CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Đặc điểm các hệ thống sử dụng đất tại lãnh thổ nghiên cứu
2.4.2. Đặc điểm các loại hình sử dụng đất
Tại huyện Bắc Hà nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng đa phần diện tích đều là đất dốc. Do đặc thù về địa hình, tập quán canh tác, cũng như các điều kiện tự nhiên , kinh tế - xã hội nên hệ thống sử dụng đất ở khu vực miền núi tương đối đa dạng. Trong hệ thống này, không những đa dạng về loại đất (thổ nhưỡng), loại hình sử dụng đất mà còn phong phú về chủng loại cây trồng, trong đó có những loại hình sử dụng đất mang đậm truyền thống của đồng bào các dân tộc vùng cao. Hầu hết các loại hình sử dụng đất đều có tác động đến tính chất đất cũng như mơi trường sinh thái: bên cạnh tác động tích cực làm cải thiện tính chất đất cũng có các tác động tiêu cực làm nghèo dinh dưỡng đất, gia tăng xói mịn, ảnh hưởng khơng nhỏ đến mơi trường và hệ sinh thái.
Qua kết quả thu thập những tài liệu cơ bản của huyện Bắc Hà, tổng hợp số liệu về điều tra sản xuất nông hộ và hiện trạng sử dụng đất, trên địa bàn khu vực phía động và trung tâm huyện Bắc Hà có 05 loại hình sử dụng đất nơng nghiệp chính (bảng 2.4), cụ thể như sau:
- LUT chuyên trồng lúa (bao gồm cả ruộng nước và ruộng bậc thang): Diện tích chuyên trồng lúa nước hiện nay là 951,37 ha, chiếm 7,2% diện tích đất nơng nghiệp và chiếm 3,86 % diện tích đất tự nhiên của vùng. Loại hình sử dụng đất này phân bố ở tất cả xã nhưng diện tích nhỏ hẹp tập trung nhiều ở những vùng đồng bằng, đồi thoải và ven các suối nhỏ tại các xã Bản Phố, Na Hối, Thải Giàng Phố, Tả Củ Tỷ và thị trấn Bắc Hà. Canh tác ruộng nước có khả năng giữ đất, giữ nước tốt, tại những khu vực có
độ dốc lớn thì canh tác ruộng bậc thang cũng là cách giữ đất hữu hiệu, giảm thiểu xói mịn (thường độ dốc < 200). Nếu không làm ruộng bậc thang, canh tác trên nương 1 vụ có thể làm xói mịn 1-2 cm đất.
- LUT chuyên cây hàng năm khác: Diện tích đất bằng trồng cây hàng năm khác hiện nay là 3.641,62 ha, chiếm 27,87% diện tích đất nơng nghiệp. Cây màu được trồng chủ yếu là: ngô, lạc, đậu tương, thuốc lá. Rau được trồng quanh năm với 3 – 4 vụ với các cây su hào, bắp cải, bí xanh. Đây là loại hình chun trồng hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Loại hình này phân bố ở những vùng đất cao, bằng, thoải (có độ dốc <150), thốt nước, khơng có khả năng trồng lúa nước. Loại hình sử dụng đất này phân bố nhiều ở các xã Bảo Nhai, Nậm Mịn, Na Hối, Thải Giàng Phố, trong đó rau chất lượng và công nghệ cao tập trung ở Tà Chải, Thải Giàng Phố và Thị trấn.
- LUT cây lâu năm: Diện tích đất trồng cây cây ăn quả lâu năm hiện nay là 1.044,90 ha, chiếm 8% diện tích đất nơng nghiệp khu vực nghiên cứu. Tập đoàn cây ăn quả cũng rất phong phú (mận Hậu, đào Pháp, lê Tai Nung..) tồn huyện đã trồng hàng nghìn ha cây ăn quả trên đất nơng nghiệp có độ dốc cao trên 150. Loại hình sử dụng đất này phân bố rải rác trong các khu dân cư ở các xã Na Hối, Thị trấn Bắc Hà, Tà Chải, Lầu Thí Ngài và thường được trồng nhiều loại cây khác nhau, hiệu quả sử dụng đất còn thấp.
- LUT rừng sản xuất: có diện tích là 2.171,87 ha, chiếm 19% diện tích tự nhiên. Đất rừng sản xuất phân bố ở tất cả các xã nhưng tập trung ở các xã: Lầu Thí Ngài, Nà Hối, Nậm Mịn. Có một số diện tích là các cây bản địa như sa mộc, mỡ. Ngồi ra, có một số diện tích rừng trồng mới với các cây keo lai, mỡ, xa mộc... nhưng năng suất thấp
- LUT rừng phòng hộ: Trữ lượng gỗ và độ che phủ thấp, tập trung nhiều ở các xã Thài Giảng Phố, Bản Liền, Nậm Mịn. Trong đó có khoảng 70% là đất trống xen cây bụi, hoặc cây bụi xen cây thân gỗ rải rác có thể phục hồi rừng bằng biện pháp khoanh ni tái sinh. Tuy khơng có nhiều rừng nhưng vẫn có trảng cây bụi, xen lẫn gỗ rải rác. Nếu được bảo vệ và chăm sóc khả năng tạo thành rừng sẽ nhanh hơn nhiều so với nhiều vùng núi đá vơi khác.
Bảng 2.4. Diện tích một số cây trồng chính khu vực nghiên cứu
Cây trồng Diện tích
(ha) Cây trồng Diện tích
(ha)
1. Lúa 794.5 5. Cây Lạc 123
1.1. Cây lúa ruộng 758.5 a. Cây lạc xuân 67
a. Cây lúa đông xuân 28.5 b. Cây lạc mùa 56
b. Cây lúa mùa 730 6. Đậu tƣơng 381
1.2. Cây lúa nương 36 a. Đậu tương xuân 212
2. Cây ngô 2165.1 b. Đậu tương mùa 169
Ngô lai 1496.1 7. Rau các loại 340
Ngô địa phương 669 a. Rau, đậu các loại vụ đông 101.5
a. Cây ngô xuân 146.1 b. Rau, đậu các loại vụ xuân 107
b. Cây ngơ chính vụ 1770 c. Rau, đậu các loại vụ mùa 131.5
c. Cây ngô vụ mùa 249 8. Cây ăn quả ( mận, lê.) 1170.2
3. Cây sắn 101 a.Nho 608.1
4. Cây thuốc lá 81.9 b. Mận 445
a. Cây Thuốc lá vụ đông xuân 71.9 c. Lê 70.1
b. Cây Thuốc lá vụ mùa 10 d. Đào 47
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Phịng Nơng Nghiệp và PTNT