Hiện trạng sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng áp dụng mô hình nông nghiệp không chất thải tại xã giao lạc, huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 33)

Chương 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.5. Tổng quan về khu vực nghiên cứu

1.5.1.2. Hiện trạng sử dụng đất

Diện tích tự nhiên: 704,67 ha

Trong đó hiện trạng sử dụng đất được trình bày trong Bảng 1.1

Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất tại xã Giao Lạc [12]

STT Hiện trạng sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ %

1

Nơng nghiệp

+ Trồng cây hàng năm + Trồng cây lâu năm + Nuôi trồng thuỷ sản + Nông nghiệp khác 524,54 424,55 48,87 50,83 0,29 74,44 60,25 6,94 7,21 0,04 2

Phi nông nghiệp + Đất ở

+ Đất chuyên dùng + Tôn giáo tín ngưỡng + Nghĩa trang, nghĩa địa + Sông suối và mặt nước

179,26 45,44 121,01 3,04 4,21 5,56 25,44 6,45 17,17 0,43 0,60 0,79 3 Chưa sử dụng 0,87 0,12 1.5.1.3. Khí hậu

Cũng như các tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, xã Giao Lạc, tỉnh Nam Định mang khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 – 24°C. Tháng lạnh nhất là các tháng 12 và 1, với nhiệt độ trung bình từ 16 – 17°C. Tháng 7 nóng nhất, nhiệt độ khoảng trên 29°C.

Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.750 – 1.800 mm, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Số giờ nắng trong năm: 1.650 – 1.700 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình: 80 – 85%.

Mặt khác, do nằm trong cùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm Nam Định thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 – 6 cơn bão/năm.

Thuỷ triều tại vùng biển Nam Định thuộc loại nhật triều, biên độ triều trung bình từ 1,6 – 1,7 m; lớn nhất là 3,31 m và nhỏ nhất là 0,11 m. [13].

1.5.1.4. Thủy lợi

Có 2 sơng chính là sơng Cồn Năm dài 2 km và sơng Nguyễn Văn Bé dài 2,3 km do Công ty TNHH Một thành viên Kĩ thuật cơng trình thủy lợi Xn Thuỷ quản lý, chủ yếu sử dụng cho tuới tiêu phục vụ sản xuất.

Có 16 sông cấp 2 với tổng chiều dài là 29 km. Trong đó có 7 sơng tưới với tổng chiều dài 15,1 km, 9 kênh tiêu dài 13,9 km. Phân bố đều trên các khu vực sản xuất, nước lưu thơng theo hình thức tự chảy đã cơ bản đáp ứng nhu cầu tưới tiêu.

Có 111 kênh cấp 3 với tổng chiều dài 33,30 km. Trong đó kênh nằm trong vùng động lực là 6 km, còn lại là nằm trong vùng tưới tiêu tự chảy là 27,30 km.

Công tác tưới, tiêu, dịch vụ thuỷ nông của xã do Hợp tác xã nông nghiệp phụ trách điều hành. Hiện tại tồn xã có 1 trạm bơm mới xây với công suất 2000m3/h.

Hệ thống cống, đập ngăn có 1 cống tiêu Đại Đồng qua đê Trung ương, 23 cống cấp 2 phục vụ khoanh vùng điều tiết nước cho sản xuất. [13]

1.5.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

1.5.2.1. Dân số

Theo thống kê năm 2013, dân số toàn xã là 10.536 người, 2.565 hộ, có

khoảng 70% dân số theo đạo Cơng giáo, có 1 nhà thờ Giáo xứ Đền thánh Đại Đồng, 1 nhà thờ giáo xứ Lạc Nam, 1 nhà chùa Hồng Lạc tự và 7 nhà thờ giáo họ, giáo khu đạo Công giáo. Mật độ dân số 1.496 người/km2; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2013 là 1,16%. Tổng số 5.790 lao động. Trong đó lao động ngành nơng nghiệp, thủy sản là : 3.330 người. [13]

1.5.2.2. Kinh tế

Giao Lạc là một xã thuần nơng có 2.208 hộ làm nơng nghiệp (86%). Diện tích đất canh tác bình quân 403m2/khẩu, chủ yếu là trồng lúa, rau màu, cây ăn quả, cây cảnh, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Chăn nuôi tuy phát triển song chủ yếu

là chăn ni gia đình quy mơ nhỏ. Số gia trại trang trại chưa nhiều. Ngành nghề nông thôn gồm có: đan móc sợi, nghề mộc, nề, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lương thực, thực phẩm, làm mắm chượp, làm váy áo cưới, may xuất khẩu, nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản... chủ yếu tự phát và phát triển chậm do phụ thuộc rất lớn vào thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Về trồng trọt: Năm 2013 năng suất đạt 117,89 tạ/ha, sản lượng lương thực quy thóc 5.129 tấn, bình quân lương thực đầu người 486,8 kg/người/năm, giá trị canh tác đạt trên 54 triệu đồng/ha.

