Đơn vị đất đai theo tổ hợp nhóm đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho phát triển bền vững ở tỉnh hà giang (Trang 67 - 72)

STT Tổ hợp nhóm đất Số đơn vị đất Diện tích (ha)

1 Nhóm đất phù sa và Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (G1) 1 đến 21 19.272,69 2 Nhóm đất lầy và than bùn (G2) 22 25,16 3 Nhóm đất đen (G3) 23 đến 28 và 162 989,32 4 Nhóm đất đỏ vàng (G4 ) 29 đến 107 501.456,50 5 Nhóm đất mùn (G5) 108 đến 161 222.913,56 6 Tổng diện tích đánh giá 744.657,22

7 Đất phi nông nghiệp 26.629,02

8 Núi đá khơng có rừng cây 20.202,67

9 Tổng diện tích tự nhiên 791.488,92

Bảng 3.5 trình bày kết quả tóm tắt các đơn vị đất theo tổ hợp nhóm đất, trong đó nhóm đất G1 có 21 đơn vị đất với tổng diện tích 19.272,69 ah; nhóm đất G2 có 1 đơn vị đất với diện tích 25,16 ha; nhóm đất G3 có 7 đơn vị đất với tổng diện tích 989,32 ha; nhóm đất G4 có 79 đơn vị đất với diện tích 501.456,50 ha; nhóm đất G5 có 53 đơn vị đất đai với diện tích 222.913,56 đơn vị đất đai. Phân bố đơn vị đất đai

3.4.2. Xác định các loại hình sử dụng đất

Q trình sản xuất nơng nghiệp liên quan chặt chẽ với các yếu tố tự nhiên như đặc điểm thổ nhưỡng, tính chất nơng hố của đất và khí hậu. Ngồi ra hiệu quả đem lại từ sản xuất của việc bố trí hợp lý cây trồng, vật ni, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, mùa vụ tạo ra các vùng chuyên canh sản xuất sản phẩm hàng hố nơng sản và ngun liệu chế biến còn phụ thuộc nhiều vào các điều kiện khác như khả năng tưới tiêu, địa hình, vốn, lao động cũng như các yếu tố thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm.

Bên cạnh đó đất sản xuất nơng nghiệp của tỉnh cịn chịu áp lực cao của quá trình cơng nghiệp hố, đơ thị hố, ảnh hưởng của các vấn đề phát sinh như ô nhiễm do chất thải sinh hoạt và cơng nghiệp nên diện tích này có xu hướng giảm liên tục hàng năm.

Các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp hiện trạng trên địa bàn tỉnh hiện nay có thể liệt kê như sau:

- Đất trồng lúa: Với các khu vực có địa hình bằng phẳng, có khả năng tưới tiêu chủ động, tập trung chủ yếu ở vùng thấp trên địa bàn thành phố Hà Giang, Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên. Đất ở đây chủ yếu là đất phù sa, đất lầy và than bùn, đất đen, đất đỏ vàng, đất thung lũng là loại đất tốt, thành phần dinh dưỡng cao, địa hình bằng thoải, dễ thốt nước, lại gần nguồn nước tưới nên rất thuận lợi cho trồng lúa.

- Đất chuyên màu và cây hàng năm khác: diện tích này là rất lớn có khoảng 86 nghìn ha, phân bố trên nhóm đất phù sa có thành phần cơ giới cát pha, đất đen trên sản phẩm bồi tụ cacbonat, nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất mùn đỏ vàng trên núi ở độ dốc 0-8o và 8-15o. Tập trung chủ yếu ở các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Bắc Mê. Tuy nhiên cịn gặp nhiều hạn chế đó là hệ thống thuỷ lợi cịn thiếu, diện tích đất được tưới chủ động không lớn.

- Đất trồng cây lâu năm: phân bố trên nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi ở độ dốc 8-15o

và 15-20o tầng đất dày trên 100cm, điều kiện giao thông đi lại tương đối thuận tiện và tiềm năng cho đất trồng cây cơng nghiệp lâu năm khoảng 18 nghìn ha phân bố trên các loại đất đen cacbonat, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất mùn

vàng đỏ trên núi ở độ dốc 8-15o và 15-20o tầng đất dày trên 100cm và 70-100cm. Tiềm năng đất trồng cây lâu năm đặc biệt là cây chè, cây ăn quả như cam, quýt, lê,... được tập trung chủ yếu tại các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Quản Bạ, Yên Minh, Quang Bình.

