Hình thái của nấm rơm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng áp dụng mô hình nông nghiệp không chất thải tại xã giao lạc, huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 25)

- Chu kỳ sinh trưởng và phát triển của nấm rơm rất nhanh chóng. Từ lúc trồng đến khi thu hoạch chỉ sau 10 - 12 ngày. Những ngày đầu chúng nhỏ như hạt tấm có màu trắng (giai đoạn đinh ghim), 2 - 3 ngày sau lớn rất nhanh bằng hạt ngô, quả táo, quả trứng (giai đoạn hình trứng), lúc trưởng thành (giai đoạn phát tán bào tử) trơng giống như một chiếc ơ dù, có cấu tạo thành các phần hoàn chỉnh. [3]

1.4.2. Tổng quan về công nghệ trồng nấm rơm từ rơm rạ

1.4.2.1. Thời vụ trồng nấm rơm

Nếu mới trồng nấm lần đầu thì nên trồng vào mùa khơ, để chủ động việc tưới nước. Trồng vào mùa mưa, độ ẩm có thích hợp hơn, nhưng khi mưa liên tiếp làm lạnh mơ nấm, tơ khó phát triển hoặc làm nụ nấm dễ úng. Nếu nắm vững kỹ thuật trồng nấm rơm thì có thể trồng vào mùa mưa.

1.4.2.2. Nguyên liệu

Chọn rơm rạ tốt, đem phơi khô. Rơm rạ bị mục, bị nhiễm thuốc trừ sâu, rầy, rơm lúa bị bệnh mất mùa, trồng nấm nhiều khi khơng lên hoặc có nấm thì năng suất rất thấp. Rơm cịn xanh khơng thể trồng nấm được. Do đó, rơm rạ sau khi thu hoạch về phải được phơi khô, đánh đống, bảo quản tốt.

1.4.2.3. Chọn meo giống

Muốn trồng nấm có năng suất cao, nên đặt meo ở nơi có tín nhiệm. Không lấy meo nhiều nguồn không rõ nguồn gốc. Meo tốt phải đảm bảo các chỉ tiêu sau:

Không bị nhiễm bệnh: Chai meo hạt hoặc bịch meo cọng có các sợi nấm mọc đều từ trên xuống dưới, khơng có khoang, đốm đen, xanh, vàng mà chỉ có màu trắng của tơ hoặc có lốm đốm màu nâu đỏ, nâu hồng của hậu bào tử.

Giống có mùi thơm dễ chịu: Nếu có mùi chua khó chịu là giống đã bị nhiễm vi khuẩn, nấm dại.

Giống không quá già hoặc quá non: Lúc chuẩn bị cấy meo phải coi ngày cấy ghi trên chai. Nếu quá 2 tuần là meo hơi già, meo già có mơ sẹo hay cây nấm mọc trong chai. Màu chai giống chuyển sang vàng, nâu đen là giống quá già. Nếu giống

chưa ăn kín đáy chai hoặc bịch nilong là giống còn non. Nên sử dụng giống đã ăn kín hết đáy chai/túi sau 3 – 4 ngày. Muốn để lâu phải bảo quản ở nhiệt độ lạnh 4 – 8oC kéo dài 30 – 50 ngày.

Vận chuyển giống: Vận chuyển giống phải nhẹ nhành, tránh va chạm mạnh, dựng đứng chai giống nút bơng quay lên phía trên. Về nhà khơng để meo ở nơi quá nóng hoặc quá nắng, khơng làm tuột nút bơng ra ngồi. Ngồi ra khơng để meo nơi có nhiều thuốc BVTV, nên để nơi sạch sẽ, thoáng mát. Sau khi giống mang về phải để 2 ngày cho giống ổn định mới đem đi cấy giống. [3]

1.4.2.4. Xử lý nguyên liệu

Trải rơm ra, tưới nước vôi 1% cho ướt đều rơm vôi (3,5kg vơi hịa với 1.000 lít nước) hoặc ngâm trong nước vơi 48 giờ, sau đó chất thành đống để ủ, cứ mỗi lớp rơm cao 40 - 50cm thì tưới nước vôi 1 lần cho đến khi hết rơm. Đống ủ thường có bề ngang 1,5m, cao 1,5m. Sau đó dùng bao nilon hoặc lá dừa, lá chuối che đậy lại để ủ. Sau khi ủ khoảng 5 - 10 ngày thì có thể dở ra xếp mơ để trồng.

