Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp tại huyện triệu phong tỉnh quảng trị và đề xuất các giải pháp thích ứng (Trang 43 - 47)

CHƢƠNG 2 : ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: Phương pháp thống kê; Phương pháp đánh giá nhanh nơng thơn có sự tham gia (PRA) và Phương pháp đánh giá mức độ biến đổi của các yếu tố khí hậu.

a. Phương pháp thống kê: Dựa trên số liệu từ các tài liệu, dữ liệu cơ bản về

các điều kiện khí tượng thuỷ văn, hiện tượng thiên tai, sinh kế, sản xuất nơng nghiệp để khái qt được tình hình các vấn đề có liên quan đến nghiên cứu. Để sử dụng phương pháp thống kê cần thu thập các loại số liệu sau:

- Số liệu quan trắc: Số liệu về nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất, lượng mưa năm, lượng mưa mùa mưa, lượng mưa mùa khô, số liệu về các ngày mưa lớn từ 1980 đến 2015. Bộ số liệu này được thu thập từ trạm quan trắc khí tượng tại địa phương. Chuỗi số liệu khí hậu là nguồn thông tin tin cậy để từ đó tiến hành sử dụng các phương pháp thống kê khí tượng để xem xét xu hướng của BĐKH tại địa phương thông qua một số đặc trưng như nhiệt độ, lượng mưa. Thành phần của chuỗi số liệu cách nhau một năm vì vậy với số lượng quan trắc lớn, lên tới 35 năm đảm bảo độ ổn định của kết quả thống kê tính tốn. Các số liệu này được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel và được thể hiện bằng các phương trình tuyến tính

- Các hiện tượng thiên tai: Thu thập số liệu của lũ lụt, hạn hán, rét hại, nắng nóng... từ các Báo cáo Tổng kết thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng của UBND huyện Triệu Phong; các báo chí, website của các tổ chức liên quan; sử dụng phương pháp thống kê để xem xét tần xuất xuất hiện các dạng thiên tai trên địa bàn từ 1980 đến nay;

- Số liệu về tình hình sản xuất nơng nghiệp: thu thập từ Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị từ năm 1980 trở lại đây; sử dụng phương pháp thống kê để hiểu được xu thế biến đổi các vấn đề trong sản xuất nông nghiệp.

b. Phương pháp đánh giá nơng thơn có sự tham gia (PRA)

Khái niệm PRA

Theo Ngân hàng thế giới, PRA là q trình cùng chia sẻ, phân tích thơng tin và hành động giữa các bên tham gia. Trong đó, người dân đóng vai trị chủ đạo để xác định những khó khăn của cộng đồng, thảo luận các giải pháp và lập kế hoạch hành động để giải quyết các khó khăn đó

Quy trình thực hiện PRA

này trên phạm vi địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Thời gian thực địa khảo sát tại địa bàn nghiên cứu được hiện từ ngày 12 - 22/4/2017.

Để tiếp cận được cộng đồng tại địa phương. Tại huyện Triệu Phong, chúng tơi chọn ra 3 xã đại diện đó là Triệu Thượng, Triệu Độ và Triệu Vân; mỗi xã chúng tôi, chọn 1 thôn, mỗi thôn chọn ngẫu nhiên 10 hộ và tham gia phỏng vấn từng hộ. Các hộ dân đã được lựa chọn đảm bảo có đại diện của đủ các loại hộ dân có điều kiện kinh tế khác nhau trong các xã. Như vậy tổng cộng điều tra 30 hộ để lấy ý kiến thông qua mẫu phiếu điều tra có sẵn (phụ lục 1).

Việc phỏng vấn được sử dụng trong quá trình trao đổi và thu thập thông tin. Các câu hỏi sẽ được hướng theo ý định để làm sao cho người được phỏng vấn kể các biểu hiện thiên tai, thiên tai đã tác động như thế nào đến sản xuất nông nghiệp cũng như cơng tác ứng phó của cộng đồng. Cách thức phỏng vấn được tiến hành trực tiếp bằng bảng hỏi.

c. Phương pháp đánh giá tính chất, mức độ, xu thế biến đổi của các yếu tố khí hậu

Mục đích của phương pháp nhằm đánh giá mức độ thay đổi của các yếu tố khí tượng trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Trên cơ sở đó lượng hóa mức độ biến đổi để dự báo xu thế diễn biến của mức độ biến đổi khí hậu trong tương lai. Kết quả đánh giá góp phần quan trọng trong việc xây dựng các giải pháp hành động để đối phó với BĐKH tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Hiện nay, tại địa điểm nghiên cứu khơng có trạm quan trắc khí tượng do đó xem xét sử dụng số liệu trạm khí tượng gần với điểm điểm nghiên cứu nhất và có đặc điểm khí hậu tương đồng. Ở tỉnh Quảng Trị có ba trạm quan trắc khí tượng là Cồn Cỏ ( huyện Côn Đảo), Đông Hà (xã Cam An, huyện Cam Lộ) và Khe Sanh (thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa) trong đó trạm khí tượng Đơng Hà là phù hợp vì các trạm khí tượng này gần với địa điểm nghiên cứu nhất, đặc biệt có sự tương đồng về đặc điểm khí hậu. Chính vì vậy người viết quyết định sử dụng số liệu quan trắc

tại trạm quan trắc Đông Hà từ năm 1980 đến 2015, thời gian 35 năm đủ để xem xét BĐKH.

d. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp này tập hợp các ý kiến đánh giá của các chuyên gia về tác động của BĐKH lên cây lúa. Các ý kiến và đánh giá của các chuyên gia được tập hợp từ các tài liệu nghiên cứu, các báo cáo đánh giá hoặc các cuộc họp chuyên gia, các ý kiến góp ý, đánh giá từ các đồng nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp tại huyện triệu phong tỉnh quảng trị và đề xuất các giải pháp thích ứng (Trang 43 - 47)