Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 2016 phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất quận 12, thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 40 - 42)

1.3.1 .Quan điểm nghiên cứu

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔ

2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

2.1.3.1. Tài nguyên đất:

- Về diện tích: Tồn Quận có tổng diện tích tự nhiên là 5.724,90 ha, được chia thành 03 đơn vị chú giải bản đồ thuộc 02 nhóm đất. Trong đó, nhóm đất phèn có diện tích lớn nhất: 2.648 ha, nhóm đất xám: 2.269 ha.

Bảng 2: Các đơn vị phân loại đất ở Quận 12 TÊN ĐẤT TÊN ĐẤT

HIỆU

DIỆN TÍCH

Theo phân loại Việt Nam Tên tương đương FAO/

WRB

(ha) (%)

I/ Nhóm đất phèn 2.648 50,20

1. Đất phèn tiềm tàng sâu Endoproto-Thionic Fluvisols Sp 2.648 50,20

II/ Nhóm đất xám 2.269 43,01

2. Đất xám trên phù sa cổ Plinthic/ Frric/ Haplic AC/

Dystric Plinthosols X 2.061 39,07

3. Đất xám gley Gleyic Acrisols/ Gleyic Lixisols Xg 208 3,94

VII/ Sông, suối, hồ… 356 6,79

2.1.3.2. Tài nguyên nước: a. Tài nguyên nước mặt:

Nhìn chung, nguồn nước mặt của Quận 12 khá phong phú do sơng Sài Gịn cung cấp thông qua hệ thống sông rạch trên địa bàn Quận: sông Vàm Thuật, sông Bến Thượng, rạch Bến Cát, Trần Quang Cơ, kênh Tham Lương và các kênh rạch nhỏ phân bố khá dày ở khu vực phía Đơng Quận. Hiện tại, nguồn tài nguyên nước mặt được người dân khai thác phục vụ chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt được cung cấp từ nhà máy nước Thủ Đức và nhà máy nước sông Sài Gịn đặt tại xã Tam Hiệp Hóc Mơn.

b. Tài nguyên nước ngầm:

Nhìn chung, Quận 12 có trữ lượng nguồn nước ngầm khá phong phú đặc biệt là khu vực phía Tây Quận trên nền trầm tích Pleitoxen. Nguồn nước ngầm ở khu vực này có trữ lượng lớn và chất lượng tốt có thể khai thác cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất. Hiện tại nguồn nước ngầm đóng vai trò quan trọng trong cung cấp nguồn nước sinh hoạt và sản xuất cho một bộ phận lớn dân cư trên địa bàn Quận: Có 1 trạm khai thác nước ngầm và hơn 3.800 giếng khoan riêng lẻ. Tổng trữ lượng khai thác toàn Quận khoảng 24.000m3/ngày.

Về đặc điểm và chất lượng nước ngầm:

- Theo tài liệu bản đồ địa chất thủy văn TP.HCM, tỷ 1/50.000, nguồn nước ngầm trên địa bàn Quận 12 tồn tại ở các tầng chứa nước chính sau: Tầng chứa nước Pleistocen trên (qp3); Tầng chứa nước Pleistocen giữa trên (qp2-3); Tầng chứa nước Pleistocen dưới (qp1); Tầng chứa nước Pliocen giữa (n22); Tầng chứa nước Pliocen dưới (n21); Tầng chứa nước Miocen trên (n13).

- Thành phần hóa học và chất lượng: Bản đồ địa chất thủy văn thể hiện loại hình hóa học chủ yếu của nước dưới đất qua thành phần các ion chủ yếu. Các anion gồm: HCO3-, Cl-, SO42-; Các cation gồm: Ca2+, Na+, Mg2+. Chỉ tiêu độ tổng khống hóa (ký hiệu là M) được tính bằng gam/lít (g/l) và được phân chia như sau: Nước nhạt (M<1g/l); Nước lợ và nước mặn (M>3g/l). Theo tài liệu bản đồ này thì địa phận Quận 12 thuộc khu vực có M< 1g/l.

Mặc dù nguồn nước ngầm của Quận được đánh giá là dồi dào tuy nhiên hiện tại việc khai thác này chưa được quy hoạch cụ thể và tình trạng ơ nhiễm do các nguồn chất thải trên địa bàn Quận 12 và các Quận lân cận đã ảnh hưởng đến trữ lượng và chất lượng nguồn nước ngầm. Trong giai đoạn tới cần tăng cường công tác quản lý, giám sát đối với nguồn tài nguyên này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 2016 phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất quận 12, thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)