Nguyên liệu quá ướt (khi vắt vài cọng rơm có nước chảy thành dịng) cần trải rộng ra phơi mới đem trồng. Rơm rạ đủ ướt (khi vắt vài cọng rơm có nước chảy thành giọt) là tốt nhất. Nếu khô quá cần bổ sung thêm nước khi đảo đống ủ.

Sử dụng nước vơi để làm ướt rơm rạ có tác dụng làm mềm nguyên liệu, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc và làm tăng độ pH của mơi trường ni, thích hợp cho nấm phát triển. Trong thời gian ủ, có thể bổ sung thêm nguồn phân đạm bằng cách tưới thêm phân N.P.K với liều lượng không quá 0,5% so với nguyên liệu trước khi chất mô. Khi bổ sung urê, nếu pH thấp, độ ẩm cao thì thường xuất hiện nhiều nấm dại, nấm gió. [3]

1.4.2.5. Cách chất mô

Rơm rạ sau khi xử lý, chất thành từng lớp dày 10 - 15cm, rộng 50 - 60cm. Chất khoảng 3 - 4 lớp. Sau khi chất mỗi lớp, tưới nước và dặm lên để rơm trên mặt mơ dẽ chặt, sau đó cấy meo nấm.

Cũng có thể bó rơm rạ lại thành từng bó, đường kính 10 - 15cm. Chất các bó sát nhau thành 2 dãy, mỗi mơ có chiều rộng từ 50 - 60cm. Ở hai đầu mơ, các bó rơm được xếp theo hình rẻ quạt. Lớp trên chất thụt vào so với lớp dưới. [3]

1.4.2.6. Cách cấy meo

Cho meo giống vào thau sạch, xé vụn ra, cấy từng nhúm nhỏ, cách nhau 15 - 20cm. Meo nấm cấy vào mơ cách bìa mơ 5 - 10cm, khơng nên cấy meo sát bìa mơ hoặc q sâu bên trong mơ vì nếu cấy sát bìa, khi tưới nước meo sẽ rơi ra ngồi, cịn nếu cấy meo sâu, nấm mọc bên trong làm cho việc thu hái gặp khó khăn.

Nếu rơm tuốt bằng máy bị rối, có thể dùng khn để chất. Sau khi ủ, lấy rơm nhồi vào khn. Khn thường được làm bằng gỗ, có dạng hình thang rộng 40 - 50cm, dài 60 - 120cm, cao 40cm. Trải một lớp rơm dày 10 - 12cm, cấy một lớp meo giống viền xung quanh, cách mép khuôn 4 - 5cm. Tiếp tục xếp đủ 3 lớp rơm. Lớp trên cùng (lớp thứ 4) trải rộng đều khắp bề mặt. Lượng giống dùng cho mỗi khuôn khoảng 200 - 250g. Sau mỗi lớp cấy dùng tay ấn chặt, nhất là xung quanh thành khn.

Trung bình 1 tấn rơm rạ khơ chất được 75 - 80 mô nấm. Sau khi chất mô, cần phơi 1 - 2 nắng để tránh bề mặt mô quá ẩm ướt, dễ phát sinh nấm dại, mốc. Sau đó, rải rơm rạ vụn xung quanh mô và đốt để vừa sát khuẩn vừa cung cấp thêm chất khoáng cho nấm, sưởi ấm meo giống và kích thích tơ nấm phát triển, sau đó tưới nhẹ lên mơ nấm.

