.6 – Một số ao hồ tại huyện Thanh Trì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu vai trò và khả năng xây dựng vành đai xanh theo quy hoạch phát triển thủ đô hà nội (Trang 61)

3.1.3. Tổng hợp hiện trạng một số khu vực trong Vành đai xanh của Hà Nội

Khu vực Vành đai xanh là tổng hợp của rất nhiều yếu tố (hệ thống nông nghiệp, giao thông, mặt nƣớc, khu dân cƣ,...). Trong khu vực Vành đai xanh, diện tích đất nơng nghiệp và đất khu dân cƣ chiếm tỷ lệ khá nhiều (lần lƣợt là 36,01% và 36,32%). Hƣớng phát triển Vành đai xanh của Thủ đơ Hà Nội là giữ lại diện tích đất nơng nghiệp, đảm bảo an ninh lƣơng thực, tạo cảnh quan sinh thái phù hợp với điều kiện sống của con ngƣời. Do đó, đề tài sẽ có những định hƣớng phát triển khu vực theo hƣớng phát triển bền vững, phù hợp với quy hoạch của Nhà nƣớc.

3.2. Phân tích vai trị, chức năng của Vành đai xanh trong phát triển của thủ đô Hà Nội đô Hà Nội

Một thành phố “sống” khơng phải là một hịn đảo. Quá trình trao đổi chất của nó gắn với các hệ sinh thái xung quanh, con ngƣời và văn hóa của nó kết nối với các tế bào đơ thị có khả năng sống khác để tạo thành một mơ sống và phát triển, đó mới là nhà sản xuất chính, khơng phải là một hệ thống ký sinh (Nguồn: Dự án

quy hoạch Goa đến năm 2100). Khu vực Vành đai xanh của vùng lõi thủ đô Hà Nội

cũng vậy, Vành đai xanh có vai trị rất quan trọng trong phát triển của Thủ đô Hà Nội. Ngoài những tác dụng về việc cải thiện điều kiện vi khí hậu (hạ thấp nhiệt độ và tăng độ ẩm khơng khí, giảm tốc độ gió...) và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng khơng khí (giảm nồng độ bụi, giữ lại các chất độc hại, giảm tiếng ồn, tiêu diệt vi khuẩn...), Vành đai xanh cịn có vai trị quan trọng nhƣ:

Vành đai xanh là cầu nối giữa vùng trung tâm thủ đô Hà Nội với thiên nhiên

Vành đai xanh với những đặc điểm là vùng đất tự nhiên chƣa hoặc ít bị tác động bởi các hoạt động của con ngƣời. Có thể nói, Vành đai xanh là một phần của thiên nhiên, một cảnh quan tự nhiên của các khu đô thị, khu dân cƣ sầm uất, mang lại nhiều lợi ích cho môi trƣờng sống của con ngƣời. Vành đai xanh chính là một cầu nối quan trọng tạo nên sự liên kết giữa thiên nhiên với con ngƣời, con ngƣời phát triển nhƣng vẫn luôn gần gũi với thiên nhiên.

Vành đai xanh dọc sông Nhuệ là Vành đai xanh lớn của Hà Nội, có vai trị rất quan trọng trong việc giúp dân cƣ trong vùng trung tâm Thủ đô Hà Nội gần gũi hơn với tự nhiên. Với nhịp độ cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa ngày càng tăng, cơng việc của mỗi ngƣời càng ngày càng bận rộn và căng thẳng, giao thông đông đúc, khơng khí bức bối bởi những tịa nhà cao ốc càng làm cho tinh thần con ngƣời thêm mệt mỏi. Vành đai xanh sẽ là những cầu nối hữu hiệu đƣa con ngƣời đến với thiên nhiên, với khơng khí trong lành thống mát, tạm thời tránh đƣợc những ngột ngạt bức bí của khu đơ thị chật chội, chen lấn. Việc tạo ra những khu vui chơi giải trí, nghỉ dƣỡng, thƣ giãn cho ngƣời dân, đặc biệt là các loại hình du lịch sinh thái, du

