Những nguyên nhân chủ yếu liên quan đến biến động sử dụng đất gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 2016 phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất quận 12, thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 104 - 109)

1.3.1 .Quan điểm nghiên cứu

2.5. PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2010 –

2.5.2. Những nguyên nhân chủ yếu liên quan đến biến động sử dụng đất gia

đoạn 2010 - 2016.

- Việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất của Quận 12 vừa qua đã là cơ sở cho việc phát triển KTXH của quận theo hướng quy hoạch ngành, vùng, khu vực một cách hợp lý. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của quận, tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực đất đai, thực hiện tốt và sử dụng hiệu quả đất đai trên địa bàn. Làm ổn định tình hình an ninh trật tự, giải quyết các nhu cầu an sinh xã hội, giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường trong q trình phát triển đơ thị gây ra... Tuy nhiên, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đạt tỷ lệ rất thấp so với quy hoạch đề ra, phần lớn các hạng mục cơng trình, dự án chưa được thực hiện cần điều chỉnh trong kỳ quy hoạch tiếp theo. Tồn tại trên là do một số nguyên nhân sau:

+ Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và sự suy giảm của thị trường bất động sản dẫn đến mức đầu tư vốn của các nhà đầu tư vào các dự án phát triển nhà ở, các dự án kinh doanh, thương mại là rất ít.

+ Việc thắt chặt chi tiêu ngân sách của nhà nước đã giảm nguồn vốn đầu tư công đối với xây dựng các cơng trình cơng cộng và cơ sở hạ tầng vì vậy phần lớn các cơng trình cơng cộng chưa được triển khai thực hiện trong kỳ quy hoạch.

- Việc khai thác sử dụng đất chưa có hiệu quả cao, nhất là quỹ đất nông nghiệp trong các dự án quy hoạch đất phi nông nghiệp. Phần lớn diện tích đất nông nghiệp trong các dự án này đã bỏ hoang không canh tác trong một thời gian dài, điều đó gây lãng phí nguồn tài nguyên đất đai. Tồn tại trên là do một số nguyên nhân sau:

+ Hầu hết các dự án trên địa bàn Quận, trước khi lập hồ sơ xin giao đất thì các chủ đầu đã tiến hành nhận chuyển nhượng diện tích đất nơng nghiệp từ các hộ dân. Nhưng do thị trường bất động sản sụt giảm, và thiếu vốn đầu tư nên các chủ đầu tư đã bỏ hoang phần diện tích đất nơng nghiệp thuộc các dự án.

+ Chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng cịn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tiễn, giá đền bù khi giải tỏa còn thấp so với giá thực tế đặc biệt là giá đất nông nghiệp trong khu dân cư, vì vậy việc giải phóng mặt bằng để thực hiện

các dự án thường kéo dài nên đất nông nghiệp cũng bị bỏ hoang để chờ hoàn tất các thủ tục đầu tư xây dựng.

b. Tình hình phát triển cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

Ngành cơng nghiệp và xây dựng Quận 12 có đà phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2016 là 15%/năm, đóng góp 30% trong GDP tồn Quận. Hiện nay trên địa bàn Quận đã hình thành 1 khu cơng nghiệp đó là khu cơng nghiệp Tân Thới Hiệp với tổng diện tích 44,45 ha và 2 cụm công nghiệp (Cụm công nghiệp Tân Thới Nhất và cụng công nghiệp Hiệp Thành); với các ngành nghề sản xuất chính là dệt, may, sản xuất thực phẩm, chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, sản xuất túi xách, da giầy, trong đó thế mạnh là dệt, may, da giầy. Chính vì sự phát triển mạnh về cơng nghiệp trong giai đoạn vừa qua đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế toàn Quận. Năm 2016, tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng ước tính đạt 4.890 tỷ đồng (theo giá hiện hành), mức tăng trưởng đạt 15,05%.

Về kinh tế – xã hội: Kinh tế phát triển mạnh và chuyển dịch cơ cấu hợp lý. Các ngành kinh tế thương mại dịch vụ và công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đang trên đà phát triển khá nhanh. Với khu công nghiệp Tân Thới Hiệp, 2 cụm công nghiệp Tân Thới Nhất và Hiệp Thành cùng hệ thống các cơ sở thương mại dịch vụ trên địa bàn Quận sẽ tạo động lực phát triển kinh tế và thu hút nhiều lao động. Chính vì sự phát triển mạnh về công nghiệp trong giai đoạn vừa qua đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế toàn Quận.

- Sự phát triển công nghiệp, thương mại – dịch vụ cùng với đơ thị hóa mạnh mẽ, kéo theo nhiều tác động cho môi trường sinh thái và ô nhiễm môi trường.

c. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng, cơng trình xây dựng cơ bản

Do là Quận ven khu vực trung tâm và là Quận mới nên nhìn chung Quận 12 có hệ thống cơ sở hạ tầng còn thấp hơn so với các Quận nội thành khác của Thành Phố Hồ Chí Minh. Tuy rằng, trong những năm gần đây Quận cũng đã đầu tư phát triển khá mạnh về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhưng để phát huy tiềm lực,

thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thì yêu cầu về xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng của Quận là còn rất lớn.

