CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.3.1. Đặc điểm tự nhiên
* Vị trí địa lý
Huyện Lương Sơn nằm ở phía Đơng Bắc tỉnh Hịa Bình, cửa ngõ phía Tây Hà Nội, phía Bắc giáp huyện Quốc Oai và Thạch Thất, phía Đơng giáp huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ (Hà Nội), phía Nam giáp huyện Kim Bơi, phía Tây giáp huyện Kỳ Sơn (tỉnh Hịa Bình). Trung tâm huyện là thị trấn Lương Sơn, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 40km. Trên địa bàn Lương Sơn có đường Quốc lộ 6 (QL6) chạy qua theo hướng Đông - Tây, cắt ngang qua huyện từ khu Năm Lu đến Dốc Kẽm, đi qua thị trấn trung tâm huyện, nối Hà Nội với Thành phố Hồ Bình, đi lên các tỉnh phía Tây bắc; Quốc lộ 21A (nay là đường Hồ Chí Minh) chạy qua rìa một số xã phía Đơng Nam huyện [34].
Xét về mặt vị trí, Lương Sơn được gọi là cửa ngõ phía Tây của Thủ đơ Hà Nội, là điểm cầu nối, giao thoa giữa Hồ Bình với các tỉnh vùng Tây Bắc và Thành phố Hà Nội, lan toả ra toàn vùng Hà Nội rồi tới các tỉnh đồng bằng sơng Hồng. Vị trí này tạo ra những lợi thế đặc biệt cho huyện trong phát triển kinh tế, nhất là thương mại dịch vụ, giao thông vận tải, hậu cần, khoa học công nghệ, du lịch, giáo dục, giao lưu hàng hoá đa dạng, phong phú.
* Địa hình của huyện Lương Sơn
Về địa hình, Lương Sơn là huyện vùng thấp bán sơn địa, có địa hình phổ biến là núi thấp và đồng bằng. Độ cao trung bình của tồn huyện so với mực nước biển là 251 m, có địa thế nghiêng đều theo chiều từ Tây Bắc xuống Đơng Nam. Như vậy, địa hình của Lương Sơn có thể hệ thống thành những dạng: (1) vùng địa hình đồi núi: bao gồm vùng núi cao xen kẽ đồi thấp thuộc dãy Trường Sơn, có độ dốc trung bình 20-30%, trong đó có nhiều dãy núi thấp chạy dài xen kẽ các khối núi đá vơi với những hang động hoặc có nhiều khe suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo đan xen tạo nên cảnh sắc đẹp. (2) Vùng địa hình bằng phẳng, bao gồm chủ yếu ở phía Bắc QL6, các xã phía Nam huyện, độ dốc khoảng 3-5%, cao độ trung bình khoảng 15-30m. (3) Khu vực trũng thấp ven sông Bùi, phía Nam quốc lộ 6 có cao độ dao động từ 10-12m.
Dựa trên yếu tố địa hình kết hợp với vị trí địa lý, Lương Sơn có thể chia thành 4 tiểu vùng:
(1) Tiểu vùng phía Bắc huyện bao gồm Thị trấn Lương Sơn và các xã:
Lâm Sơn, Hoà Sơn, Tân Vinh, Nhuận Trạch: có địa hình cao nhất, gồm những dãy núi cao xen kẽ đồi thấp hình bát úp, ở giữa là thung lũng rộng bằng phẳng, có hệ thống sông (sông Bùi) và hồ, tạo nên cảnh quan thiên nhiên đẹp, phong phú. Vùng này có vị trí địa lý thuận lợi, gần Hà Nội, có đường quốc lộ 6 chạy qua, là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Hồ Bình và vùng Tây Bắc với vùng Hà Nội.
(2) Tiểu vùng Đông Nam huyện, bao gồm các xã: Thành Lập, Trung
Sơn, Liên Sơn, Tiến Sơn, Cao Thắng, Cao Dương, Thanh Lương: địa hình cao, có nhiều núi đã vơi, núi đất, xen kẽ hang động nhũ đá; vị trí địa lý giáp Hà Nội, có trục đường quốc lộ 21 (nay là đường Hồ Chí Minh chạy dài men theo các xã.
(3) Vùng Tây Nam huyện bao gồm 4 xã: Trường Sơn, Cao Răm, Cư
n, Hợp Hồ: địa hình cao, nhiều đồi núi thấp; đây thuộc vùng sâu, xa của huyện, hệ thống giao thông không thuận lợi. Khơng những thế, phía cuối vùng (cao Răm, Trường Sơn) gần như bị “chặn” do bị che chắn bởi hệ thống núi đất.