lịch gắn liền với thiên nhiên sẽ là một hƣớng phát triển đúng đắn và thu hút đƣợc nhiều sự quan tâm yêu thích của ngƣời dân trong đơ thị và các du khách nƣớc ngồi. Ngồi ra, nhờ có hệ sinh thái đƣợc duy trì một cách tự nhiên, khi mƣa rơi xuống nƣớc ngấm vào trong đất, thay vì nƣớc mƣa đƣợc tiêu thốt nhanh ra sơng thơng qua các cống bê tơng nên có thể tránh đƣợc tình trạng ngập lụt ở khu vực Hà Nội.

Hình 3.7 – Cơng viên n Sở Hình 3.8 – Cơng viên Hà Đông

Các vành đai xanh giúp hạn chế việc mở rộng quá mức của đô thị và giữ lại

đất trong nông nghiệp, lâm nghiệp

Các vành đai xanh cũng đóng vai trị quan trọng trong việc hạn chế việc đô thị hóa q mức, khơng để đơ thị lan tỏa vơ tổ chức cả ở đô thị và nông thôn nhƣ hiện nay. Theo quy hoạch chung phát triển thủ đơ, Hà Nội sẽ hình thành 5 đơ thị vệ tinh là Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên – Phú Minh và Sóc Sơn. Các đơ thị này đều nằm ngoài khu vực Vành đai xanh, ra xa vùng lõi trung tâm Hà Nội, tạo điều kiện cho sự phát triển đồng đều về dân số, kinh tế của ngƣời dân.

Hiện nay, Hà Nội với q trình tăng tốc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đơ thị khơng tránh khỏi sự phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp, khu chung cƣ, khu đô thị mới, biệt thự... Vấn đề là các chính sách kế hoạch, quy hoạch phát triển chƣa đủ tính khả thi, khi vẫn cịn tình trạng chồng chéo các dự án xây dựng, diện tích đất nơng, lâm nghiệp bị giảm dần dành chỗ cho phát triển công nghiệp. Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến hết tháng 6/2012, trên địa bàn thành phố có khoảng 655 biệt thự và 574 nhà liền kề đã hồn thành phần thơ hoặc bề

ngoài nhƣng chƣa đƣa vào sử dụng. Riêng các cơng trình chung cƣ, trong tổng số 14.300 căn hộ đã hồn thành có 178 căn chƣa đƣa vào sử dụng, chiếm khoảng 1%. Việc phát triển đô thị mạnh mẽ đã làm thu hẹp diện tích xanh của thủ đô Hà Nội một cách đáng kể.

Việc hình thành và phát triển vành đai xanh sẽ có tác dụng giữ lại bản sắc văn hóa, tổ chức đặc thù của vùng nông thôn. Đây là một trong những vai trị vơ cùng to lớn của việc phát triển vành đai xanh của Hà Nội.

Tạo cảnh quan hấp dẫn gần nơi mà người dân sinh sống

Những vùng đất Vành đai xanh với sự phát triển tự nhiên của các loài cây, cỏ, hoa hoặc những dải cây xanh đƣợc con ngƣời trồng lên sẽ tạo khung cảnh thiên nhiên xanh mát làm đẹp cho khu vực. Tính tự nhiên đó tạo ra những cảnh quan dễ chịu thích hợp với con ngƣời, phong phú thêm nội dung nghệ thuật kiến trúc thành phố Hà Nội. Những công viên, hàng cây xanh dọc các tuyến đƣờng giao thông nằm trong khu dân cƣ, đan xen với các cơng trình kiến trúc hiện đại của đơ thị tạo nên những cảnh quan hài hòa cho khu vực. Đây là một dạng cảnh quan hấp dẫn, gần gũi thiên nhiên đƣợc tạo nên bởi vành đai xanh khu vực đơ thị vừa có tác dụng làm đẹp không gian sống vừa tạo sự gần gũi với thiên nhiên.

