ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa lý (GIS) huyện lương sơn, tỉnh hòa bình phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và đa dạng sinh học (Trang 34 - 39)

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Tồn bộ lớp thơng tin về địa hình tỷ lệ 1/25.000 như mơ hình số độ cao, hệ thống giao thông, hệ thống thủy văn, dân cư cơ sở hạ tầng, ranh giới huyện, xã và các lớp phủ thực vật. Từ những dữ liệu trên là cơ sở để xây dựng tiếp các lớp thông tin chuyên đề về các hệ sinh thái và đa dạng sinh học.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu trong phạm vi lãnh thổ huyện Lương Sơn, được chia thành 20 đơn vị hành chính, bao gồm 19 xã và 1 thị trấn (Cao Răm, Cư Yên, Hòa Sơn, Hợp Hòa, Lâm Sơn, Liên Sơn, Nhuận Trạch, Tân Vinh, Thành Lập, Tiến Sơn, Trường Sơn, Trung Sơn, Tân Thành, Cao Dương, Hợp Châu, Cao Thắng, Long Sơn, Thanh Lương, Hợp Thanh và Thị trấn Lương Sơn). Trung tâm huyện đóng tại thị trấn Lương Sơn- Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện; cách Thủ đơ Hà Nội khoảng 40 km về phía Tây và cách thành phố Hịa Bình khoảng 30 km về phía Đơng. Có đường quốc lộ số 6A, đường Hồ Chí Minh đi qua, có tài nguyên phong phú và nguồn lao động dồi dào.

Trong giới hạn của phạm vi nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa hình và bản đồ định hướng sử dụng hợp lý HST với tỷ lệ 1/25.000 cho huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập, phân tích tổng hợp tài liệu thứ cấp

- Thu thập các tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu; kế thừa chọn lọc các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong phạm vi nghiên cứu;

- Phân tích, tổng hợp tài liệu để hỗ trợ cho việc xây dựng bản đồ chuyên đề.

2.3.2. Phương pháp điều tra thực địa

- Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; thu thập dữ liệu, tài liệu, có liên quan đến luận văn và kế thừa tài liệu của PGS. TS Trần Văn Thụy trong thời gian từ 2015 đến 2016. Ô tiêu chuẩn với diện tích 1600m2 - 2000m2 được xác định để đo đạc tất cả các cây gỗ cây bụi và dây leo có đường kính ngang ngực (vùng cơ bản cao khoảng 1,37m tính từ mặt đất lên) lớn hơn 10cm, độ cao được đo theo phương pháp chuẩn mực thực tế với những cây dưới 10m và được đo theo phương pháp tam giác đồng dạng với những cây cao trên 10m. Ðộ cao từ mặt đất tới cành phân nhánh đầu tiên cũng được quan tâm để sử dụng tính sinh khối.

Ơ tiêu chuẩn có kích thuớc nhỏ hơn 31,5m x 31,5m (0,1 ha) được thiết lập để: - Thống kê chi tiết các cá thể của tầng cây bụi, cây gỗ tái sinh, tầng tre nứa, định loại tất cả các lồi có trong ơ.

Từ ơ này thiết lập các ô 10m x 10m dể do tất cả các cá thể cây bụi về mật độ, sinh khối.

Ô tiêu chuẩn 2m x 2m đo sinh khối cỏ dưới tán.

- Thu thập, làm sáng tỏ các thông tin, đối tượng trong phạm vi nghiên cứu trong q trình giải đốn ảnh viễn thám. Dùng bản đồ và ảnh vệ tinh để tăng cuờng khả năng phân tích lập vùng điều tra chuẩn trên thực địa. Các điểm khảo sát và tuyến khảo sát được thiết lập trải rộng qua tất cả các đơn vị của các hệ sinh thái khác nhau. Các điểm khảo sát được định vị toạ độ bằng GPS trên bản đồ. Từ đó thiết lập hệ thống tuyến khảo sát và các hệ thống điểm quan sát lấy mẫu. Tuyến khảo sát được thiết lập qua tất cả hệ sinh thái.

2.3.3. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu GIS

Download ảnh Google Earth năm 2017 để phân tích giải đốn dựa trên các tài liệu kế thừa và tư liệu của quá trình điều tra thực địa. Trong phân tích, cấu trúc CSDL GIS, sử dụng phần mềm Mapinfo 15.0 để phân tích chồng xếp các lớp thông tin cũng như định dạng các lớp thông tin để liên kết với các

phần mềm chuyên nghiệp khác như ArcGIS, MicroStation SE. Đây là nguyên tắc sử dụng các phần mềm tương thích nhằm xây dựng CSDL và phân tích tổng hợp dữ liệu theo các ngun tắc tổ hợp khơng gian địa lí. Xây dựng các trường dữ liệu trong phần mềm Mapinfo 15.0, hoàn chỉnh dữ liệu và liên kết được trong bộ phần mềm ArcGIS. Thông tin các hệ sinh thái được biểu đạt dưới dạng bản đồ chuyên đề là một công cụ cần thiết cho công tác quản lý hệ sinh thái (HST), bảo vệ tài nguyên một cách có hiệu quả, từ đó định hướng bảo tồn và phát triển bền vững.

Bước 1: Thiết kế Geodatabase: CSDL của đề tài được thiết kế chung cho cả hai phần: CSDL nền và CSDL chuyên đề hệ sinh thái.

Việc quản lý dữ liệu được thao tác trên phần mềm Mapinfo 15.0 Geodatabase. Các đối tượng trong Feature Dataset thuộc nhóm cơ sở dữ liệu nền cần thống nhất về project, chuẩn project của Việt Nam là VN-2000 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Import hệ tọa độ chuẩn VN-2000 có các thơng số như sau:

False_Easting: 500000.00000000 False_Northing: 0.00000000 Central_Meridian: 105.00000000 Latitude_Of_Origin: 0.00000000 Scale reduction Factor: 0.99990000

Geographic Coordinate System: GCS_WGS_1984 Datum: D_WGS_1984

Angular Unit: Degree

Bước 2: Đưa ảnh về đúng hệ tọa độ VN2000 Bước 3: Tạo file seed chuẩn hệ tọa độ VN2000

Bước 4: Tiến hành số hóa các đối tượng theo Quy định kỹ thuật số hóa bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 ban hành theo quyết định số 70/2000/QĐ-ĐC

ngày 25 tháng 2 năm 2000 của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính trên phần mềm MicroStation SE.

1. File cơ sở: LuongSon_CS: khung, lưới tọa độ được chạy trên phần mềm MGE Grid Generation.

2. File thủy văn: LuongSon_TH

Hình 8: Mẫu giải đốn sơng, suối và ao hồ

3. File địa hình: LuongSon_DH: được chạy từ DEM trên phần mềm ArcGIS

4. File giao thơng: LuongSon_GT

5. File dân cư: LuongSon_DC

Hình 10: Mẫu giải đoán các vùng dân cư

6. File ranh giới: LuongSon_RG: kế thừa từ các mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000 (FA79b, FA80a và FA80c)

7. File thực vật: LuongSon_TV

Hình 11: Mẫu giải đốn các vùng hiện trạng hệ sinh thái

Bước 5: Xuất các file đã số hóa từ phần mềm MicroStation SE sang phần mềm Mapinfo.

Bước 6: Xây dựng CSDL cho các lớp thông tin

Bước 7: Biên tập bản đồ hiện trạng các HST và bản đồ định hướng sử dụng hợp lý các HST theo tỷ lệ 1/25.000

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa lý (GIS) huyện lương sơn, tỉnh hòa bình phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và đa dạng sinh học (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)