- Về chăn nuôi: Năm 2013 tổng đàn lợn 2.200 con, đàn gia cầm 19.100 con, trâu bò 80 con.

- Về thủy sản: Năm 2013 tổng sản lượng khai thác 5.170 tấn.

- Giá trị sản xuất năm 2013 đạt 158,040 tỷ đồng (giá HH), trong đó:

+ Nơng nghiệp: 72,0 %

+ CN - TTCN - Ngành nghề NT: 10,0 %

+ Dịch vụ: 18,0 %

- Bình quân thu nhập: 15 triệu đồng/người/năm. - Tỷ lệ hộ nghèo: 13,56% theo tiêu chí mới [13]

1.5.2.3. Văn hóa – giáo dục – y tế a) Văn hóa – giáo dục a) Văn hóa – giáo dục

Hiện tại tồn xã có 3 trường học với tổng diện tích 25.415 m2. Trong đó có 1 trường THCS, 1 trường tiểu học và một trường mầm non.

- Tổng số giáo viên là 104, trong đó:

+ Phân theo trường: Trường mầm non 30 giáo viên; Trường THCS 38 giáo viên; Trường Tiểu học 36 giáo viên.

+ Phân theo trình độ : Đại học: 11; Cao đẳng: 51; Trung cấp : 42. + Độ tuổi trung bình : 41 tuổi.

- Tổng số học sinh 3 trường là 2.213 em.

+ Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS, tiếp tục học THPT, Bổ túc và Trung học nghề là 70%.

- Y tế

Xã Giao Lạc có một trạm y tế xã được xây dựng kiên cố hai tầng trên diện tích 400 m2 với 15 phòng làm việc chất lượng tốt, 9 giường bệnh và có vườn trồng thuốc nam. Tuy nhiên các dụng cụ trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh trong giai đoạn hiện nay; nhà vệ sinh đã xuống cấp cần được tu sửa. [13]

1.5.2.4. Cơ sở hạ tầng a) Giao thông a) Giao thông

Giao Lạc không có đường quốc lộ, tỉnh lộ đi qua, khoảng cách từ trụ sở UBND xã đến tỉnh lộ gần nhất là 2,5 km.

Hệ thống đường giao thơng trục chính của xã được quy hoạch theo 2 tuyến: tuyến Bắc Nam từ giáp xã Hồng Thuận đi đê Trung ương dài 3,35 km; tuyến Đông Tây từ giáp xã Giao An đi Giao Xuân dài 2,1 km.

Tổng hệ thống đường giao thơng của xã có tổng chiều dài là 59,873 km, gồm đường trục xã, liên xã, đường liên xóm, đường ngõ xóm, đường nội đồng.

Trong đó hệ thống giao thơng nội đồng hiện có 14 tuyến dài 16,91 km. Hiện nay giao thông nội đồng của xã chủ yếu là đường đất, chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho sản xuất.

Năm 1992, hưởng ứng chương trình giao thơng nơng thôn của tỉnh, huyện phát động, Giao Lạc tập trung xây dựng các tuyến đường giao thông của xã với nguồn kinh phí do nhân dân đóng góp. Đến nay đã đổ nhựa và bê tơng hố được 32,863 km. Đường ngõ xóm đã được bê tơng hố đạt 100% so với tổng chiều dài các tuyến đường. [13]

b) Chợ Giao Lạc

Nằm ở vị trí xóm 22 thuộc phía Tây Bắc cách trung tâm xã 1km gần với các

xã Hồng Thuận, Bình Hịa, Giao Thanh, vị trí chợ hợp lý với diện tích 1815 m2, cơ bản đáp ứng được nhu cầu mua sắm sinh hoạt, bn bán của người dân. Chợ có 1 dãy lợp tơn cịn mới, 1 dãy xây dựng từ lâu đã xuống cấp cần nâng cấp cải tạo trong

thời gian tới, còn lại là các dãy lán tạm xung quanh chợ, khu vực vệ sinh và thu gom chất lượng cịn hạn chế, gây ơ nhiễm môi trường.

Chợ khơng có khả năng mở rộng, cần được đầu tư nâng cấp hoặc di chuyển địa điểm đến nơi khác. [13]

c) Bưu điện

Hiện tại bưu điện xã chưa có điểm truy cập internet cơng cộng, chỉ có cá nhân sử dụng theo đường điện thoại cố định hoặc di động.

