Phân hạng thích nghi đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho phát triển bền vững ở tỉnh hà giang (Trang 74)

KTN Chuyên

lúa màu Lúa CNNNN Màu và

Cây CN lâu năm Cây ăn quả Nông lâm kết hợp Rừng Diện tích (ha) 1 S1 S1 S1 N N N N 137,41 2 S1 S1 S1 N S1 N N 1.228,86 3 S2 S1 S2 N N N N 10.409,95 4 S2 S1 S2 S3 N N N 8,71 5 S2 S2 S1 N S3 N S2 6.558,63 6 S2 S2 S2 N N N N 3.183,95 7 S2 S2 S2 N S3 N N 22,12 8 S2 S2 S2 N S3 N S2 281,42 9 S2 S2 S2 S1 N N N 137,31 10 S2 S2 S2 S2 N N N 1.074,63 11 S2 S2 S2 S3 N N N 21,44 12 S2 S2 S2 S3 S3 N S2 45,77 13 S3 N N N N N N 16,60 14 S3 S3 N N N N N 8,56 15 S3 S3 S1 N S1 N N 579,82 16 N N S3 S3 S3 S2 S2 406,94 17 N N S3 S3 S3 S1 S1 1.365,34 18 N N S3 S3 S2 S1 S1 112,91 19 N N S3 S2 S3 S2 S2 394,88 20 N N S3 S2 S3 S1 S1 1.189,11 21 N N S3 S2 N N S2 354,69 22 N N S3 S1 S1 S1 S1 680,11

KTN Chuyên lúa Lúa màu Màu và CNNNN Cây CN lâu năm Cây ăn quả Nông lâm kết hợp Rừng Diện tích (ha) 23 N N S3 N S3 S2 S2 7.112,55 24 N N S3 N S3 S1 S1 61.166,03 25 N N S3 N S2 S1 S1 7.749,53 26 N N S3 S1 S1 S1 S1 1.285,01 27 N N S3 N N N S2 2.609,53 28 N N S2 S2 N S3 S2 87,10 29 N N S2 S1 S2 S3 S2 173,45 30 N N S2 S1 N S3 S2 42,07 31 N N S2 N S2 S3 S2 49,67 32 N N S2 N N S3 S2 393,34 33 N N N S3 S3 S2 S2 4.333,62 34 N N N S2 S3 S2 S2 1.282,22 35 N N N N S3 S2 S2 9.414,70 36 N N N N N S3 S2 243,69 37 N N N N N S2 S2 170.726,24 38 N N N N N S1 S1 222.769,61 39 N N N N N N S3 225.509,14 40 N N N N N N S2 1.490,60 Tổng diện tích đánh giá 744.657,22

Tổng hợp các loại hình sử dụng đất và khả năng thích nghi được trình bày ở bảng 3.8.

Bảng 3.8: Mức độ thích nghi cho từng loại hình sử dụng đất

ĐVT: ha Mức độ Thích nghi Loại hình Thích nghi N Tổng diện tích S1 S2 S3 Tổng Chuyên lúa 1.366,26 21.743,94 604,98 23.715,18 720.942,04 744.657,22 Lúa màu 11.784,93 11.325,28 588,38 23.698,58 720.958,64 744.657,22 Màu và CNNNN 8.504,71 15.930,94 84.426,60 108.862,26 635.794,97 744.657,22 Cây CN lâu năm 2.317,95 4.382,62 4.382,62 11.083,19 731.661,93 742.745,12 Cây ăn quả 3.773,79 8.085,55 93.573,32 105.432,66 639.224,56 744.657,22 Nông lâm kết hợp 296.317,63 193.671,14 989,32 490.978,09 253.679,14 744.657,22 Rừng 296.317,63 206.001,09 225.509,14 727.827,86 16.829,36 744.657,22

a. Loại hình sử dụng đất chuyên lúa:

Diện tích thích nghi tối đa là 23.715,18 ha, trong đó thích nghi ở mức S1 là 1.366,26 ha; mức thích nghi S2 là 21.734,94 ha; mức thích nghi S3 là 604,98 ha. Khơng thích nghi là 720.942,04 ha.

b. Loại hình sử dụng đất lúa - màu

Diện tích đất thích nghi tối đa là 23.698,58 ha, trong đó thích nghi ở mức S1 là 11.784,93 ha, thích nghi ở mức S2 là 11.325,28 ha, thích nghi ở mức S3 là 588,38 ha. Khơng thích nghi là 720.958,64 ha.

c. Loại hình sử dụng đất màu cà Cây cơng nghiệp ngắn ngày:

Diện tích đất thích nghi tối đa là 108.862,26 ha, trong đó thích nghi ở mức S1 là 8.504,71 ha, thích nghi ở mức S2 là 15.930,94 ha, thích nghi ở mức S3 là 84.426,60 ha. Diện tích đất khơng thích nghi là 635.794,97 ha.

d. Loại hình sử dụng đất cây cơng nghiệp lâu năm:

Diện tích đất thích nghi tối đa là 11.083,19 ha, trong đó thích nghi ở mức S1 là 2.317,95 ha, thích nghi ở mức S2 là 4.382,62 ha, thích nghi ở mức S3 là 4.382,62 ha. Diện tích đất khơng thích nghi là 731.661,93 ha.

e. Loại hình sử dụng đất cây ăn quả

Diện tích đất thích nghi tối đa là 105.432,66 ha, trong đó thích nghi ở mức S1 là 3.773,79 ha, thích nghi ở mức S2 là 8.085,55 ha, thích nghi ở mức S3 là 93.573,32 ha. Diện tích đất khơng thích nghi là 639.224,56 ha.

f. Loại hình sử dụng đất nơng lâm kết hợp

Diện tích đất thích nghi tối đa là 490.978,09 ha, trong đó thích nghi ở mức S1 là 296.317,63 ha, thích nghi ở mức S2 là 193.671,14 ha, thích nghi ở mức S3 là 989,32 ha. Diện tích đất khơng thích nghi là 253.679,14 ha.

g. Loại hình sử dụng đất rừng

Diện tích đất thích nghi tối đa là 727.827,86 ha, trong đó thích nghi ở mức S1 là 296.317,63 ha, thích nghi ở mức S2 là 206.001,09 ha, thích nghi ở mức S3 là 225.509,14 ha. Diện tích đất khơng thích nghi là 16.829,36 ha.

3.5. Đề xuất sử dụng đất

3.5.1. Cơ sở, quan điểm sử dụng đất

Đất đai nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế và vô cùng quý giá thuộc sở hữu của toàn dân Việt Nam, nhưng lại là điều kiện khơng thể thiếu được trong q trình phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy việc sử dụng tốt tài nguyên đất đai không chỉ quyết định tương lai của nền kinh tế mà còn là sự đảm bảo cho mục tiêu ổn định chính trị, an ninh quốc phịng vững chắc. Xã hội ngày càng phát triển thì giá trị của đất đai sẽ càng cao và yêu cầu về sử dụng, khai thác đất càng địi hỏi có hiệu quả kinh tế và xã hội cao hơn. Do vậy định hướng sử dụng đất của tỉnh phải đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, đầy đủ và có hiệu quả cao trên quan điểm cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

- Hà Giang là một tỉnh miền núi có địa hình phức tạp, với phần lớn diện tích đất đai là đồi núi, đất cho sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp là hạn chế do vậy đề xuất sử dụng đất phải căn cứ trên kết quả đánh giá thích nghi đất đai.

- Vấn đề bảo vệ, sử dụng đất đai hợp lý, chuyển đổi mục đích sử dụng góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật ni và sử dụng có hiệu quả kinh kế cao là

nhiệm vụ quan trọng để đáp ứng cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội một cách ổn định lâu bền của tỉnh trong tương lai.

- Đối với tỉnh Hà Giang, nông - lâm nghiệp vẫn là chủ lực phát triển kinh tế. Nên việc duy trì bảo vệ đất nơng nghiệp, ổn định và tăng nhanh diện tích gieo trồng, từng bước nâng cao hệ số sử dụng đất. Bố trí hợp lý cơ cấu diện tích cây trồng, phát huy thế mạnh của từng vùng, từng bước ra khỏi thế sản xuất độc canh, tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp - nông thôn. Nhưng phải phù hợp với hệ sinh thái ở những vùng địa hình khác nhau, đảm bảo sự phát triển bền vững. Hạn chế tối đa việc lấy đất nông nghiệp (đặc biệt là đất trồng lúa) sử dụng cho các mục đích khác. Có những biện pháp cụ thể, đồng bộ trong sử dụng đất nông nghiệp, khuyến khích khai hoang mở rộng diện tích, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đầu tư thâm canh tăng vụ, nhằm giải quyết vững chắc nhu cầu lương thực, thực phẩm (đặc biệt là vùng cao, vùng cịn nhiều khó khăn) để từng bước có tích luỹ, tạo khối lượng sản phẩm hàng hoá cao phục vụ đời sống của nhân dân trong tỉnh và xuất khẩu.

- Bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn rừng hiện có của tỉnh, tăng cường việc khoanh nuôi bảo vệ tái sinh rừng và trồng rừng, tăng độ che phủ rừng đạt trên 60%. Để có điều kiện làm tốt chức năng bảo vệ, cân bằng môi trường sinh thái, tạo cảnh quan mơi tường xanh, sạch, đẹp góp phần bảo vệ, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên quý giá của tỉnh và góp phần thúc đẩy các ngành du lịch dịch vụ phát triển.

