Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy cấp xã phường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường tại một số làng nghề chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 77 - 91)

TT Tổ chức/cá nhân Chức năng, nhiệm vụ

1 Cấp thôn

Trưởng thôn, cán bộ phụ trách

VSMT

- Xây dựng, cụ thể hoá các quy định về BVMT trên địa bàn dưới dạng hướng ước, quy ước…

- Lập báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình BVMT cho UBND xã

- Phối hợp với cán bộ xã, huyện, tỉnh trong việc hướng dẫn, kiểm tra thực hiện BVMT.

- Tham gia tổ chức công tác truyền thông, giáo dục nâng UBND xã Chủ tịch UBND xã Các ban ngành của xã Kinh tế, XDCB,… Cán bộ chuyên môn TN&MT xã Lãnh đạo thôn Tổ cán bộ chuyên môn VSMT Cơ sở sản xuất nhỏ

Hộ chế biến Cơ sở sản xuất tập

cao ý thức BVMT cho nhân dân trên địa bàn.

Hộ sản xuất ở làng nghề

- Có các quy định về an toàn lao động, VSMT ở cơ sở sản xuất

- Tuân thủ các quy định về BVMT của nhà nước.

- Áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn, xử lý chất thải để giảm thiểu ơ nhiễm do cơ sở mình gây ra.

- Đóng phí BVMT cho nhà nước theo qui định. Hộ gia đình - Tuân thủ các quy định về VSMT của thơn, xã

2 Các tổ chức chính trị, xã hội

- Tham gia công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức BVMT của nhân dân.

- Tham gia các hoạt động BVMT

Tăng cường kiểm tra, giám sát các khu/cụm, làng nghề chế biến thủy sản hiện tại và mới thành lập, yêu cầu phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung, hệ thống quản lý chất thải rắn.

Tăng cường kiểm tra bắt buộc các cơ sở thủy sản phải tuân thủ các qui định của pháp luật về BVMT. Đối với các hành vi thải, đổ chất thải ra môi trường vượt quá quy chuẩn cho phép, gây tác động xấu tới sức khoẻ cộng đồng, chính quyền địa phương cần đề ra thời gian xử lý và phải được xử phạt theo qui định của nhà nước và địa phương.

Triển khai áp dụng các cơng cụ kính tế như phí BVMT đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn đối với làng nghề chế biến.

3.3.1.6. Giải pháp đào tạo và ứng dụng công nghệ cao

- Triển khai áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về BVMT.

- Tăng cường nghiên cứu, áp dụng công nghệ xử lý chất thải tiên tiến. Đối những khu chế biến tập trung cần phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Đối với những cơ sở phân tán, làng nghề cần áp dụng giải pháp xử lý cục bộ.

- Tiêu chí lựa chọn cơng nghệ phải đáp ứng các yêu cầu: Chất thải sau xử lý phải đạt quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành; Công nghệ đơn giản, dễ vận hành, dễ chuyển giao; ưu tiên công nghệ tận thu tái sử dụng chất thải.

- Xây dựng chương trình quan trắc cảnh báo mơi trường cơ sở chế biến thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An, hàng năm tỉnh cấp kinh phí để triển khai hoạt động, ngân sách được trích một phần từ nguồn thu phí BVMT.

- Tổ chức các lớp đào tạo nâng cao trình độ chun mơn về mơi trường cho các cán bộ quản lý môi trường các cấp, các lớp tập huấn về xử lý chất thải cho các cán bộ chuyên môn thuộc các cơ sở chế biến, nuôi trồng nhằm nâng cao chất lượng xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường.

- Tăng cường giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng và cho các cơ sở chế biến về: Luật BVMT, các chính sách liên quan đến BVMT làng nghề, các quy chuẩn về môi trường của Việt Nam. Hoạt động chế biến thủy sản, các chất thải phát sinh, mức độ ô nhiễm so với quy chuẩn môi trường. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khoẻ cộng đồng; Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường áp dụng cho các cơ sở, làng nghề.

3.3.1.7. Thu hút các nguồn đầu tư cho bảo vệ môi trường

Thu hút các nguồn đầu tư cho bảo vệ môi trường và tập trung vào những lĩnh vực sau: Ưu tiên nguồn lực từ ngân sách nhà nước đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường (vốn XDCB và nguồn sự nghiệp BVMT) trước hết tập trung cho các cơ sở thủy sản tập trung, các làng nghề chế biến thủy sản.