Ý nghĩa kinh tế

Vành đai xanh gắn liền với nông nghiệp – lâm nghiệp trong khu vực phát triển, giữ đƣợc vành đai xanh là giữ đất nông – lâm nghiệp, mang lại nhiều cái lợi cho Hà Nội trên đà đơ thị hóa mạnh mẽ. Xuất phát từ một nƣớc nơng nghiệp, phát triển nông nghiệp vẫn là một trong những thế mạnh kinh tế của nƣớc ta. Hà Nội với nhiều cơng trình phát triển cơng nghiệp, xây dựng nhƣng diện tích đất nơng nghiệp cũng chiếm một phần khơng nhỏ: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Đơng xn đạt 164,4 nghìn ha. Đến nay, tồn thành phố đã thu hoạch đƣợc 76,1 nghìn ha lúa xuân, đạt 75% tổng diện tích cấy. Một số huyện đã thu hoạch trên 90% diện tích nhƣ: Thanh Oai, Ứng Hoà, Mỹ Đức và thị xã Sơn Tây... năng suất lúa và hoa màu vụ xuân, nhìn chung đạt khá với sản lƣợng lƣơng thực vụ đơng xn 705,3 nghìn tấn. Năng suất một số cây nhƣ khoai lang, khoai sọ, đậu tƣơng, rau các loại cũng

tăng khá. Ngoài ra cịn một số lồi cây lâu năm, cây ăn quả, cây công nghiệp cũng cho năng xuất thu hoạch cao. Việc duy trì diện tích đất sản xuất nơng nghiệp mang lại nhiều lợi ích đối với ngƣời dân trong thành phố. Trƣớc hết là giảm chi phí vận chuyển, ngƣời dân trong khu vực nội thành Hà Nội sẽ không phải chờ những thực phẩm từ xa chuyển tới, thực phẩm đƣợc cung cấp từ đây, không vận chuyển, không xăng dầu, không gây hại đến môi trƣờng, không tạo sức ép quá lớn tới giao thông. Thứ hai, việc phát triển nông nghiệp nhƣ một hƣớng tạo vành đai xanh quanh khu vực sinh sống sẽ tạo điều kiện giúp ngƣời dân hình thành các hầm biogas, một hình thức sử dụng nhiên liệu sạch, tiết kiệm đƣợc năng lƣợng, bảo vệ môi trƣờng. Thứ 3, duy trì sản xuất nơng nghiệp đồng nghĩa với việc lƣu giữ và tiếp nối những nét văn hóa truyền thống trong nghề nơng của ngƣời dân địa phƣơng. Ngồi nguồn lợi kinh tế trực tiếp thu đƣợc từ sản phẩm nơng nghiệp, việc hình thành những khu chuyên sản xuất hoa cây cảnh làm thành điểm tham quan du lịch nhƣ một số xã ngoại thành thuộc huyện Từ Liêm sẽ thu hút nhiều sự quan tâm của ngƣời dân trong nƣớc và khách du lịch nƣớc ngoài.

3.3. Một số định hƣớng phát triển khu vực vành đai xanh theo hƣớng phát triển Thủ đô Hà Nội triển Thủ đô Hà Nội

Việc phát triển khu vực Vành đai xanh phù hợp với điều kiện thực tế và mang lại hiệu quả cao là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Trong khu vực Vành đai xanh theo quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội, hiện trạng khu vực có nhiều khu vực dân cƣ hiện hữu, xen cài với diện tích nơng nghiệp, khu công nghiệp, giao thông. Phát triển bền vững khu vực Vành đai xanh khơng chỉ đơn giản là có nhiều cây xanh mà gồm 3 giải pháp chủ yếu: (1) sử dụng hiệu quả năng lƣợng, nƣớc và các nguồn khác, (2) bảo vệ sức khỏe của con ngƣời, đảm bảo an ninh lƣơng thực và nâng cao hiệu quả hoạt động của con ngƣời, (3) giảm chất thải, khả năng gây ô nhiễm và tăng chất lƣợng môi trƣờng sống. Theo quan điểm ngày nay, bền vững sinh thái và bền vững kinh tế rõ ràng phải đi cùng với nhau – và sức mạnh tổng hợp của hai yếu tố này sẽ đem lại những lợi ích lâu dài và nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân. Từ việc nghiên cứu thực trạng khu vực Vành đai xanh của