(4) Vùng phía Nam huyện bao gồm các xã: Tân Thanh, Hợp Châu, Long Sơn, và Hợp Thanh: vùng đất thấp, đồng bằng; đây là vùng có vị trí địa lý quan trọng về an ninh quốc phịng.
Yếu tố địa hình nói trên đã tạo cho Lương Sơn khả năng phát triển một nền kinh tế tổng hợp cả nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), lâm nghiệp, kinh tế vườn đồi, công nghiệp vật liệu xây dựng, thương mại dịch vụ, dụ lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
* Khí hậu thủy văn
Lương Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 23°C. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.769,50 mm nhưng phân bổ khơng đều, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung vào các tháng 7, 8, 9. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa thường không đáng kế. Độ ẩm trung bình năm là 84,5%, và sự chênh lệch giữa các tháng khá lớn, tháng cao nhất (tháng 3) là 90% và tháng thấp nhất (tháng 12) là 30%.
Chế độ thuỷ văn trên địa bàn huyện được chi phối bởi hệ thống sông, suối và hồ đập. Sông Bùi là con sơng nhỏ, ngắn, lại dốc, có chiều dài 12km, bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn, chảy qua xã Cao Răm, Tân Vinh, và Thị
trấn, sau đó chảy vào sông Đáy tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội). Sông Bùi ảnh hưởng quan trọng đối với hiện tượng thuỷ văn của các xã phía Bắc huyện. Phía Nam huyện có sơng Song Huỳnh chảy qua địa phận hai xã Cao Thắng, Cao Dương, có độ dài khoảng 6 km, góp phần cung cấp nguồn nước mặt cho các xã khu vực này. Trên địa bàn huyện có 6 hồ và khoảng 15 con suối, đây là nguồn thuỷ văn quan trọng cung cấp cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của dân cư.
Điều kiện khí hậu, thuỷ văn, sơng ngịi đã tạo cho Lương Sơn những thuận lợi trong phát triển nơng nghiệp, đa dạng hố các loại vật nuôi, cây trồng, thâm canh tăng vụ và phát triển lâm nghiệp. Hệ thống sông suối, hồ đập không những là nguồn tài nguyên cung cấp nước cho sản xuất và đời sống nhân dân mà cịn có tác dụng điều hồ khí hậu, cải thiện mơi trường sinh thái và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
* Đất đai, tài ngun
• Đất đai
Xét về tính chất đất: đất đai của huyện Lương Sơn được chia làm nhiều loại có nguồn gốc phát sinh khác nhau, trong đó, các loại chính là:
- Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa. Loại đất này chiếm tỷ trọng cao nhất và phân bố ở khắp các xã trong huyện, trừ 5 xã vùng phía Nam huyện, nhiều nhất là ở các xã vùng Tây Nam. Loại đất này phù hợp với cây ăn quả, cây công nghiệp và trồng rừng.
- Đất đồng bằng, đất phù sa sông Bùi, sông Song Huỳnh và các con suối nhỏ; đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ. Loại đất này chủ yếu tập trung ở vùng thấp phía Bắc, Nam. Loại đất này thích hợp trồng lúa, rau và hoa mầu.
- Đất xói mịn trơ sỏi đá do hậu quả của chặt phá rừng trước đây, chủ yếu tập trung các xã vùng Tây Nam, Đông Nam. Loại đất này tầng canh tác mỏng, khó khai thác để sản xuất nơng nghiệp
• Tài ngun
- Trên địa bàn huyện Lương Sơn có các loại khống sản trữ lượng lớn đó là: đá vơi, đá xây dựng, đất sét, đá Bazan, quặng đa kim. Lương Sơn được cung cấp chủ yếu bằng 3 nguồn chính: nước ngầm, nước mặt, và nước mưa tự nhiên. Bên cạnh đó huyện cũng là nơi có tiềm năng phát triển du lịch danh lam thắng cảnh, tiềm năng du lịch văn hố, lịch sử. huyện có nhiều danh lam thắng cảnh, di chỉ khảo cổ học, hệ thống hang động, núi đá tự nhiên, đa dạng như: hang Trầm, hang Rồng, mái đá Diềm, núi Vua Bà, động Đá Bạc, Động Long Tiên, động Mầu... Lương Sơn cũng là một huyện có nguồn tài nguyên du lịch văn hoá vật thế và phi vật thế lớn.