CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trƣờng của một số hệ thống sử dụng đất
3.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế của các hệ thống sử dụng đất hiện có tại khu vực nghiên cứu được đánh giá thông qua việc thu thập các thông tin, số liệu và phiếu điều tra nông hộ của 56 hộ gia đình. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các cây trồng gồm:
+ Giá trị hiện thời (PV)
+ Giá trị hiện rịng trung bình/ha/năm (NPV/ha/năm) để đánh giá hiệu quả kinh tế trung bình mỗi năm của cây lâu năm có sử dụng hệ số chiết khấu. Đối với cây ăn quả là những cây trồng một lần nhưng thu lợi nhuận nhiều lần nên để tính tốn được chỉ tiêu NPV thì địi hỏi phải có sự ghi chép cụ thể qua từng năm trong suốt chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây.
+ Hệ số hoàn vốn nội tại (IRR): thể hiện khả năng thu lãi trung bình của khoản tiền đầu tư vào sản xuất cây lâu năm trong suốt vịng đời của các cây trồng đó.
+ Tỉ suất lợi ích – chi phí trung bình/năm (BCR/năm) để xác định hiệu quả đầu tư trung bình/năm. Từ đó có thể so sánh hiệu quả kinh tế các năm và xác định hiệu quả đầu tư. BCR là tỷ lệ của tổng giá trị hiện tại của lợi ích so với tổng giá trị hiện tại của chi phí.
- Lựa chọn hệ số chiết khấu: Hiện tại, người dân địa phương sử dụng nguồn vốn vay: r = 8% (tương đương với lãi suất cho vay trung và dài hạn hiện nay của Agribank - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam).
Các chỉ tiêu này được định lượng bằng tiền, được tính tốn, quy đổi theo giá trị, đơn giá hiện hành (năm 2017).
a. Hiệu quả kinh tế hệ thống sử dụng đất chuyên lúa (cây lúa nước)
Trong trồng lúa, các địa phương đã chú trọng đầu tư cho thâm canh, Giống lúa thường sử dụng là: 838, Bát thơm, chen cù cho năng xuất tương đối cao từ 35 đến 43 tạ/ha. Với những năm thời tiết xấu năng xuất chỉ khoảng 28 tạ/ha. Mức năng suất trên vẫn ở mức thấp hơn so với mức năng suất lúa chung của tỉnh Lào Cai.
Chi phí cho 1 ha trồng lúa/vụ là khoảng 8 – 10 triệu đồng/ha (chưa tính cơng lao động gia đình, máy móc sẵn có, lãi suất ngân hàng). Theo khảo sát tại địa phương có tất cả 10 khoản chi phí chính cho sản xuất một vụ lúa, chia thành 2 nhóm chi phí là
(i): Nhóm chi phí thuộc về vật tư,(ii): Nhóm chi phí thuộc về th mướn và cơng lao động.
Trong tổng chi phí 100%, thì chi phí về vật tư bao gồm giống, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và phân bón chiếm hơn gần 2/3 tổng chi phí (63.21%). Trong đó chi phí cao nhất là mua phân bón (39.5%), kế đến là mua thuốc BVTV các loại (22.25%), rồi đến chi phí về mua giống (4.51%).
Trong chi phí về giống, do tỷ lệ bà con mua giống ở địa phương và tự trao đổi cịn nhiều nên chi phí này chưa cao. Nếu tính mua giá nguyên chủng với giá hiện nay 10 ngàn đồng/kg thì chi phí này gần gấp đôi (9%). Về phân bón, tuy đã có nhiều khuyến cáo áp dụng phân bón nhưng việc áp dụng của nơng dân cịn tùy tiện và không theo sát một khuyến cáo nào. Phân bón được bà con áp dụng theo kết quả điều tra phỏng vấn thì có nơi trái ngược với tài liệu khuyến cáo.
Tổng chi phí thuộc nhóm cơng lao động chiếm tỷ lệ 32.73%. Trong đó sửa soạn đất chiếm tỷ trọng cao nhất (12.98%). Tuy vậy, chúng ta cũng có khả năng giảm chi phí của nhóm này bằng cách trang bị thêm máy móc cho hộ nơng dân, nhất là hiện nay có chủ trương kích cầu cho nơng dân vay vốn lãi suất thấp để đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất và cơ giới hóa lao động thì sẽ giúp hạ giá thành sản phẩm và giải phóng sức lao động cho nông dân, đặc biệt là lao động nữ.