- Trong khai thác sử dụng đất phải kết hợp giữa lợi ích lâu dài và lợi ích trước mắt, giữa phạm vi tồn tỉnh và cụ thể từng vùng, từng huyện trong việc xây dựng các chương trình mục tiêu, các dự án kinh tế - xã hội.

- Gắn việc phát triển nông thôn với sự phát triển các đô thị và khu công nghiệp, thúc đẩy q trình đơ thị hố tại chỗ, tạo điều kiện cho sản xuất hàng hố và cơng nghiệp khai thác, chế biến; đặc biệt là khai thác khoáng sản, nguyên vật liệu xây dựng và chế biến nông lâm sản phục vụ cho sản xuất trong tỉnh, cả nước và xuất khẩu.

- Đáp ứng, ưu tiêu đất đai cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, các cơng trình phục vụ sản xuất và phục vụ đời sống văn hoá xã hội của nhân dân, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố của tỉnh.

- Sử dụng đất tiết kiệm, không ngừng bảo vệ, cải tạo, làm giầu đất, có mơ hình canh tác hợp lý khai thác đất dốc, chống xói mịn, rửa trơi, thối hố đất. Điều chỉnh dần và tiến tới dứt điểm những bất hợp lý trong sử dụng đất. Trong khai thác, sử dụng đất đặc biệt quan tâm tới việc bảo vệ môi trường đất để sử dụng ổn định lâu dài và bền vững.

3.5.2. Đề xuất sử dụng đất

3.5.2.1. Phân vùng phát triển

Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, xã hội đặc thù có thể phân tỉnh Hà Giang thành các tiểu vùng như sau:

* Đối với tiểu vùng núi cao phía Bắc

Tiểu vùng gồm các huyện Đồng Văn, Quản Bạ, Mèo Vạc và Yên Minh; diện tích tự nhiên trên 2.220 km2, dân số chiếm 34% dân số toàn tỉnh, mật độ dân số trung bình 80 người/km2. Đây là tiểu vùng có 4 trong 10 huyện khó khăn nhất của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung; dân tộc chủ yếu là người H'Mơng.

Phương hướng phát triển của vùng này là: chăn nuôi; khoanh nuôi, bảo vệ rừng; trồng cây lương thực, rau hoa trái vụ, dược liệu, cây ăn quả như mận, đào, lê vv... ở những nơi có điều kiện. Phát triển du lịch sinh thái; phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, thủy điện và cơng nghiệp khai thác, chế biến khống sản theo quy hoạch. Giải quyết tốt vấn đề nước cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất của nhân dân.

* Đối với tiểu vùng núi đất phía Tây

Tiểu vùng gồm 2 huyện Hồng Su Phì và Xín Mần và một số xã thuộc huyện Vị Xuyên, Quang Bình và Bắc Quang. Tiểu vùng này chiếm 18,5% diện tích và 17,5 % dân số của tồn tỉnh. Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 70% diện tích của vùng.

triển rừng nguyên liệu, cây công nghiệp như chè, đậu tương gắn với công nghiệp chế biến để có sản phẩm hàng hố; phát triển thủy điện và công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản theo quy hoạch.

* Đối với tiểu vùng thấp

Tiểu vùng này gồm Thành phố Hà Giang và các huyện Bắc Mê, Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên. Tiểu vùng này chiếm 51,5% diện tích và 48,5% dân số của tỉnh.

Tiểu vùng này được xác định là vùng động lực phát triển của tỉnh. Định hướng phát triển: Thương mại, dịch vụ; hình thành các vùng trồng lương thực, chè, đậu tương, cây ăn quả có múi tập trung với mức đầu tư thâm canh cao để có khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản. Phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, điện tử, điện lạnh, thủ công mỹ nghệ. Phát triển thủy điện và công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản theo quy hoạch. Đặc biệt trong tương lai gắn với Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy khi đi vào hoạt động sẽ góp phần khai thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh.

Để khai thác triệt để, có hiệu quả quỹ đất đai của tỉnh, đặc biệt đối với đất chưa sử dụng cần phải khai thác sử dụng theo khả năng thích nghi để trong tương lai khơng cịn diện tích đất bỏ hoang. Đối với đất đang sử dụng cần phải xem xét hoặc thay đổi cơ cấu để sử dụng hợp lý hơn. Như thế có sự chu chuyển giữa các loại đất tuỳ theo sự thích hợp và các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai ngắn hạn và dài hạn.

