Tổng lượng nước thải của các cơ sở chế biến thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường tại một số làng nghề chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 41 - 43)

Bảng 3.5. Tổng lượng nước thải của các cơ sở chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Loại hình Lượng nước thải, m3/tấn sp Đinh mức, m3/tấn sp Sản phẩm chế biến (tấn/năm) Lượng nước thải (m3/năm) Thu gom 10-30 10 41.500 415.000 Chế biến khô 3-6 6 2.200 13.200 Nước mắm/mắm 0,5-2 2 24.400 48.800 Chế biến đông lạnh 30-80 60 10.000 600.000 Dạng hộ gia đình 0,5-1 1 2.100 2.100 Cộng 1.079.100

(Nguồn: Trung tâm Môi trường và Phát triển điều tra và đánh giá)

Lưu lượng nước thải ở các loại hình chế biến khác nhau sẽ khác nhau. Thành phần và nồng độ ô nhiễm trong nước thải chế biến thủy sản phụ thuộc vào loại nguyên liệu, sản phẩm và công nghệ chế biến. Các chất ơ nhiễm chính trong nước thải chế biến thủy sản là chất hữu cơ đặc trưng bằng COD (khoảng từ 500-3.600 mg/l), BOD5 từ 300 đến 2.800mg/l; chất rắn lơ lửng từ 200 đến 1.000 mg/l (1). Nước thải chế biến thủy sản thường có mùi hơi do sự phân huỷ chất hữu cơ hoặc các chất lẫn trong nước thải. Mùi đặc trưng của nước thải ổn định hoặc đã phân hủy là mùi khí H2S-hydro sulfur.

Quy trình sản xuất và dịng thải kèm theo của loại hình sản xuất nước mắm được thể hiện trong hình 3.2 như sau:

Hình 3.2. Quy trình sản xuất nước mắm và dịng thải

Quy trình chế biến nước mắm tại làng nghề chế biến hải sản như sau:

+ Hải sản tươi (chủ yếu là các loại cá) sau khi được thu mua về sẽ được tập trung, rửa sạch và phân loại, thải bỏ những con bị hỏng, ươn... Tiếp đó cá nguyên liệu sẽ được sơ chế: bỏ ruột, vây, mang.... Cá sau khi sơ chế sẽ được tẩm ướp muối. Chất thải rắn phát

Mùi hôi, tanh Ú chượp (trộn

muối, cho nước, đánh khuấy) Phân loại, trộn muối Nước thải (nước rửa sàn) Nguyên liệu (cá tươi)

Đưa vào can/chai

Tiêu thụ Kéo rút Chượp muối (7 – 8 tháng) Bã thải Chất thải rắn: Phần thừa từ quá trình chế biến và cá loại thải Nước

sinh từ công đoạn này gồm có: cá nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn bị thải bỏ, vây, mang, ruột cá...

+ Công đoạn tiếp theo là : Ú chượp (trộn muối, cho nước, đánh khuấy). Cá nguyên liệu sau khi được tẩm ướp muối sẽ được bổ sung muối và nước vào, khuấy trộn đều để các nguyên liệu ngấm đều muối và nước. Toàn bộ hỗn hợp này được chuyển tới các dụng cụ để tiến hành chợp muối. Thời gian ủ kéo dài từ 7-8 tháng tùy vào thời tiết và độ lớn của các nguyên liệu.

Sau thời gian chợp muối, nguyên liệu lúc này đã phân hủy mềm nhuyễn sẽ đến giai đoạn kéo rút. Nghĩa là tách bã thải và nước mắm đã thành phẩm. Nước mắm thành phẩm được đóng gói vào các chai lọ có dung tích khác nhau. Chất thải rắn từ công đoạn này là bã thải (chính là cá nguyên liệu đã phân hủy mềm nhuyễn). Định mức sử dụng nguyên liệu trong chế biến nước mắm tại các làng nghề đươck thể hiện trong bảng 3.6 :

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường tại một số làng nghề chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 41 - 43)