- Xây dựng cơ chế cho phép sử dụng vốn sự nghiệp môi trường để hỗ trợ xử lý môi trường cho làng nghề theo tỷ lệ phù hợp.

- Huy động các nguồn phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường: Nguồn tự đầu tư của chủ cơ sở sản xuất; Nguồn vốn ODA dành cho bảo vệ môi trường; Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam.

3.3.1.8. Xác định các ưu tiên bảo vệ môi trường chế biến thủy sản

nhiễm, hỗ trợ di dời các làng nghề CBTS vào các khu chế biến thuỷ sản tập trung có thể kiểm sốt tốt về mơi trường.

Quy hoạch các cơ sở chế biến thủy sản, tránh tình trạng nhỏ lẻ, phân tán, manh mún; đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất, chú trọng công tác xử lý chất thải và cải thiện môi trường. Quy hoạch và tổ chức thu gom rác thải tại các bến cá, bến cảng; nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường cho nhân dân, các hộ gia đình, tổ hợp, các chủ cơ sở tham gia chế biến thủy sản. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, kiểm tra, thanh tra, kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm với môi trường.

3.3.2. Các giải pháp về công nghệ kỹ thuật

3.3.2.1. Kiểm soát và xử lý nước thải, chất thải rắn và mùi

a) Kiểm soát lượng nước thải

Các cơ sở cần phải có cam kết với cấp quản lý trong việc sử dụng nước và giảm thiểu nước thải; Xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động giảm thiểu sử dụng nước và nước thải.

Cần thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát môi trường nước dựa trên các chỉ tiêu phân tích chất lượng nước thải trong các cơ sở chế biến thủy sản theo phụ lục Bảng các thơng số mơi trường chính về nước thải, khí thải, tiếng

ồn, độ rung để đánh giá và phân loại cơ sở gây ô nhiễm môi trường (Ban hành

kèm theo Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Nguyên tắc:

- Xây dựng định mức sử dụng nước cho các công đoạn, kế hoạch sử sụng nước cho cả quy trình sản xuất, nên gắn các thiết bị đo (đồng hồ nước) để theo dõi giám sát;

- Giám sát theo dõi lượng nước thải, lấy mẫu kiểm tra để đánh giá được hiệu quả sử dụng nước cũng như hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải;

- Điều chỉnh việc sử dụng nước từng công đoạn thông qua cải tiến quy trình, nâng cao tay nghề cho cơng nhân.

b) Xử lý chất thải

Qua số liệu điều tra và phân tích mẫu nước thải, mức độ vượt quá tiêu chuẩn cho phép của một số thông số về môi trường là rất cao, cụ thể:

Như vậy yêu cầu đối với hệ thống xử lý nước thải phải đạt được hiệu suất loại bỏ tối thiểu 90% chất rắn lơ lửng, 97-98% đối với COD, 96-98% BOD và hơn 99% vi sinh có hại.

 Đối với nhóm thu gom nguyên liệu, kho đông, chế biến nước mắm Nguồn nước thải ở các cơ sở này chủ yếu là nước rửa nguyên liệu, dụng cụ, vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị, nước thải sinh hoạt… nên các yếu tố gây ô nhiễm trong nước thải thường thấp.

Phương pháp xử lý chủ yếu là lắng lọc sơ bộ, xử lý yếm khí và kết hợp sử dụng hố chất khử trùng. Hệ thống xử lý nước thải bao gồm: Rãnh thu gom nước thải, khu hầm xử lý nước thải tập trung (bao gồm bể lắng cơ học, bể xử lý kị khí, xử lý hố học khử trùng, thốt ra mơi trường).

Hình 3.14 thể hiện Quy trình xử lý nước thải thủy sản cho nhóm thu mua ngun liệu, đơng lạnh và chế biến mắm.

