Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Giang thời kỳ 2000-2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho phát triển bền vững ở tỉnh hà giang (Trang 41 - 46)

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 Năm 2012

Tổng GDP 100 100 100

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 54,65 44,08 32,00

Công nghiệp và xây dựng 19,05 20,98 28,99

Dịch vụ 26,30 34,94 39,01

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang)

0% 20% 40% 60% 80% 100%

2000 2005 2012

Biểu đồ 3.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời kỳ 2001 - 2012 tỉnh Hà Giang

Nhìn chung, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Giang theo chiều hướng tích cực, tăng dần tỷ lệ công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ lệ nông nghiệp. Tuy nhiên cơ cấu tổng sản phẩm của thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tăng chậm, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi cịn chiếm tỷ trọng nhỏ.

Tổng số lao động xã hội đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân của tỉnh giai đoạn năm 2001 - 2005 đạt 63.184 người, trong đó ngành nông, lâm nghiệp chiếm 91,1%, ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 2,2%, ngành dịch vụ chiếm 6,8%; giai đoạn năm 2006 - 2012 giảm xuống còn 39 nghìn người, trong đó ngành nơng, lâm nghiệp chiếm 80,5%, ngành công nghiệp và xây chiếm 6,7%, ngành dịch vụ chiếm 12,8%. Tỷ lệ thất nghiệp ở các khu vực thành phố, thị trấn giai đoan 2001 - 2005 chiếm 4,03%, giai đoạn năm 2006 - 2012 giảm xuống 3,92%.

Công nghiệp, thủ công nghiệp địa phương đã có sự phát triển nhất định, bước đầu khai thác được một phần về tiềm năng thế mạnh của tỉnh.

Giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2012 đạt 1.300 tỷ đồng (theo giá thực tế) gấp 3,5 lần so với năm 2005.

Thương mại dịch vụ đã có sự tăng trưởng và phát triển mạnh cả ở nơng thơn và thành thị; trên cơ sở hình thành được nhiều loại hình dịch vụ, nhiều sản phẩm hàng hóa nơng sản, tạo lập được sức mua và trao đổi hàng hóa ở nơng thơn.

Hà Giang có nhiều danh lam thắng cảnh. Di tích lịch sử, lễ hội có giá trị trong phát triển du lịch như: Hồ Noong, Thác Thuý, Căng Bắc Mê, dinh nhà Vương, cột cờ Lũng Cú, Chợ tình Khâu Vai..

Du lịch Hà Giang có tốc độ tăng trưởng khá cao, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh

Theo số liệu thống kê, dân số năm 2012 của tỉnh có 734 nghìn người, mật độ dân số là 90 người/km2; trong đó nữ chiếm 50,40% dân số; dân số khu vực thành thị có 91 nghìn người; dân số ở vùng nơng thơn có 643 nghìn người. Trong đó huyện có nhiều người nhất là Bắc Quang với 104 nghìn người và huyện có ít người nhất là huyện Quảng Bạ với 44 nghìn người.

tộc thiểu số (dân tộc H’ Mông, dân tộc Tày, dân tộc Dao, dân tộc Nùng,....) là 627.380 người chiếm 87,8% dân số của toàn tỉnh. Đồng bào dân tộc thiểu số, cư ngụ, sinh sống trên địa bàn tỉnh đông nhất là dân tộc H’ Mông chiếm 31,1% dân số của tỉnh.

Hà Giang là một trong những đầu mối giao thông kết nối giữa Việt Nam với nước CHDCND Trung Hoa thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá, phát triển dịch vụ, du lịch giữa hai nước nói chung và giữa tỉnh Vân Nam và Hà Giang nói riêng. Thơng qua cửa khẩu Thanh Thuỷ, chúng ta có thể khai thác thị trường của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), đất rộng, người đông, kinh tế đang trên đà phát triển.

Tiềm năng phát triển nông lâm nghiệp còn lớn, cho phép phát triển kinh tế nơng, lâm nghiệp tổng hợp, các mơ hình kinh tế trang trại, vườn đồi, chăn nuôi gia súc lấy thịt…

Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú như quặng sắt, chì, kẽm, ăntimon có trữ lượng đủ lớn để khai thác cơng nghiệp; một số có trữ lượng rất lớn như đá xây dựng, đá vôi,.. là cơ sở để tỉnh phát triển ngành cơng nghiệp khai khống và chế biến khoáng sản ở các mức độ khác nhau.

Tiềm năng phát triển thủy điện với trữ năng thuỷ điện khoảng 700 MW đang bắt đầu khai thác để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng điện ngày càng tăng của tỉnh cũng như cả nước.

Điều kiện phát triển du lịch thuận lợi do có nhiều danh lam, thắng cảnh, các di tích lịch sử cách mạng, hang động kỳ thú, các mỏ suối nước khống nóng; có nền văn hố đa dạng đặc sắc của 22 dân tộc anh em… có thể kết hợp với các tỉnh bạn để phát triển du lịch tổng hợp.

Đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang có truyền thống Cách mạng; một bộ phận dân cư có trình độ, tập qn, kinh nghiệm sản xuất, sử dụng đất đai quý báu, thích hợp với điều kiện vùng núi, năng động trong tổ chức sản xuất kinh doanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố một cách tích cực và bền vững.

Tuy nhiên, nền kinh tế tuy có tăng trưởng nhưng chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Thu ngân sách trên địa bàn còn chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.

- Sự chuyển dịch của cơ cấu nền kinh tế cũng như nội bộ từng ngành kinh tế và cơ cấu lao động còn chậm. Tuy đã có quy hoạch tổng thể, quy hoạch vùng và quy hoạch từng lĩnh vực nhưng chưa đồng bộ, khó thực hiện hoặc tổ chức thực hiện chưa triệt để.

- Vị trí của tỉnh nằm ở vùng núi cao, biên giới, hệ thống giao thông chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao, cách xa trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… nên giao lưu phát triển kinh tế với bên ngồi cịn hạn chế, khả năng thu hút vốn đầu tư kém.

- Nguồn thuỷ văn của Hà Giang có tiềm năng lớn nhưng nguồn nước phân bố trên địa bàn tỉnh không đều, trong khi ở huyện Bắc Quang thừa nước thì ở huyện Hồng Su Phì và Bắc Mê lại thiếu nước; vào mùa khô nhiều nơi bị thiếu nước nghiêm trọng, nhất là các huyện vùng cao núi đá đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

- Địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, độ dốc lớn đã ảnh hưởng lớn đến khả năng khai thác đất nông, lâm nghiệp ở quy mô tập trung. Xuất đầu tư phát triển giao thông, thuỷ lợi, xây dựng các cơng trình kỹ thuật, hạ tầng xã hội... lớn.

- Quy mơ nền kinh tế cịn nhỏ, tỷ lệ tích luỹ cịn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cịn cao (15,8%), trình độ dân trí cịn thấp. Chất lượng tăng trưởng thấp, phần lớn tăng trưởng dựa vào đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, đóng góp của các yếu tố năng suất còn thấp.

- Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như hệ thống giao thơng, thuỷ lợi, các cơng trình cấp nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế, bệnh viện, các cơng trình văn hố,.. cịn yếu, thiếu và chưa đồng bộ. Vấn đề an ninh, quốc phịng có nhiều diễn biến phức tạp.

- Một số nguồn tài nguyên chưa được đánh giá, khảo sát đầy đủ đã hạn chế phần nào khả năng khai thác và sử dụng trên địa bàn tỉnh.

- Chưa hình thành được các vùng sản xuất hàng hóa lớn, hàng hóa xuất khẩu chưa mạnh; các cơ sở chế biến với quy mô lớn và cơng nghệ tiên tiến cịn rất hạn chế. Quy mô năng lực sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp địa phương còn nhỏ bé, năng lực quản lý còn rất bất cập; công nghệ lạc hậu; cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý; sản phẩm thiếu tính cạnh tranh trên thị trường. Việc triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ sản xuất, đời sống còn chậm.

- Cơng tác phịng chống cháy rừng và tình trạng ơ nhiễm mơi trường ở một số cơ sở công nghiệp chưa được xử lý, việc khắc phục cịn chậm.

- Cơng tác quản lý và chất lượng giáo dục – đào tạo chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh; tỷ lệ học sinh khá, giỏi và thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng còn thấp. Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho y tế, nhất là đội ngũ bác sỹ còn thiếu nhiều so với yêu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Cơng tác xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa thể thao, du lịch chưa mạnh, chưa có cơ chế thích hợp để phát huy tối đa nguồn lực của cộng đồng và toàn xã hội tham gia.

- Chất lượng đào tạo nghề còn thấp, chủ yếu là đào tạo nghề ngắn hạn, chưa đào tạo được những nghề có hàm lượng tri thức cao.

- Thu nhập bình quân đầu người thấp so với cả nước. Xóa đói giảm nghèo chưa thật sự bền vững, hộ cận nghèo còn lớn, tỷ lệ tái nghèo cao, vẫn còn xảy ra thiếu đói giáp hạt tại một số vùng trong tỉnh.

- Đầu tư cho nhiệm vụ quốc phòng - an ninh chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Cơng tác giáo dục quốc phòng – an ninh cho các đối tương triển khai chưa được sâu rộng.

3.2. Tài nguyên đất của tỉnh Hà Giang

Kết quả phúc tra, chỉnh lý, biên tập xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000 tỉnh Hà Giang đã xác định tài nguyên đất gồm 7 nhóm và 22 loại đất (đơn vị chú dẫn bản đồ) với 718.707 ha chiếm 90,45 % diện tích tự nhiên tồn tỉnh (Viện Quy hoạch và TKNN, 2004) (bảng 3).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho phát triển bền vững ở tỉnh hà giang (Trang 41 - 46)