Trong một số năm gần đây Quận 12 tốc độ phát triển đô thị tương đối nhanh. Nhìn chung, bộ mặt đơ thị của Quận ngày càng được cải thiện, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển, khu dân cư được chỉnh trang nâng cấp, cảnh quan đô thị dần được cải thiện, nâng cao.

d. Gia tăng dân số

- Dân số Quận 12 mang đặc thù là Quận nội thành mới phát triển của Thành Hồ Chí Minh là có mật độ dân số chưa cao so với bình quân chung các Quận nội thành và tốc độ tăng dân số khá cao, đặc biệt là tăng dân số cơ học. Theo số liệu thống kê đến năm 2016 dân số Quận 12 là 542.641 người, với 100.524 hộ. Mật độ dân số là 10.291 người/km2 thấp hơn bình quân các Quận nội thành (27.752 người/km2) và cao hơn bình quân các Quận nội thành mới phát triển (6.279 người/km2). Tốc độ tăng dân số chung khá cao, đặc biệt là tăng dân số cơ học: tăng dân số bình quân giai đoạn 2010 - 2016 là 3,98%, trong đó tăng dân số tự nhiên là 1,0%, tăng dân số cơ học là 2,98%. Điều này cho thấy hiện tại Quận đang có sự nhập cư rất lớn từ các tỉnh, chủ yếu trong độ tuổi lao động. Đây là một điều kiện thuận lợi nhưng cũng là một áp lực lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Quận. Tốc độ tăng dân số cao đang là trở ngại rất lớn cho Quận hiện nay và chắc chắn còn sẽ diễn ra trong tương lai.

- Về quy mô cơ cấu lao động: cơ cấu lao động ngành phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao: Năm 2016 Tổng số lao động trong độ tuổi là 399.927 lao động, chiếm gần 74% dân số, trong đó lao động các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ chiếm trên 85%.

- Mật độ dân số: Quận có mật độ dân số còn thấp so với các Quận nội thành Thành Phố, áp lực về vấn đề đơ thị hố chưa cao vì vậy khả năng Quận sẽ đón nhận sự giãn nở lớn của các Quận trung tâm Thành Phố về thương mại dịch vụ và phát triển dân cư.

e. Điều kiện tự nhiên và môi trường:

Quận 12 có khí hậu nhiệt đới gió mùa khá ơn hồ, địa hình tương đối bằng phẳng, Có quỹ đất trên nền phù sa cổ lớn, nhiều cảnh quan sinh thái hữu tình rất thuận lợi cho việc bố trí xây dựng cơng trình và phát triển đơ thị.

Q trình đơ thị hóa tương đối nhanh đã có những ảnh hưởng đáng kể đến mơi trường và tài nguyên thiên nhiên đất và đến cân bằng sinh thái. Tài nguyên đất bị khai thác cạn kiệt để xây dựng đơ thị, làm giảm diện tích cây xanh và mặt nước, gây ngập úng, cùng với nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt, dịch vụ, sản xuất ngày càng tăng làm suy thoái nguồn tài nguyên nước, thiếu khu thu gom tái chế, nhà máy gây ô nhiễm môi trường lớn tại các khu dân cư đông đúc, sản xuất công nghiệp, tái chế, thu gom phế liệu phát triển mạnh làm phát sinh một lượng lớn chất thải. Trong đó chất thải gây nguy hại ngày càng tăng, bùng nổ giao thơng cơ giới gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí và tiếng ồn nghiêm trọng.

Một trong những ngun nhân chính của tình trạng ơ nhiễm mơi trường tại các khu đô thị là vấn đề môi tường chưa được đề cập đầy đủ và quan tâm đúng mức trong quy hoạch xây dựng đơ thị. Bên cạnh đó, các vấn đề cơ sở hạ tầng kỹ thuật sử dụng đất và phân khu chức năng, các cơ sở hạ tầng phục vụ cho hệ thống thu gom, xử lý rác thải, giảm ô nhiễm… chưa đáp ứng nhu cầu.

Nguyên nhân dẫn đến việc các đô thị phải chịu sức ép môi trường ngày càng tăng là việc thiếu các biện pháp hữu hiệu trong chỉ đạo quản lý xây dựng. Tình trạng xây dựng lôn xộn tại các khu sản xuất, thu gom, tái chế là vấn đề lớn, bức xúc đòi hỏi quản lý cấp bách và hiệu quả. Điều này ảnh hưởng đến việc giải quyết hậu quả môi trường sẽ là vô cùng lớn.

Hệ thống bảo vệ môi trường như vành đai xanh chưa được quy hoạch, hệ thống tưới tiêu, sông ngịi, kênh rạch khơng được bảo vệ. Quan điểm về vấn đề cây xanh bảo vệ môi trường chỉ đơn thuần là trồng cây trên đường để che nắng. Việc chọn lựa cây trồng vừa đảm bảo môi trường, vừa đảm bảo cảnh quan đô thị vẫn chưa được chú trọng.

Chương 3: ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC SỬ DỤNG HỢP LÝ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 2016 phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất quận 12, thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)