Xã có 1 điểm phục vụ bưu chính viễn thơng (điểm bưu điện văn hóa xã) có 1 cán bộ thường trực, nhà mái bằng, diện tích xây dựng 70 m2 nằm trên khuôn viên khu đất 100 m2, rất chật hẹp, cần mở rộng hoặc xây mới [13].

d) Nhà ở

Xuất phát từ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình, ở Giao Lạc có các loại nhà sau:

- Nhà ở của các hộ thuần nơng, diện tích khn viên từ 700 - 1.800 m2 bao gồm nhà chính 50 - 70 m2, nhà phụ thường vng góc với nhà chính diện tích 30 - 50 m2, trước nhà là sân rộng 100 - 200 m2, ao rộng từ 200 - 600 m2. Còn lại là vườn trồng rau màu, cây ăn quả, nhà quay nhiều hướng theo địa hình từng khu, khu chăn ni cơ bản gần nhà nên không hợp vệ sinh.

- Nhà ở của các hộ kinh doanh hoặc các hộ mới mua đất làm nhà, diện tích từ 100 - 200 m2 bám theo 2 đường trục chính giữa xã, đường giáp khu vực chợ Hồng Thuận, khu vực giáp Đê Trung ương từ 4 - 8 m thường xây theo dạng nhà hình ống vừa kết hợp ăn ở, sinh hoạt và kinh doanh.

Tỷ lệ nhà kiên cố và bán kiên cố là 85%, khơng cịn nhà tạm, dột nát. Việc xây dựng nhà ở của nhân dân hoàn toàn tự phát chưa theo quy chuẩn của Bộ xây dựng. Những năm gần đây do kinh tế phát triển nên việc xây dựng nhà ở của nhân dân Giao Lạc có nhiều tiến bộ hơn trước, nhà cao tầng, nhà kiên cố được xây dựng nhiều. [13]

1.6. Một số mơ hình nơng nghiệp khơng chất thải

1.6.1. Hiện trạng mơ hình nơng nghiệp khơng chất thải của nước ngồi

Một số quốc gia trên thế giới đã bắt đầu đánh giá và thiết kế lại các hệ thống hiện tại của họ để đẩy mạnh việc thu hồi tài nguyên và tạo dựng một nền kinh tế sử dụng nguyên liệu hiệu quả hơn. Nhiều ngành công nghiệp hiện tại đã phải thiết kế lại sản phẩm để đạt tiêu chuẩn " không chất thải " nhằm đáp ứng yêu cầu của các quốc gia mà họ tiến hành đầu tư.

1.6.1.1. Mơ hình khơng chất thải tại vương quốc Anh

Ý tưởng chủ đạo là phát triển một quy trình sử dụng chất thải bằng cách tích hợp nhiều cơ chế kỹ thuật – sinh thái khác nhau nhằm hấp thu năng lượng và chất dinh dưỡng cho mục đích quay vòng trong quy trình như một sản phẩm có giá trị.

Mơ hình của tổ chức sáng kiến khơng phát thải ở vùng Earth Center, Anh, là một hệ thống bao gồm một nhà máy bia công suất nhỏ, một khu trồng tảo, trang trại nuôi cá nước ngọt và trồng cây theo phương pháp thủy canh khép kín. Mục tiêu của dự án thiết lập mơ hình này của Zeri là nhằm cung cấp một dẫn chứng thực tế về quy trình sản xuất khơng chất thải tạo ra một loại các sản phẩm có giá trị và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Ba dịng chất thải được cơng nhận để đưa vào áp dụng như sau:

+ Chất thải rắn: Ngũ cốc đã qua sử dụng  Trồng nấm  Composting  Cải tạo đất.

+ Dịng thải lỏng: Dịng thải nóng  Thu hồi nhiệt  Sản xuất tảo  Nuôi cá nước ngọt  Canh tác thủy canh.

+ Khí thải: Sử dụng cho canh tác thủy canh.

Bố trí các hạng mục: Tổng diện tích mặt bằng cần có khoảng 150m2. Tốt nhất mơ hình được bố trí trên sườn đồi với hướng đón gió Tây Nam. Diện tích cần cho từng hạng mục như sau: Khu sản xuất bia: 30m2; Khu nuôi tảo: 10m2; Khu nuôi cá: 50m2; Khu thủy canh: 40m2.

Ước tính lượng sản phẩm: Bia: 10 thùng/tuần; Cá: 50m2 với 30kg/m2/năm  1,8 tấn/năm; Nấm: 20/30% khối lượng chất nền. [19]

1.6.1.2. Mơ hình VAC tại Trung Quốc

Tại Trung Quốc, vịt và lợn được nuôi gần một hồ nước. Chất thải từ các vật nuôi này sẽ được thu vào hồ, góp phần gia tăng mức độ sinh trưởng của thủy sinh vật trong hồ. Cá trong hồ có được nguồn thức ăn dồi dào từ các lồi thủy sinh này sẽ phát triển tốt. Nước trong hồ với hàm lượng dinh dưỡng cao sẽ được sử dụng cho mục đích tưới tiêu nông nghiệp. Tàn tích nông nghiệp sẽ là thức ăn cho gia cầm, tạo thành một vịng hầu như khép kín. [19]

