CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.3.2. Các đặc điểm kinh tế xã hội
* Dân số, lao động
Dân số toàn huyện (năm 2016) là 99.658 người, tổng số hộ là 22.551 hộ. Số người trong độ tuổi lao động là 46.768 người, trong đó lao động trong độ tuổi trong lĩnh vực nông nghiệp là 43.118 người. Dân tộc sinh sống chủ yếu là dân tộc Mường, Kinh, Dao. Bình quân mỗi hộ có từ 4 -5 người, tuy nhiên số lao động bình quân trong mỗi hộ toàn xã chỉ là 2 lao động/hộ.
Chi tiết của từng xã được thể hiện ở bảng 3.
Lương Sơn là huyện đông dân, tốc độ tăng trưởng dân số nhanh hơn mức chung của tỉnh. Đây là một thuận lợi về khả năng cung cấp lực lượng lao động cho phát triển kinh tế xã hội của huyện, cũng như tạo ra một thị trường tiêu thụ hàng hoá tiêu dùng rộng lớn so với các địa phương khác trong tỉnh. Tuy vậy, nó cũng là một thách thức lớn cho huyện trong việc phát triển khu dân cư, nhà ở, khu đô thị, cũng như vấn đề an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Bảng 3. Hiện trạng dân số, lao động huyện Lương Sơn năm 2016 TT Xã, Thị trấn Dân số TT Xã, Thị trấn Dân số (người) Lao động (người) Số HGĐ (hộ) 1 Hòa Sơn 7032 3201 1531 2 Nhuận Trạch 5014 2761 1176 3 Cư Yên 3972 2701 875 4 Hợp Hòa 2599 1700 573 5 Cao Răm 4567 2201 1032 6 Tân Vinh 4366 2749 1122 7 Trường Sơn 2352 1600 524 8 Lâm Sơn 4292 1600 953 9 TT Lương Sơn 16367 4048 3500 10 Liên Sơn 4236 2467 1072 11 Thành Lập 3456 1897 842 12 Trung Sơn 4378 1200 998 13 Tiên Sơn 3686 2260 787 14 Tân Thành 5931 3200 1500 15 Họp Châu 4148 2350 918 16 Long Sơn 4300 1975 940 17 Họp Thanh 4500 2410 945 18 Thanh Lương 3830 2030 868 19 Cao Thăng 5782 2200 1370 20 Cao Dương 4850 2218 1025 Toàn huyện 99658 46768 22551
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện, năm 2016, [34])
Trình độ dân trí và tay nghề của người lao động hiện tại chưa cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt thấp, chưa bảo đảm nhu cầu cho một huyện thuộc vùng động lực tăng trưởng của tỉnh Hồ Bình và đang có xu hướng chuyến dịch cơ cấu kinh tế mạnh sang các ngành công nghiệp và dịch vụ.
* Đặc điểm hệ thống cơ sở hạ tầng
- Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm: giao thơng, thuỷ lợi, điện, bưu chính viễn thơng (kinh tế - kỹ thuật); trường học, bệnh viện, trạm y tế, nhà văn hoá, trung tâm học tập cộng đồng (xã hội), … đã được trang bị mạng lưới khá rộng
khắp và phủ kín trên tồn địa bàn huyện. Một số nét phản ánh đặc điểm rõ nét nhất của hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện thể hiện như sau:
- Hệ thống giao thông: Trên địa bàn huyện chỉ có duy nhất một loại hình giao thơng đường bộ; hệ thống sơng suối trên địa bàn huyện có độ dốc lớn, lịng hẹp và ngắn nên khơng thể sử dụng được cho giao thông thuỷ. Hệ thống đường bộ giữ vai trò chủ đạo trong vận chuyển hàng hoá và hành khách, hai tuyến đường quốc lộ chạy qua huyện có chất lượng tốt. Hệ thống đường tỉnh lộ và giao thông nông thôn vừa thiếu, bị chia cắt và vừa kém chất lượng: ngắn, hẹp, đường cấp phối là chủ yếu (khoảng 70% tổng số độ dài của các tuyến đường)
- Hệ thống cơ sở hạ tầng cấp thoát nước hiện nay nhìn chung chưa phù hợp và khơng đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của huyện hiện tại và trong tương lai: hệ thống cấp nước chủ yếu theo phương thức tự chảy, chỉ có khoảng 60% dân số huyện được hưởng lợi từ hệ thống cấp nước huyện, nhiều xã, nhất là vùng Tây Nam huyện rất khó khăn về nguồn nước kể cả cho đời sống và cho sản xuất. Hệ thống thoát nước chủ yếu vẫn là tự chảy, tự thấm và thốt theo địa hình tự nhiên ra các khu vực trũng (trừ khu vực thị trấn).
- Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác như điện, bưu chính viễn thơng, hệ thống xử lý rác thải và vệ sinh mơi trường nhìn chung đã được trang bị theo diện rộng và hiện đang hoạt động tốt, tuy vậy nếu tương lai, kinh tế, xã hội phát triển theo hướng trở thành vùng động lực của tồn tỉnh thì cần phải được bổ sung thêm về số lượng và hoàn chỉnh chất lượng.