Khi chất mô cần lưu ý bố trí lối đi lại 30 - 40cm để thuận tiện trong việc chăm sóc, thu hái nấm. Nên chất mơ theo hướng song song với hướng gió, hướng nắng. [3]

1.4.2.7. Chăm sóc mơ nấm đã cấy giống

Tùy thuộc địa điểm trồng trong nhà hay ngoài trời (sân bãi, dưới tán cây, đồng ruộng,…) mà cách thức chăm sóc sẽ khác nhau.

a) Trồng trong nhà

Sau 3 - 5 ngày đầu không cần tưới nước, những ngày tiếp theo quan sát bề mặt mô nấm thấy rơm rạ khô cần phun nhẹ nước trực tiếp xung quanh. Chú ý phải

tưới nước khéo, nếu tưới mạnh (hạt nước lớn) dễ làm sợi nấm tổn thương, ảnh hưởng tới năng suất vì lúc này sợi nấm đã phát triển ra tận phía ngồi thành mơ. Đến ngày thứ 7 - 8 bắt đầu xuất hiện nấm con (giai đoạn ra quả), 3 - 4 ngày sau nấm lớn nhanh to bằng quả táo, quả trứng, vài giờ sau nấm có thể sẽ nở ơ dù. Nấm ra mật độ dày, kích thước lớn cần tưới 2 - 3 lượt nước cho một ngày. Lượng nước tưới một lần rất ít (0,1 lít cho 1,2 mét mơ/ngày). Nếu tưới q nhiều nấm dễ bị thối chân và chết ngay từ lúc còn nhỏ.

b) Trồng ngồi trời

Đóng mơ nấm ngồi trời thường bị các đợt mưa lớn, nắng nóng làm hư hỏng, vì thế cần che phủ thêm một lớp rơm rạ khô trên bề mặt mơ nấm. Lớp rơm rạ này cịn tốt, xếp theo một chiều, phủ theo kiểu lợp mái nhà, chiều dày 4 - 5 cm. Tất cả các bề mặt của những mơ ở mép ngồi khu vực trồng cũng cần che phủ bằng lớp rơm phủ áo, kiểm tra nếu thấy mơ nấm bị khơ có thể tưới trực tiếp lên lớp áo phủ nhiều lần trong ngày, sao cho lớp rơm phía ngồi của mơ nấm không bị mất nước. Để tránh mưa và tiện cho việc chăm sóc mơ nấm, có thể cắm các cọc tre, hoặc đan thành “chiếc lồng” cách mặt mô nấm 10 - 15cm, phía ngồi bọc một lớp nilong, phía trên cùng phủ rơm rạ khô càng tốt. Nhiệt độ mô nấm trong những ngày đầu khoảng 38 - 40oC là tốt nhất. Việc tưới nước tương tự như với nấm trồng trong nhà. Khi thu hái hết nấm đợt 1 cần nhặt sạch tất cả các “gốc nấm” và “cây nấm nhỏ” cịn sót lại, dùng nilong phủ lại cho đến khi nấm ra thì gỡ bỏ. Ngừng 3 - 4 ngày sau đó tưới trở lại như ban đầu, để tiếp thu đợt 2. Sản lượng nấm thu hái tập trung đến 70 - 80% trong đợt đầu, đợt 2 còn lại 15 - 25%. [3]

1.4.2.8. Cách thu hái nấm

Kể từ lúc trồng đến khi hái hết đợt 1 khoảng 15 - 17 ngày. Nấm ra rộ vào ngày thứ 12 đến 15. Sau 7 - 8 ngày ra tiếp đợt 2 và hái trong 3 - 4 ngày thì kết thúc một đợt nuôi trồng (tổng thời gian 25 - 30 ngày). Dọn vệ sinh sạch sẽ, tưới nước vôi để 3 - 4 ngày lại trồng đợt tiếp. Hái nấm cịn ở giai đoạn hình trứng (trước khi nấm nở dù) là tốt nhất, đảm bảo chất lượng và năng suất cao. Trường hợp nấm mọc tập trung thành cụm, ta có thể tách những cây lớn hái trước, nếu khó tách thì hái cả cụm

(cả to, nhỏ đều hái hết). Một ngày, hái nấm 2 - 3 lần. Những ngày nắng nóng, nhiệt độ khơng khí cao, nấm phát triển rất nhanh, vì vậy người hái nấm phải quan sát kỹ, khi nấm hơi nhọn đầu là hái được rồi. [3]

1.4.3. Cách phòng trừ bệnh cho nấm rơm

Trong quá trình trồng nấm rơm thường gặp một số bệnh, có thể chia thành 2 loại sau:

1.4.3.1. Bệnh sinh lý

- Nhiệt độ: Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tơ nấm và tai nấm. Nếu nhiệt độ thay đổi đột ngột sẽ làm cho nấm chết hàng loạt.

