Cách tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp tại huyện triệu phong tỉnh quảng trị và đề xuất các giải pháp thích ứng (Trang 41 - 43)

CHƢƠNG 2 : ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Cách tiếp cận

Hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị là một hệ thống được cấu tạo, duy trì sự tồn tại bởi các hợp phần yếu tố tự nhiên môi trường, con người, kinh tế xã hội. Các hợp phần này tương tác qua lại

đó, khi các hiện tượng tự nhiên bất thường xảy ra sẽ tác động tới tất cả các thành phần của hệ thống đó với các mức độ ảnh hưởng khác nhau. Như vậy, cách tiếp cận hệ thống cung cấp cái nhìn tổng quát về từng yếu tố riêng rẽ cũng như mối tương tác giữa các hợp phần bên trong của hệ thống đó. Trên cơ sở đó, việc nghiên cứu hiện trạng và đánh giá mức độ tác động của các hiện tượng thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu sẽ tồn diện hơn.

a. Tiếp cận địa bàn nghiên cứu

Để đánh giá được sự tác động của các hiện tượng thiên tai tới sản xuất nông nghiệp của cộng đồng dân cư trong bối cảnh BĐKH khơng những cần có cái nhìn tổng quan mà cịn phải nhìn nhận từ nhiều góc độ, nhiều nguồn thơng tin khác nhau. Đơn giản bởi vì sự tác động của các hiện tượng thiên tai vừa phản ánh, vừa có sự tác động qua lại với các yếu tố tự nhiên cũng như các yếu tố kinh tế- xã hội của cộng đồng dân cư.

Thêm nữa người dân tại khu vực nghiên cứu cùng chịu tác động của BĐKH do vị trí cư trú của họ, và có thể có chung kinh nghiệm thích ứng với BĐKH. Tuy nhiên, học có thể có những nhận thức đối với rủi ro do BĐKH gây ra khác nhau.

Do đó nghiên cứu chi tiết những ảnh hưởng của các hiện tượng thiên tai gây ra cần có sự tiếp cận địa bàn nghiên cứu bằng cách đi khảo sát thực địa, phỏng vấn và tìm hiểu đời sống của người dân tại huyện Triệu Phong.

b. Tiếp cận về biến đổi khí hậu

BĐKH tồn cầu là điều khơng thể tránh khỏi, hậu quả của BĐKH tồn cầu sẽ khơn lường và nghiêm trọng chưa thể tính tốn trước hết được. Với kịch bản biến đổi khí hậu đã được tính tốn, dự báo, nhưng thực tế xảy ra cịn có thể lớn hơn rất nhiều. BĐKH sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, du lịch, tài nguyên nước, mơi trường sinh thái, sức khỏe con người... Để có một cái nhìn sâu sắc nhất về vấn đề nghiên cứu của BĐKH tới sản xuất nông nghiệp, người viết đã thực hiện tiếp cận với các tư liệu về BĐKH ở khía

cạnh hình thức tác động, hậu quả và sự thích ứng của cộng đồng dân cư tại huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị nói riêng và các tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam nói chung. Sự thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng được đưa vào áp dụng nhằm cùng cộng đồng phân tích nguyên nhân và hậu quả của BĐKH, đồng thời kết hợp các số liệu khoa học và kiến thức bản địa về khí hậu để đưa ra các giải pháp ứng phó.

Trong luận văn sử dụng các số liệu thời tiết của một mốc chuẩn là thời kỳ 1973-2013 để so sánh mới thời kỳ 1980-2015 và các giai đoạn trong thời kỳ này để thấy được sự biến đổi khí hậu của huyện Triệu Phong trong thời gian nghiên cứu.

Luận văn cũng tiếp cận những căn cứ pháp lý về các kế hoạch hành động thích ứng với BĐKH nhằm xây dựng giải pháp cho huyện Triệu Phong như: Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/08/2004 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam); Công văn số 3815/BTNMT-KTTV BĐKH ngày 13/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu; Công văn số 3996/BTNMT-KTTV BĐKH ngày 04/10/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ năm 2010 của Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố tháng 6 năm 2009...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp tại huyện triệu phong tỉnh quảng trị và đề xuất các giải pháp thích ứng (Trang 41 - 43)