Nhìn chung về điều kiện thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu... thì tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh khá lớn, song phần diện tích đất đã được khai thác đưa vào sử dụng cho mục đích sản xuất nơng nghiệp cịn chiếm tỷ lệ chưa cao. Hiện trên địa bàn tỉnh cịn tương đối nhiều diện tích đất chưa sử dụng (trên 80 nghìn ha), trong thời gian tới cần được đầu tư để khai thác đưa vào sử dụng một phần cho sản xuất nông nghiệp (trồng cây hàng năm, cây công nghiệp lâu năm).

Căn cứ đánh giá và phân tích hiện trạng sử dụng đất có thể đề xuất các loại hình sử dụng đất có thể phát triển trên địa bàn tỉnh Hà Giang như sau:

- Chuyên lúa nước - Lúa màu

- Hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày - Cây công nghiệp lâu năm

- Cây ăn quả

- Nông – Lâm kết hợp - Trồng rừng

3.4.3. Đánh giá khả năng thích nghi đất đai

Là việc so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất của một loại hình sử dụng đất nào đó với tính chất của đất để xác định mức độ thích hợp (phân hạng).

Phương pháp phân hạng được áp dụng theo phương pháp điều kiện giới hạn của FAO đề xuất. Mức độ thích nghi phân theo 4 cấp với ký hiệu như sau:

S1: rất thích nghi S2: thích nghi S3: Ít thích nghi N: khơng thích nghi

Việc phân hạng thích nghi được thể hiện căn cứ vào các yếu tố đã được phân định trong Bản đồ đất và một số yếu tố tự nhiên của vùng dự án.

S1: rất thích nghi. Đất đai khơng có hạn chế hoặc chỉ có những hạn chế ở mức độ nhỏ rất dễ khắc phục. Sản xuất trên đất này dễ dàng, đầu tư thấp cho năng suất và hiệu quả cao.

S2: thích nghi. Là các vùng đất có các yếu tố hạn chế ở mức độ trung bình, yêu cầu đầu tư cao khoảng 100 – 150% so với S1) hoặc năng suất cây trồng giảm (20 – 30% so với S1). Tuy nhiên nếu đầu tư cải tạo tốt đất hạng S2 có thể nâng lên hạng S1.

S3: Ít thích nghi. Là các vùng đất có nhiều hạn chế hoặc có một số yếu tố hạn chế nghiêm trọng, khó khắc phục (ví dụ địa hình rất cao, tưới tiêu rất khó han vv…) Yêu cầu đầu tư cho hạng đất này rất cao (bằng 150 – 200% so với S1) hoặc năng suất cây trồng chỉ bằng 30 – 50% so với S1 trong cùng điều kiện canh tác.

N: khơng thích nghi. Đất khơng thích nghi với loại sử dụng đất nơng nghiệp vì có nhiều yếu tố hạn chế nghiêm trọng hiện tại rất khó khắc phục. Nếu sản xuất trên đất này sẽ khơng có hiệu quả hoặc gây tác hại đến mơi trường tự nhiên.

3.4.3.1. Xác định yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất

Yêu cầu sử dụng đất đai là những địi hỏi về đặc điểm và tính chất đất đai để đảm bảo cho mỗi loại sử dụng đất dự kiến phát triển bền vững. Mỗi loại sử dụng đất đai có những yêu cầu cơ bản khác nhau. Việc xác định yêu cầu sử dụng đất đai được dựa trên cơ sở 3 nhóm chỉ tiêu là:

- Đặc điểm, tính chất đất đai.

- Vấn đề chăm sóc, quản lý và điều kiện kinh tế. - Bảo vệ đất và môi trường.

Yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất đai được xác định theo các mức độ thích nghi: S1, S2, S3 và N và được trình bày trong bảng 3.6.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho phát triển bền vững ở tỉnh hà giang (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)