- Ánh sáng: Ánh sáng rất cần ở giai đoạn nấm đang phát triển. Ở giai đoạn này, nếu thiếu ánh sáng, quả thể có màu trắng hoặc xám, hàm lượng vitamin E giảm đáng kể, khơng hình thành được sắc tố đen, khơng có vitamin D. Nếu cường độ ánh sáng quá cao có thể làm nấm chết hàng loạt.

- Nước tưới: Nấm chỉ phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng khi được cung cấp đầy đủ theo nhu cầu. Nếu thừa hoặc thiếu nước đều không tốt cho sự sinh trưởng, phát triển của nấm. Ngoài ra, chất lượng nước cũng ảnh hưởng rất lớn, nếu nước có chất lượng xấu như nước phèn làm tơ nấm mọc chậm, thưa, đầu sợi tơ sẽ bị cong lại, tai nấm bị dị hình. Khi tưới bằng nước nhiễm mặn, nấm càng phát triển khó khăn hơn. [3]

1.4.3.2. Bệnh nhiễm

Trong qúa trình ủ và trồng, nấm thường bị nhiễm nấm dại và nấm mốc.

- Nấm dại: Phổ biến nhất là nấm gió, nấm dại thường xuất hiện trước nấm rơm. Nấm dại phát triển khi nguyên liệu có ẩm độ cao hơn 70%, khi tưới nhiều urê, pH < 5. Để phòng chống nấm dại, dùng nước vôi xử lý kỹ nguyên liệu trước khi chất mô; điều chỉnh ẩm độ nguyên liệu lúc chất mô (70%), hạn chế tưới urê, hạn chế tưới nước.

bị nhiễm nặng thì dùng thuốc diệt nấm bệnh như Benomyl 0,1%, Zineb 7% hoặc Validacin 3%... Để trị nấm thạch cao thì sử dụng thuốc tím (KMnO4) sẽ có hiệu quả cao hơn.

Ngồi ra, nấm cịn bị một số đối tượng khác tấn công như: Kiến, mối, cuốn chiếu, gián, mạt gà, bọ nhảy, tuyến trùng… Để phòng ngừa các đối tượng này thì cần xử lý nền đất thật kỹ trước khi trồng bằng cách xới xáo đất mặt, rắc thuốc phòng trừ như Furadan, Mocap…

Trong thời gian thu hoạch, nếu bị côn trùng phá hại, để thuốc không ảnh hưởng đến nấm, không gây độc hại cho người tiêu dùng, cần trừ kiến bằng cách phun thuốc trừ sâu (như Regent) vào thức ăn kiến ưa thích như cám rang hay cơm dừa khơ… đặt thành từng cụm ở góc ngồi của mơ để kiến đến ăn và chết. [3]

1.5. Tổng quan về khu vực nghiên cứu

1.5.1. Điều kiện tự nhiên xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

1.5.1.1. Vị trí địa lý

Xã Giao Lạc nằm ở phía Đông Nam huyện Giao Thuỷ, cách trung tâm huyện khoảng 8 km, có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp xã Giao Thanh, xã Hồng Thuận.

- Phía Nam giáp Giao Xuân và Vườn Quốc gia Giao Thuỷ. - Phía Đơng giáp xã Giao An và Giao Thanh.

- Phía Tây giáp xã Giao Xn, xã Bình Hịa. (Hình 1.1) [12]

Xã Giao Lạc có hình chữ nhật, chiều dài 3,35 km chiều rộng 2,1 km, giữa xã là sông Giao Lạc, hai bên bờ sông là hai tuyến đường trục xã chạy dọc theo hướng bắc nam, và có các tuyến đường bao quanh. Xã được phân bố thành 22 xóm.