vùng lõi thủ đô Hà Nội, tôi đề xuất một số định hƣớng để phát triển khu vực Vành đai xanh chẳng hạn nhƣ tăng tỷ lệ không gian xanh cho khu dân cƣ, xây dựng hệ thống giao thơng thân thiện, hoặc định hƣớng các tịa nhà, khu dân cƣ sử dụng năng lƣợng hiệu quả hơn, nhấn mạnh đến hoạt động kinh tế bền vững, đổi mới, toàn diện và dễ phục hồi trong bối cảnh một hệ thống văn hóa và giá trị rộng lớn hơn. Tích hợp các hệ thống tự nhiên với cơ sở hạ tầng là điều có thể thực hiện đƣợc thông qua cơ sở hạ tầng xanh và kỹ thuật xây dựng sinh thái. Cơ sở hạ tầng xanh chính là quang cảnh thiên nhiên của khu vực, nghĩa là, sự hòa trộn của cây xanh, cây bụi, hàng rào, vƣờn, mái nhà xanh, các thảm cỏ, công viên và các sông, ao hồ.

3.3.1. Định hướng phát triển khu dân cư sinh thái trong vành đai xanh

a. Đối với vùng nông thôn mới:

Trƣớc hết phải nói về tổ chức khơng gian điển hình nhà ở Việt truyền thống: ngơi nhà + sân + vƣờn + ao, một cấu trúc sinh thái đặc trƣng. Ngơi nhà chính bao gồm ba hoặc năm gian, nhiều khi thêm hai chái. Nhà là một không gian thống nhất, tạo điều kiện tối ƣu cho khơng khí lƣu thơng, đặc biệt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm. Hàng hiên và sân sạch là những nhân tố chuyển tiếp mềm, từ thiên nhiên vào nhà và ngƣợc lại. Vƣờn không chỉ cung cấp rau quả, củi và vật liệu xây dựng; nó là phƣơng tiện điều tiết khí hậu trong khn viên nhà. Ao là một phát minh kỳ lạ về mặt sinh thái của văn minh cƣ trú Việt: đào ao lấy đất đắp nền, lấy nơi thả bèo và thả cá; tắm giặt, thốt nƣớc mƣa, làm mát khơng khí. Kiến trúc này vừa mở tối đa vào mùa hạ và lại vừa khép kín ở chừng mực có thể vào mùa đơng.

Nhƣ vậy, không gian nhà Việt cổ truyền đƣợc triển khai theo sơ đồ khép. Cuộc sống cũng diễn ra theo sơ đồ khép. Đầu vào và đầu ra cùng một nơi. Mọi chất thải đều tiêu tan tại chỗ hoặc ngay trên cánh đồng làng. Kiến trúc hầu hết có nguồn gốc hữu cơ, khơng có móng, cũng tự xóa dấu vết. Thiên nhiên bị dùng cả ngàn vạn năm và trăm kiếp, ít bị suy chuyển.

Song, với sự đơ thị hố quá nhanh đã làm mất đi sự cân bằng giữa Kiến trúc – Con ngƣời – Thiên nhiên. Do vậy, con ngƣời đã phải tìm ra cách để lấy lại sự cân bằng đó.

Trong khu vực Vành đai xanh có rất nhiều khu dân cƣ hiện hữu (nhƣ đã đánh giá ở phần 1). Các khu dân cƣ này chủ yếu là dân bản địa, đã sống lâu năm tại khu đất đó. Chính bởi vậy, đề tài đề xuất định hƣớng phát triển các nhà ở sinh thái tại các khu vực dân cƣ. Phát triển khu dân cƣ sinh thái không chỉ phát triển theo hƣớng tăng diện tích xanh của cây trồng mà cịn có thể tạo ra các khu dân cƣ sinh thái, tiết kiệm năng lƣợng, vệ sinh sạch sẽ. Các giải pháp công nghệ đơn giản nhƣ lắp đặt thiết bị cách điện trong nhà hoặc sử dụng các vòi nƣớc đƣợc thiết kế hiệu quả thƣờng tiết kiệm đƣợc nhiều chi phí hơn so với nhiều loại cơng nghệ mới.