Kết quả tính bình qn trên một ha sản xuất lúa cho thấy hiệu quả một đồng vốn gần như không thuyết phục về mặt kinh tế,tức là 1 đồng vốn bỏ ra phải thu về bằng 1 đồng hoặc trên 1 đồng tiền lời. (>= 2). Trong khi đó, một vụ lúa nếu thuận mùa, không bị dịch bệnh sẽ cho thu hoạch trung bình 35 tạ/ha), với giá thu mua tại ruộng thời điểm hiện nay là 4.500 đồng/kg (tính theo giá đã tăng, lúa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu) thì thu về được 15.750.000 đồng. Như vậy, thu 15.750.000 đồng, trừ chi phí 8.860.000 đồng, nơng dân cịn lời 6.890.000đồng/ha, hiệu quả đồng vốn của vụ lúa tại đây chỉ đạt 1,77.
Đặc biệt trong những năm gần đây tình hình thời tiết diễn biến thất thường, nóng ẩm mưa nhiều tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển phá hoại mùa màng làm cho năng suất lúa có xu hướng giảm. Trước tình cảnh nơng dân sản xuất lúa khơng có lãi, chính quyền địa phương cần có những chính sách thiết thực hơn nữa để hỗ trợ người dân, cụ thể như việc hỗ trợ người dân về giá giống, phân bón, hỗ trợ trong việc tiêu thụ
đầu ra của các sản phẩm. Ngồi ra, cần phải có chiến lược nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, hạ giá thành bằng việc giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất lúa bằng một biện pháp tổng hợp từ giống, kỹ thuật canh tác, áp dụng phân bón, bảo vệ thực vật và công nghệ sau thu hoạch.
b. Hiệu quả kinh tế hệ thống sử dụng đất trồng cây hàng năm khác (cây ngô)
Ngô là cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa và được phân bố dọc theo suối Bắc Hà. Ngô không chỉ cung cấp lương thực cho con người, vật ni mà cịn là cây trồng giúp xóa đói giảm nghèo cho các hộ nông dân nhiều xã miền núi huyện Bắc Hà với năng suất bình qn trên 48 tạ/ha. Ngơ thường sử dụng giống: Biôxit k66, k98, 4300 năng xuất tương đối cao đạt 45-50 tạ/ha, tập trung nhiều nhất tại các xã: Nậm Mòn (446ha), Na Hối (385ha), Thải Giàng Phố (375ha), Bản Phố (345ha). Đây cũng là một trong những cây trồng hàng hóa có diện tích lớn nhất trong khu vực với 2165 ha trồng ngơ.
Các chi phí trồng ngơ cũng tương tự như trồng lúa, cụ thể gồm: Giống, phân bón, cơng tỉa bắp, cơng thu hoạch, làm đất và thêm cơng bóc vỏ + tách hạt. Tổng chi phí trồng 1ha ngô là 11,2 triệu đồng, trong đó chi phí cao nhất là mua phân bón (44.6%), kế đến là công thu hoạch và công làm đất (13.4%). Ngô cho năng suất cao hơn hẳn so với lúa 48 tạ/ha, tính theo giá bán hiện tại 5.000đ/kg thì được 24 triệu đồng, trừ chi phí 11,21 triệu đồng, lãi 12,79 triệu đồng. Gặp thời vụ thuận lợi về thời tiết thì năng suất giống ngơ này sẽ đạt tới 50 tạ/ha. Qua so sánh đánh giá hiệu quả kinh tế giữa trồng ngô lai với những vùng lúa cho thấy sau khi trừ mọi chi phí, mỗi héc ta trồng ngơ có lãi gần 13 triệu đồng, gấp gần 2 lần so với trồng lúa (trung bình 7 triệu đồng/ha). Do đó nhiều hộ nơng dân tại đây đang tích cực chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô lai với nhiều lợi thế hơn và đang phát triển nhanh do nhu cầu cao, có doanh nghiệp bao tiêu đầu ra, chứ không bấp bênh như cây lúa.
c. Hiệu quả kinh tế hệ thống sử dụng đất cây ăn quả (cây mận)
Giống mận Tam Hoa có nguồn gốc từ Trung Quốc, năm 1972 được Trại Rau quả Bắc Hà (Lào Cai) di thực về trồng. Cây mận đã mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân, từ 50 gốc ban đầu đã mở rộng ra khắp vùng Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, Bát Xát, Sa Pa... của tỉnh Lào Cai rồi lan rộng sang các tỉnh Lai Châu, Yên
Bái, Sơn La, Hà Giang... diện tích ước chừng cả chục nghìn ha, song Bắc Hà vẫn là nơi cung cấp mận Tam Hoa lớn nhất cho cả nước.