3.5.2.2. Đề xuất sử dụng đất

Trên cơ sở đánh giá thích nghi đất đai, đề xuất sử dụng đất nông nghiệp bền vững của tỉnh Hà Giang như sau:

Bảng 3.9: Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp bền vững Loại sử dụng Diện tích Loại sử dụng Diện tích (ha) % So với diện tích tự nhiên I. Đất nông nghiệp 95.262,80 12,04 - Lúa nước 20.795,80 2,63 - Lúa màu 15.130,00 1,91

- Cây trồng cạn (hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày)

34.337,00 4,34

- Cây công nghiệp lâu năm 11.000,00 1,39

- Cây ăn quả 14.000,00 1,77

II. Nông - lâm kết hợp 115.200,00 14,55

III. Đất lâm nghiệp 540.726,12 68,32

IV. Đất chuyên dùng 33.100,00 4,18

V. Đất ở 7.200,00 0,91

a. Đất nơng nghiệp: Diện tích sử dụng đề xuất là 95.262,80 ha, chiếm 12,04%

tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Trong đó, diện tích đất đất dành cho lúa nước là 20.795,80 ha, chiếm 2,63% diện tích đất tự nhiên, diện tích đất dành cho lúa màu là 15.130,00 ha, chiếm 1,91% diện tích đất tự nhiên. Đất dành cho cây trồng cạn (gồm hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày) là 34.337,00 ha, chiếm 4,34%. Diện tích đất dành cho cây cơng nghiệp lâu năm là 11.000,00 ha, chiếm 1,39% diện tích đất tự nhiên tồn tỉnh.

b. Đất Nơng – lâm kết hợp: Diện tích đất cho loại này được đề xuất là

115.200,00 ha, chiếm 14,55% diện tích đất tự nhiên tồn tỉnh.

c. Đất lâm nghiệp: Được đề xuất là 540.726,12 ha, chiếm diện tích 68,32% đất

tự nhiên toàn tỉnh.

d. Đất chuyên dùng: Đề xuất sử dụng 33.100,00 ha, chiếm diện tích 4,18% đất

tự nhiên toàn tỉnh.

e. Đất ở: Đề xuất sử dụng 7.200,00 ha, chiếm diện tích 0,91% diện tích đất tự

nhiên toàn tỉnh.

3.5.3. Biện pháp sử dụng đất bền vững

3.5.3.1. Đất sản xuất nông nghiệp

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh như trên, định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh đến năm 2020 như sau:

- Hạn chế việc chuyển đất trồng lúa, nhất là đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nơng nghiệp và các mục đích khác.

- Thực hiện chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đa dạng hoá cây trồng, tăng vụ để đưa hệ số sử dụng đất lên 2,0 lần.

- Khai thác đất chưa sử dụng vào đất sản xuất nông nghiệp.

3.5.3.2. Đất lâm nghiệp:

Để từng bước nâng cao giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp, đưa nghề rừng trở thành ngành kinh tế quan trọng và là ngành giải quyết việc làm, tạo thu nhập, đảm bảo ổn định cho các hộ cư dân ở các địa bàn sản xuất lâm nghiệp. Định hướng sử dụng đất lâm nghiệp của tỉnh như sau:

- Quy hoạch phân định rõ 3 loại rừng; tiếp tục giao đất, giao khoán bảo vệ rừng cho dân, chú trọng phát triển rừng kinh tế, cải tạo làm giàu rừng, tạo sản phẩm thu hoạch từ rừng phịng hộ nhưng khơng làm ảnh hưởng tới nhiệm vụ phòng hộ của rừng.

- Xây dựng, mở rộng phát triển các vùng nguyên liệu làm hàng hóa: gỗ và lâm sản ngoài gỗ (song, mây,...), phục vụ các nhà máy chế biến: Gỗ, vám dăm, đồ mộc dân dụng,... phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong dân, xây dựng cơ bản và xuất khẩu.

- Mở rộng mơ hình rừng cộng đồng, giao diện tích rừng đã hết chu kỳ đầu tư cho cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình quản lý. Phát triển kinh tế trang trại, tạo nên các trang trại sản xuất nông lâm kết hợp, canh tác trên đất dốc. Hoàn thành cơng tác giao đất khốn bảo vệ rừng, giao quyền sử dụng đất để nhân dân yên tâm đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

3.5.3.3. Đất nuôi trồng thuỷ sản

Giữ quỹ đất nuôi trồng theo hiện trạng. Trong thời gian gian tới tập trung nâng cao năng suất ni trồng thủy sản. Phát triển các mơ hình ni thâm canh thủy sản, đa dạng hóa các hình thức ni thâm canh, tận dụng tối đa diện tích đất mặt nước có thể ni trồng thủy sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho phát triển bền vững ở tỉnh hà giang (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)