1.5.1.2. Hiện trạng sử dụng đất

Diện tích tự nhiên: 704,67 ha

Trong đó hiện trạng sử dụng đất được trình bày trong Bảng 1.1

Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất tại xã Giao Lạc [12]

STT Hiện trạng sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ %

1

Nơng nghiệp

+ Trồng cây hàng năm + Trồng cây lâu năm + Nuôi trồng thuỷ sản + Nông nghiệp khác 524,54 424,55 48,87 50,83 0,29 74,44 60,25 6,94 7,21 0,04 2

Phi nông nghiệp + Đất ở

+ Đất chuyên dùng + Tôn giáo tín ngưỡng + Nghĩa trang, nghĩa địa + Sông suối và mặt nước

179,26 45,44 121,01 3,04 4,21 5,56 25,44 6,45 17,17 0,43 0,60 0,79 3 Chưa sử dụng 0,87 0,12 1.5.1.3. Khí hậu

Cũng như các tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, xã Giao Lạc, tỉnh Nam Định mang khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 – 24°C. Tháng lạnh nhất là các tháng 12 và 1, với nhiệt độ trung bình từ 16 – 17°C. Tháng 7 nóng nhất, nhiệt độ khoảng trên 29°C.

Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.750 – 1.800 mm, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Số giờ nắng trong năm: 1.650 – 1.700 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình: 80 – 85%.

Mặt khác, do nằm trong cùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm Nam Định thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 – 6 cơn bão/năm.

Thuỷ triều tại vùng biển Nam Định thuộc loại nhật triều, biên độ triều trung bình từ 1,6 – 1,7 m; lớn nhất là 3,31 m và nhỏ nhất là 0,11 m. [13].

1.5.1.4. Thủy lợi

Có 2 sơng chính là sơng Cồn Năm dài 2 km và sơng Nguyễn Văn Bé dài 2,3 km do Công ty TNHH Một thành viên Kĩ thuật cơng trình thủy lợi Xn Thuỷ quản lý, chủ yếu sử dụng cho tuới tiêu phục vụ sản xuất.

Có 16 sông cấp 2 với tổng chiều dài là 29 km. Trong đó có 7 sơng tưới với tổng chiều dài 15,1 km, 9 kênh tiêu dài 13,9 km. Phân bố đều trên các khu vực sản xuất, nước lưu thơng theo hình thức tự chảy đã cơ bản đáp ứng nhu cầu tưới tiêu.

Có 111 kênh cấp 3 với tổng chiều dài 33,30 km. Trong đó kênh nằm trong vùng động lực là 6 km, còn lại là nằm trong vùng tưới tiêu tự chảy là 27,30 km.

Công tác tưới, tiêu, dịch vụ thuỷ nông của xã do Hợp tác xã nông nghiệp phụ trách điều hành. Hiện tại tồn xã có 1 trạm bơm mới xây với công suất 2000m3/h.

Hệ thống cống, đập ngăn có 1 cống tiêu Đại Đồng qua đê Trung ương, 23 cống cấp 2 phục vụ khoanh vùng điều tiết nước cho sản xuất. [13]

1.5.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

1.5.2.1. Dân số

Theo thống kê năm 2013, dân số toàn xã là 10.536 người, 2.565 hộ, có

khoảng 70% dân số theo đạo Cơng giáo, có 1 nhà thờ Giáo xứ Đền thánh Đại Đồng, 1 nhà thờ giáo xứ Lạc Nam, 1 nhà chùa Hồng Lạc tự và 7 nhà thờ giáo họ, giáo khu đạo Công giáo. Mật độ dân số 1.496 người/km2; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2013 là 1,16%. Tổng số 5.790 lao động. Trong đó lao động ngành nơng nghiệp, thủy sản là : 3.330 người. [13]

1.5.2.2. Kinh tế

Giao Lạc là một xã thuần nơng có 2.208 hộ làm nơng nghiệp (86%). Diện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng áp dụng mô hình nông nghiệp không chất thải tại xã giao lạc, huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 25)