Tại Bắc Hà, cây mận được trồng rải rác trong các khu dân cư và thường được trồng nhiều loại cây khác nhau, chủ yếu trên vùng đất đồi cả ở địa hình bằng (thung lũng) và địa hình sườn dốc tập trung chủ yếu ở thị trấn Bắc Hà và các xã Na Hối, Bản Phố, Thải Giàng Phố, Tà Chải… Vùng mận chuyên canh này cho sản lượng mỗi năm trên dưới 10.000 tấn. Cây mận hiện nay đang cho hiệu quả kinh tế cao góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân địa phương. Cây ăn quả là cây trồng lâu năm, cho thu hoạch nhiều lần. Để đánh giá hiệu quả của các loại cây này một cách chính xác, sử dụng thêm chỉ tiêu NPV và IRR với mức r = 10% tương đương mức lãi suất ngân hàng tại thời điểm nghiên cứu. Chi phí và thu nhập của 1 ha trồng mận phụ thuộc rất lớn vào mức độ đầu tư và chăm sóc của các hộ gia đình. Giai đoạn thiết kế cơ bản là 3 năm đầu tiên, chi phí trong thời gian này gồm: công làm đất, đào hố, trồng, cây giống, phân bón. Giai đoạn này chưa thu được lãi.
Tổng chi phí trong 10 năm khoảng 86,54 triệu đồng, trong đó chi phí thiết kế cơ bản 23,29 triệu. Khi cây bắt đầu ra quả thì lượng phân bón mỗi năm đều tăng lên. Năm đầu sản lượng khơng đáng kể vì năng suất thấp, đạt khoảng 1,8 tấn/ha/năm. Sau 6 năm thì cây bắt đầu cho quả ổn định với sản lượng trung bình từ 3-4 tấn/ha/năm. Giá bán lẻ tại trung tâm thị trấn Bắc Hà từ 35.000 đồng/kg loại nhỏ, 60.000 đồng/kg loại to; vào vụ thì cịn 20.000 – 25.000 đồng/kg loại nhỏ, 40.000 – 45.000 đồng/kg loại to, nếu mua buôn hay thu mua tại vườn sẽ được giá rẻ hơn. Với giá thành khá cao, nhưng mận Tam hoa vẫn được lòng người mua hơn so với các loại mận khác trên thị trường. Nhiều hộ gia đình có diện tích mận lớn từ 100 đến 300 gốc mận, vào chính vụ thu hoạch mỗi cây mận cho khoảng 30 đến 100 kg/cây, với nhiều gia đình một vụ mận chín sớm mỗi năm trừ chi phí cho thu từ 30 đến 60 triệu đồng. Những năm gần đây, hầu hết bà con nông dân đều tận dụng vườn đồi phát triển cây mận chín sớm, mỗi hộ trung bình trồng từ 50 đến 100 cây.
Qua thực tế tìm hiểu tại địa phương có thể thấy cây ăn quả là hệ thống sử dụng đất cho thu nhập cao đối với người dân ở khu vực. Giá trị thực mang lại cũng như tỷ lệ hoàn vốn nội tại khá cao chứng tỏ loại hình này nên tiếp tục triển khai trồng đại trà, mở rộng diện tích.
Đánh giá chung:
Trên cơ sở phân tích hiệu quả kinh tế các hệ thống sử dụng đất đai nông nghiệp cho thấy lợi nhuận, thu và chi năm 2017 của các hệ thống sử dụng đất như sau:
- HTSDĐ chuyên lúa (cây lúa) khoảng 7 triệu đồng/ha/năm (lúa vụ mùa) - HTSDĐ chuyên màu (cây ngô) khoảng 25 triệu đồng/ha/năm (ngô 2 vụ)
- HTSDĐ cây ăn quả (cây mận) cho lợi nhuận cao nhất khoảng 141 triệu đồng/ha/năm, trung bình 52 triệu/ha/năm
Lợi nhuận trên là kết quả tính chung cho HTSDĐ hiện hữu ở khu vực phía Đơng và trung tâm huyện Bắc Hà, vì chưa có nghiên cứu chi tiết nên chưa thể tính riêng HTSDĐ chuyên lúa, chuyên rau màu, cây ăn quả trên các địa hình khác nhau.
Như vậy, theo kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống sử dụng đất trồng cây ăn quả (cây mận) cho hiệu quả cao nhất, sau đó đến chuyên màu (cây ngô) và chuyên lúa cho hiệu quả kinh tế thấp nhất. Việc nhân dân địa phương áp dụng kỹ thuật thâm canh trồng các loại cây ăn quả như đào, lê…là hướng đi đúng đắn về kinh tế giúp tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, do bệnh về cây ăn quả khá nhiều, và năng suất thường bị ảnh hưởng nặng nề bởi thời tiết cục đoan nên đòi hỏi người dân phải thường xuyên theo dõi, khắc phục kịp thời và các hộ dần cần trau dồi thêm kỹ thuật trong việc trồng trọt, chăm sóc cây ăn quả để thu được sản lượng cao nhất.