và dịch vụ.

* Đặc điểm hệ thống cơ sở hạ tầng

- Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm: giao thông, thuỷ lợi, điện, bưu chính viễn thơng (kinh tế - kỹ thuật); trường học, bệnh viện, trạm y tế, nhà văn hoá, trung tâm học tập cộng đồng (xã hội), … đã được trang bị mạng lưới khá rộng

khắp và phủ kín trên tồn địa bàn huyện. Một số nét phản ánh đặc điểm rõ nét nhất của hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện thể hiện như sau:

- Hệ thống giao thông: Trên địa bàn huyện chỉ có duy nhất một loại hình giao thơng đường bộ; hệ thống sơng suối trên địa bàn huyện có độ dốc lớn, lịng hẹp và ngắn nên khơng thể sử dụng được cho giao thông thuỷ. Hệ thống đường bộ giữ vai trò chủ đạo trong vận chuyển hàng hoá và hành khách, hai tuyến đường quốc lộ chạy qua huyện có chất lượng tốt. Hệ thống đường tỉnh lộ và giao thông nông thôn vừa thiếu, bị chia cắt và vừa kém chất lượng: ngắn, hẹp, đường cấp phối là chủ yếu (khoảng 70% tổng số độ dài của các tuyến đường)

- Hệ thống cơ sở hạ tầng cấp thốt nước hiện nay nhìn chung chưa phù hợp và không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của huyện hiện tại và trong tương lai: hệ thống cấp nước chủ yếu theo phương thức tự chảy, chỉ có khoảng 60% dân số huyện được hưởng lợi từ hệ thống cấp nước huyện, nhiều xã, nhất là vùng Tây Nam huyện rất khó khăn về nguồn nước kể cả cho đời sống và cho sản xuất. Hệ thống thoát nước chủ yếu vẫn là tự chảy, tự thấm và thốt theo địa hình tự nhiên ra các khu vực trũng (trừ khu vực thị trấn).

- Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác như điện, bưu chính viễn thơng, hệ thống xử lý rác thải và vệ sinh mơi trường nhìn chung đã được trang bị theo diện rộng và hiện đang hoạt động tốt, tuy vậy nếu tương lai, kinh tế, xã hội phát triển theo hướng trở thành vùng động lực của tồn tỉnh thì cần phải được bổ sung thêm về số lượng và hoàn chỉnh chất lượng.

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Tồn bộ lớp thơng tin về địa hình tỷ lệ 1/25.000 như mơ hình số độ cao, hệ thống giao thông, hệ thống thủy văn, dân cư cơ sở hạ tầng, ranh giới huyện, xã và các lớp phủ thực vật. Từ những dữ liệu trên là cơ sở để xây dựng tiếp các lớp thông tin chuyên đề về các hệ sinh thái và đa dạng sinh học.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu trong phạm vi lãnh thổ huyện Lương Sơn, được chia thành 20 đơn vị hành chính, bao gồm 19 xã và 1 thị trấn (Cao Răm, Cư Yên, Hòa Sơn, Hợp Hòa, Lâm Sơn, Liên Sơn, Nhuận Trạch, Tân Vinh, Thành Lập, Tiến Sơn, Trường Sơn, Trung Sơn, Tân Thành, Cao Dương, Hợp Châu, Cao Thắng, Long Sơn, Thanh Lương, Hợp Thanh và Thị trấn Lương Sơn). Trung tâm huyện đóng tại thị trấn Lương Sơn- Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện; cách Thủ đơ Hà Nội khoảng 40 km về phía Tây và cách thành phố Hịa Bình khoảng 30 km về phía Đơng. Có đường quốc lộ số 6A, đường Hồ Chí Minh đi qua, có tài nguyên phong phú và nguồn lao động dồi dào.

Trong giới hạn của phạm vi nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa hình và bản đồ định hướng sử dụng hợp lý HST với tỷ lệ 1/25.000 cho huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập, phân tích tổng hợp tài liệu thứ cấp

- Thu thập các tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu; kế thừa chọn lọc các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong phạm vi nghiên cứu;

- Phân tích, tổng hợp tài liệu để hỗ trợ cho việc xây dựng bản đồ chuyên đề.

2.3.2. Phương pháp điều tra thực địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa lý (GIS) huyện lương sơn, tỉnh hòa bình phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và đa dạng sinh học (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)