Hình 3.14. Quy trình xử lý nước thải thủy sản đề xuất

 Đối nhóm các cơ sở chế biến hàng khơ

Nguồn nước thải chủ yếu nước dùng rửa nguyên liệu, nước dùng hấp cá, nước vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị dụng cụ và nước thải sinh hoạt. Lượng nước sử dụng trong các cơ sở này tương đối lớn và hàm lượng chất hữu cơ có trong nước

Nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt

Song chắn rác Lắng sơ cấp và lắng điều hòa Bể xử lý kị khí Mương oxi hóa hoặc hệ AO Lắng thứ cấp Khử trùng Mương oxi hóa kết hợp thực vật

Phương pháp xử lý: Xử lý ở cấp độ bậc 1 và xử lý sinh học khơng hồn tồn nước thải trước khi xả ra nguồn nước.

 Đối nhóm chế biến đơng lạnh (sơ chế, chế biến)

Hình 3.15. Quy trình xử lý nước thải thủy sản đề xuất cho cơ sở chế biến đông lạnh

Nguồn nước thải gồm nước rửa nguyên liệu, nước rửa trong quá trình chế biến (rửa bán thành phẩm), rửa dụng cụ trang thiết bị, vệ sinh nhà xưởng, nước thải sinh hoạt. Nguồn nước thải đối với loại hình này rất lớn, và mức độ chất hữu cơ gây ô nhiễm trong nước thải cũng cao nhất.

Phương pháp xử lý: Lựa chọn công nghệ xử lý ở mức độ 2 và phương pháp xử lý sinh học.

- Với lượng BOD5<300 mg/l sử dụng phương pháp xử lý sinh học bằng bùn hoạt tính, xử lý sinh hoặc bằng màng vi sinh vật

- Với lượng BOD5 trung bình từ 300-500 mg/l chủ yếu sử dụng phương pháp xử lý sinh học bằng bùn hoạt tính.

- Với lượng BOD5 cao trên 500 mg/l sử dụng phương pháp xử lý sinh học kị khí.

Hình 3.16 là quy trình xử lý nước thải thủy sản tại nhà máy chế biến thủy sản khi đầu vào BOD5 chỉ còn< 500 mg/l.

Nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt

Song chắn rác Lắng sơ cấp và lắng điều hịa Bể xử lý kị khí Mương oxi hóa hoặc hệ AO Lắng thứ cấp Khử trùng Mương oxi hóa kết hợp thực vật

Hình 3.16. Sơ đồ quy trình cơng nghệ xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản (với đầu vào BOD5 <500 mg/l).

c) Xử lý chất thải rắn

Chất thải rắn mang đặc trưng theo từng loại hình cơng nghệ chế biến, thường có khối lượng lớn do tỷ lệ phế thải trên một đơn vị thành phần cao, chịu ảnh hưởng bởi tính mùa vụ của nguồn nguyên liệu. Khối lượng và chủng loại của chất thải rắn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Công suất của xưởng sản xuất, loại nguyên liệu được sử dụng, chất lượng của ngun liệu, trình độ cơng nghệ chế biến, yêu cầu của sản phẩm cuối cùng, tay nghề cơng nhân, mức độ thực hiện các chương trình quản lý chất lượng, mức kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường của cơ sở…

Các biện pháp để thu gom chất thải rắn tại cơ sở chế biến:

- Có dụng cụ thu gom chất thải rắn phù hợp và hợp vệ sinh. Đối với dụng cụ thu gom phế liệu, bã chượp (quá trình chế biến) cần phải đảm bảo kín, có nắp đậy.

- Có nhân lực làm hoạt động thu gom chất thải rắn.

- Có kế hoạch thu gom chất thải rắn theo từng loại hình chế biến, sản phẩm chế biến. Nước thải sản xuất và sinh hoạt Bể thu nước thải kết hợp thiết bị chắn rác Bể tuyển nổi bọt khí Bể SBR hoặc Aroten Bể khử trùng

- Tận thu bã thải, phế liệu theo quy trình thân thiện với mơi trường (bã chượp làm thức ăn gia súc, phân bón hữu cơ).

- Phân loại chất thải rắn theo tính chất vật lý, hóa học của chúng để thuận tiện cho việc xử lý, tận dụng.

- Đối với rác thải sinh hoạt cần có biện pháp thu gom và xử lý tập trung. Hình 3.17 thể hiện quy trình thu gom và xử lý chất thải rắn tại các làng nghề chế biến thủy sản.

