ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu vai trò và khả năng xây dựng vành đai xanh theo quy hoạch phát triển thủ đô hà nội (Trang 45 - 50)

2.1. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu

2.1.1. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian lãnh thổ

Khu vực nghiên cứu của luận văn là khu vực Vành đai xanh đƣợc quy hoạch theo định hƣớng Quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội, bao gồm 4 quận, huyện (Từ Liêm, Thanh Trì, Hà Đơng, Hồng Mai).

Về thời gian nghiên cứu

- Các số liệu, dữ liệu tổng hợp của năm 2011 và quý I/2012.

- Nguồn số liệu đƣợc tập hợp thông qua: các cơng trình nghiên cứu, Cục thống kê TP Hà Nội, các website...

- Thời gian tiến hành nghiên cứu: Từ tháng 5/2012 đến tháng 11/2012

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu

Khu vực vành đai xanh Hà Nội đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1259/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu các khái niệm liên quan

- Khái quát thực trạng vành đai xanh tại khu vực Hà nội

- Nghiên cứu định hƣớng phát triển vành đai xanh phù hợp với quy hoạch thủ đô Hà Nội và đề xuất một số hƣớng phát triển Vành đai xanh.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu

Phƣơng pháp này dựa trên tính kế thừa các nghiên cứu trƣớc đây về vành đai xanh và các quy hoạch phát triển đơ thị trong và ngồi nƣớc. Tài liệu tham khảo ở nhiều dạng: sách, báo cáo, các bài báo, luận văn tốt nghiệp có nội dung về:

- Tổng quan về không gian xanh, vành đai xanh, hành lang xanh, quy hoạch môi trƣờng, quy hoạch đơ thị

- Bản báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu - Các hƣớng phát triển vành đai xanh

Dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp thu nhận đƣợc tác giả tìm hiểu các hƣớng nghiên cứu chính theo các cách tiếp cận khác nhau, đƣa ra ý tƣởng riêng của mình, xây dựng cơ sở khoa học trong quá trình nghiên cứu và đề xuất mơ hình phát triển khu vực vành đai xanh theo hƣớng phát triển thủ đô Hà Nội

2.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát

2.3.2.1. Mục đích

- Khảo sát điều tra để kiểm chứng cho các tài liệu thu thập đƣợc, chú ý đến những sự thay đổi, đƣợc thực hiện song song khi xây dựng bản đồ.

- Lựa chọn những khu vực nên phát triển vành đai xanh

- Nắm đƣợc đặc điểm của từng khu vực để có quy hoạch và thiết kế vành đai xanh hợp lý

2.3.2.2. Địa điểm và lịch trình khảo sát

Bảng 2.1 – Lịch trình khảo sát

Ngày Tuyến khảo sát

22 – 27/9/2012 Khu vực các xã thuộc Vành đai xanh của huyện Từ Liêm

29 – 2/10/2012 Khu vực các xã thuộc Vành đai xanh của huyện Thanh Trì

4 – 7/10/2012 Khu vực các phƣờng thuộc Vành đai xanh của quận Hà Đông

8 – 11/10/2012 Khu vực các phƣờng thuộc Vành đai xanh của quận Hoàng Mai

2.3.3. Phương pháp lập bản đồ

- Quá trình xử lý đo vẽ khảo sát ngoại nghiệp - Quá trình xử lý tổng hợp nội nghiệp

- Sử dụng phầm mềm ArcGis để lập bản đồ, gồm các bƣớc:

Bƣớc 1. Khi đã chuẩn bị hết dữ liệu là các file Huyen.shp, Xa.shp, KhuDanCu.shp,

NuocMat.shp, DatNongNghiep.shp, DuongGiaoThong.shp.

Ta khởi động phần mềm ArcGis từ Menu Start/ Programs/ ArcGis/ ArcMap. Giao diện ArcGis xuất hiện.

Bƣớc 2. Nhập lớp dữ liệu đã chuẩn bị vào ArcMap. Từ giao diện của ArcGis nhấp

chuột vào cửa sổ Add Data hiện ra:

Lựa chọn đƣờng dẫn đến lớp dữ liệu cần nhập vào bản đồ rồi nhấp Add. Khi đó giao diện ArcMap sẽ nạp nội dung bản đồ lên màn hình:

Bƣớc 3. Hiển thị các lớp

Trong TOC nhấp chuột phải vào lớp dữ liệu mà mình muốn thay đổi ví dụ ở đây là lớp DatNongNghiep chọn Properties chọn Symbology/ Categories/ Unique value

Trong Value Field chọn trƣờng mình muốn hiển thị là Ten. Sau đó chọn Add All Values và nhấp OK.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu vai trò và khả năng xây dựng vành đai xanh theo quy hoạch phát triển thủ đô hà nội (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)