Tỉ lệ Lactobacillus spp và L reuteri ở khu vực nông thôn và khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân lập và tuyển chọn các chủng lactobacillus spp có hoạt tính probiotic để sản xuất thực phẩm chức năng nhằm nâng cao sức khỏe sinh sản của phụ nữ (Trang 37 - 38)

CHƯƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tỉ lệ Lactobacillus spp và L reuteri ở khu vực nông thôn và khu vực thành

3.1.1. Tỉ lệ Lactobacillus spp và L reuteri ở khu vực nông thôn và khu vực

thị tại một số tỉnh thành miền Bắc Việt Nam và kết quả tuyển chọn chủng Lactobacillus spp. có hoạt tính probiotic định hướng vào sản xuất chế phẩm probiotics giành riêng cho phụ nữ

3.1.1. Tỉ lệ Lactobacillus spp. và L. reuteri ở khu vực nông thôn và khu vựcthành thị tại một số tỉnh thành miền Bắc Việt Nam thành thị tại một số tỉnh thành miền Bắc Việt Nam

Trong tổng số 60 mẫu sữa mẹ thu thập được từ các bà mẹ ở vùng nông thôn và thành thị, các chủng thuộc về Lactobacillus spp. được tìm thấy trên 25 mẫu, chiếm tỉ lệ 41,67% và các chủng L. reuteri được tìm thấy trên 7 mẫu, chiếm tỉ lệ 11,67%. Tỉ lệ Lactobacillus spp. và L. reuteri ở khu vực nông thôn và khu vực thành thị được biểu diễn ở Bảng 2.

Bảng 2. Tỉ lệ Lactobacillus spp. và L. reuteri trong sữa mẹ ở khu vực thành thị và khu vực nông thôn tại một số tỉnh thành miền Bắc Việt Nam

Vi khuẩn Khu vực thành thị Khu vực nông thôn

Lactobacillus spp. 40% (12/30) 43,33% (13/30)

L. reuteri 13,33% (4/30) 10% (3/30)

Kết quả từ Bảng 2 cho thấy khơng có sự khác biệt đáng kể giữa tỉ lệ

Lactobacillus spp. và L. reuteri trong sữa mẹ ở khu vực nông thôn và khu vực thành

thị. Tỉ lệ Lactobacillus spp. và L. reuteri xuất hiện trong sữa mẹ ở khu vực thành thị lần lượt chiếm 40% và 13,33% trong khi đó tỉ lệ này ở khu vực nông thôn lần lượt là 43,33% và 10%. Tuy nhiên, tổng số Lactobacilli trung bình trong sữa của các bà mẹ khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị (1,1x103 so với 3,0x102 CFU/mL). Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, chúng tôi mới chỉ dừng lại ở 60 mẫu sữa mẹ được thu thập từ các bà mẹ sống ở cả nông thôn (30 mẫu) và thành thị (30 mẫu) tại một số tỉnh thành miền Bắc Việt Nam (việc thu thập và phân lập trên mẫu sữa mẹ vẫn tiếp tục được tiến hành). Có thể nói đây là một trong các nghiên cứu đầu tiên về việc phân lập Lactobacillus spp. và đặc biệt chứng minh sự có mặt của L.

reuteri trong sữa mẹ ở phụ nữ cho con bú tại Việt Nam. Mặc dù số mẫu vẫn còn hạn

chế (n = 60), kết quả cho thấy sự có mặt của lồi L. reuteri chiếm tỉ lệ là ~ 12% (7/60). Tỷ lệ này thấp hơn khoảng 3% so với một nghiên cứu tương tự của Gabriela và Ljunggren năm 2008 trên đối tượng sữa mẹ được thu thập từ 7 nước khác nhau: Thụy Điển, Israel, Nam Phi, Nhật Bản, Peru, Hàn Quốc và Đan Mạch với tỉ lệ ~ 15% (32/220) [91]. Tỉ lệ của Lactobacillus spp. và L. reuteri ở 2 nghiên cứu này

tương đối như nhau và khơng có sự khác biệt ở 2 khu vực nơng thôn và thành thị. Bên cạnh đó, tổng số Lactobacilli trung bình trong sữa của bà mẹ khu vực nông thôn vẫn cao hơn khu vực thành thị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân lập và tuyển chọn các chủng lactobacillus spp có hoạt tính probiotic để sản xuất thực phẩm chức năng nhằm nâng cao sức khỏe sinh sản của phụ nữ (Trang 37 - 38)