Hình 3.17. Quy trình xử lý chất thải rắn

Yêu cầu:

+ Dụng cụ thu gom phải đảm bảo kín

+ Đưa phế liệu ra khỏi khu sản xuất càng sớm càng tốt. d) Xử lý khí thải và mùi

- Dùng nhiên liệu (than hoặc dầu) có hàm lượng lưu huỳnh thấp thay thế than đá.

- Áp dụng công nghệ tiên tiến (đối các cơ sở hấp sấy cá khô nên áp dụng cơng nghệ sử dụng hơi nóng lị hơi để sấy).

- Xây dựng ống khói có chiều cao phù hợp trong mỗi tương quan với lưu lượng, nồng độ khí thải, địa hình và điều kiện khí hậu khu vực.

Chất thải rắn quá trình sx Chất thải rắn dễ phân huỷ Chất thải rắn khó phân huỷ Thu gom thùng kín Khu vực chứa rác thải Xử lý tại chỗ Bán trực tiếp Rác thải sinh hoạt Tiêu huỷ, chôn lấp Chuyển cho VSMT

- Trong các xưởng chế biến cần được thiết kế đảm bảo điều kiện vệ sinh thơng thống và đảm bảo chế độ vi khí hậu bên trong cơng trình nhất là tại những vị trí thao tác của người lao động bằng cách thiết lập hệ thống thơng gió tự nhiên, hệ thống thơng gió hút.

- Tại các nguồn sinh ra khí thải độc hại và bụi cần lắp đặt thiết bị xử lý khí, bụi có cơng suất phù hợp đảm bảo khí thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép.

- Sử dụng hóa chất tẩy rửa khử trùng đúng liều lượng, đúng cách để giảm thiểu ô nhiễm môi trường khơng khí bên trong và bên ngồi cơ sở.

- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật và quản lý cần thiết để giảm thiểu việc sinh bụi do hoạt động của các phương tiện vận chuyển.

- Nên trang bị khẩu trang cho nhân viên lao động tránh ảnh hưởng sức khỏe bởi mùi tanh khó chịu

- Các hố ga, rãnh thoát nước thải nên được che đậy, các xe chở rác thải cần được phủ bạt, tránh cho mùi hôi, tanh lan rộng

- Chất thải rắn cần được thu gom trong ngày, tránh để quá trình phân hủy diễn ra

- Nhà xưởng nên thơng thống và có hệ thống thơng hơi tốt, nếu mùi quá nhiều có thể sử dụng các vật liệu hấp thụ mùi có bán sẵn trên thị trường.

e) Áp dụng sản xuất sạch hơn

Thực hiện nghiêm ngặt các giải pháp tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm…, sản xuất sạch hơn còn giúp cho cơ sở sản xuất ứng dụng có hiệu quả những thành tựu của khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đặc biệt việc ứng dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn sẽ tác động trực tiếp đến việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải thiện sức khoẻ người dân. Chính vì thế sản xuất sạch hơn được xem là một trong những giải pháp quan trọng của sự phát triển bền vững, ổn định của các cơ sở chế biến thủy sản.

 Đối cơ sở chế biến nước mắm

Hồn thiện và áp dụng một số quy trình cơng nghệ mới, nhằm loại bỏ những công đoạn chế biến lạc hậu sử dụng nhiên liệu đầu vào có thể gây ô nhiêm môi trường(than đá trong q trình nấu phá bã).

 Đối nhóm chế biến đơng lạnh:

- Khảo sát quy trình cơng nghệ, sắp xếp phù hợp quy trình sản xuất, tránh gây sự chồng chéo trong các thao tác.

- Khảo sát đánh giá lại định mức sử dụng nước cho từng cơng đoạn, có sự giám sát chặt chẽ.

- Khảo sát bố trí lại hệ thống điện trong cơ sở nhằm đảm bảo giảm chi phí tiêu hao điện.

- Thay thể hệ thống chiếu sáng thông thường bằng hệ thống đèn chiếu sáng tiết kiệm năng lượng.

- Lắp đặt các thiết bị rửa tay cho công nhân sử dụng phương pháp cảm ứng hạn chế sự lãng phí do ý của cơng nhân trong q trình thao tác đóng mở vịi nước.

- Ứng dụng một số công nghệ mới trong việc tận thu nguồn nhiên liệu đầu ra của hệ thống xử lý nước thải, như xây dựng hệ thống biogas.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường tại một số làng nghề chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 77 - 91)