1.6.1.3. Mơ hình khơng chất thải tại Fiji – châu Úc

Tại Montfort Boys Town (Fiji – châu Úc), hệ thống được mở rộng bao gồm cả việc sản xuất nấm từ bã ủ rượu bia. Qua đó ligno-cellulose trong bã thải ban đầu bị phân hủy, bã thải sau đó có thể được sử dụng làm thức ăn cho lợn. Chất thải từ chăn nuôi lợn được lên men kị khí để sản sinh metan với mục đích cung cấp năng lượng. Tảo sinh trưởng thành các mảng trên hồ nhằm tận dụng hết hàm lượng dinh dưỡng cao có thể được thu hoạch làm thức ăn cho gia súc.

1.6.2. Hiện trạng mơ hình nơng nghiệp khơng chất thải tại Việt Nam

1.6.2.1. Mơ hình nơng nghiệp không chất thải ủ phân compost tại Quan Hóa, Thanh Hóa.

Những loài cây dại làm phân xanh, kết hợp với các nguyên liệu như mùn cưa tre, than tre, phủ bằng vải không dệt toptex để tạo phân compost. Ủ phân compost không những diệt trừ mầm bệnh mà thành phần compost ưu nhiệt còn tạo điều kiện cho các vi khuẩn hữu ích sinh sôi và khi phát triển đủ số lượng thì các vi khuẩn này sẽ diệt trừ mầm bệnh. Khoảng 3 tấn rác có thể cho ra 1 tấn thành phẩm. Dùng phân compost này để bón cho cây trồng đem lại năng suất cao. Mơ hình đã sử dụng phân và nước tiểu của lợn để nuôi ấu trùng ruồi BSF, cịn nước tiểu để ni bèo tấm. Thức ăn nuôi lợn chính là những loại cây trồng như rau muống, rau lang, khoai nước (được bón bằng phân compost), ấu trùng ruồi (BSF) được nấu bằng bếp khí hóa, giun đỏ cũng là nguồn thức ăn cho gà. Bên cạnh đó, bèo tấm làm nguồn cung cấp thức ăn cho lợn và gà. [7]

Nguồn cung cấp ấu trùng ruồi BSF ổn định bằng thùng rác sinh học. Biện pháp này cho phép xử lý tối đa 60 kg phân/ngày và tạo ra 10 kg ấu trùng BSF. Dư lượng của ấu trùng ruồi BSF (chủ yếu là xenlulo) lại rất thích hợp làm thức ăn cho giun đỏ. Phân giun đỏ làm môi trường trồng cây rất tốt và giảm được lượng phân bón đáng kể.

Xử lý chất thải sinh hoạt cũng là vấn đề được quan tâm. Phân sẽ được ấu trùng ruồi BSF phân hủy, nước tiểu được tách ra dùng cho bể ni bèo. Ngồi ra mơ hình cịn sử dụng tro bếp khử mùi hôi trong chăn nuôi và ủ phân. [7]

1.6.2.2. Mơ hình chăn ni khơng chất thải tại Phú Thọ

Chăn nuôi theo quy mô trang trại đang phát triển nhanh, mạnh ở vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động và mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xố đói giảm nghèo tại địa phương. Tuy nhiên, tình trạng ơ nhiễm môi trường do nguồn chất thải chăn nuôi gây ra ngày càng nghiêm trọng làm ảnh hưởng tới không khí, đất và nước và tiềm ẩn nguy cơ gây ra bệnh dịch cho người và các vật nuôi khác, đồng thời ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người dân. Để giải quyết vấn đề trên, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Thọ đã xây dựng thành cơng mơ hình chăn ni lợn thịt kết hợp xử lý chất thải chăn nuôi bằng chất độn chuồng sinh học tại các hộ chăn nuôi lợn thịt thuộc Văn Lung, thị xã Phú Thọ. [18]

Qua đánh giá của Trung tâm khuyến nơng, sau 3 tháng thử nghiệm mơ hình đã giúp giảm tới 60% sức lao động (do việc không phải dọn phân lợn), tiết kiệm tới 80% nước vệ sinh chuồng trại và 10% thức ăn. Đặc biệt áp dụng biện pháp này, chuồng trại chăn ni khơng có chất thải ra mơi trường và khơng có mùi hơi thối, tỷ lệ sống của vật nuôi đều đạt 100%, hiệu quả kinh tế cao hơn so với chăn nuôi thông thường khoảng 40.000 đồng/con/3 tháng nuôi; đồng thời nâng cao sức đề kháng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng áp dụng mô hình nông nghiệp không chất thải tại xã giao lạc, huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 33)