Nguồn: [10]

Hình 3.9 – Định hƣớng phát triển nhà sinh thái thích hợp cho địa phƣơng

Hƣớng phát triển này dựa trên nguyên tắc tiết kiệm năng lƣợng, vệ sinh sạch sẽ và thân thiện với mơi trƣờng. Việc lắp đặt các tuabin thơng gió có tác dụng giảm nhiệt trong phịng kín, tăng lƣợng khí lƣu thơng đi vào nhà. Ngồi ra cịn tạo các hƣớng gió thơng thống đi qua các phòng khách, phòng học, phòng làm việc và ra ngồi qua cửa chính, cửa sổ, cửa mái, tránh đi qua phịng ngủ. Nƣớc mƣa sẽ theo đƣờng ống, mái nhà... chảy tới hệ thống ống dẫn đến bể chứa nƣớc mƣa. Tại đây nƣớc mƣa sẽ đƣợc tận dụng vào việc tƣới cây trong vƣờn hoặc sử dụng làm nƣớc sinh hoạt (xả toa-lét, rửa xe...). Sử dụng nƣớc mƣa cho việc tƣới vƣờn và sinh hoạt

sẽ giảm lƣợng đáng kể nƣớc sạch trong cuộc sống hàng ngày của ngƣời dân. Đối với điện trong nhà thì một phần điện và nƣớc nóng sử dụng trong nhà sẽ đƣợc lấy từ giàn pin năng lƣợng mặt trời. Năng lƣợng từ mỗi một tấm pin mặt trời có diện tích

1m2 sẽ cung cấp đƣợc khoảng 100kwh mỗi năm, tƣơng đƣơng với năng lƣợng đƣợc

sử dụng cho 3m2 không gian nhà ở (Nguồn: [10]). Năng lƣợng mặt trời có những

ƣu điểm nhƣ: sạch, chi phí nhiên liệu và bảo dƣỡng thấp, an toàn cho ngƣời sử dụng... Đồng thời, việc phát triển giàn pin năng lƣợng mặt trời sẽ góp phần thay thế các nguồn năng lƣợng hóa thạch, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ mơi trƣờng. Vì thế, đây đƣợc coi là nguồn năng lƣợng quý giá, có thể thay thế những dạng năng lƣợng cũ đang ngày càng cạn kiệt. Toàn bộ lƣợng nƣớc thải sinh hoạt trong gia đình sẽ đƣợc dẫn ra bể phốt, xử lý nƣớc thải sơ bộ, sau đó dẫn ra ao thủy sinh. Nƣớc từ ao thủy sinh này cũng có thể dùng trong việc tƣới cây, rau trồng trong vƣờn, vừa đảm bảo vệ sinh, vừa tiết kiệm tối đa lƣợng nƣớc cấp vào việc tƣới tiêu. Bên cạnh đó thì rác thải sinh hoạt của hộ gia đình cũng là một vấn đề lớn. Thơng thƣờng, khối lƣợng rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn/ngoại thành là 0,3 – 0,5kg/ngƣời/ngày (Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2011 về Chất thải rắn). Lƣợng rác thải sinh hoạt này sẽ đƣợc phân chia thành các loại (rác thải hữu cơ, rác thải vơ cơ...), sau đó lƣợng rác này sẽ đƣợc tái sử dụng hoặc bán phế liệu. Các loại rác thải hữu cơ phát sinh trong gia đình sẽ đƣợc đƣa vào thùng ủ phân compost. Ủ phân compost là giải pháp đƣợc sử dụng rộng rãi tại các nƣớc có hệ thống phân loại tốt, trên cơ sở quá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu vai trò và khả năng xây dựng vành đai xanh theo quy hoạch phát triển thủ đô hà nội (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)