Tài nguyên nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ở quận hà đông, hà nội (Trang 36 - 37)

Chương 2 : Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của quận Hà Đông

2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

2.1.4 Tài nguyên nước

- Chế độ thủy văn: Sông Nhuệ và sông La Khê là 2 con sông ảnh hưởng trực tiếp đến việc cấp và tiêu thoát nước khu vực thành phố. Theo tính tốn của Viện quy hoạch thủy lợi – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thơn và kết quả tính tốn mực nước sơng Nhuệ gần đây của trường đại học Thủy lợi thì tương lai mực nước sơng Nhuệ cịn cao hơn nhiều so với mực nước hiện tại. Kết quả tính tốn và thực đo như sau:

- Nguồn nước mặt: Nằm trong tổng thể hệ thống sông Nhuệ: Nối với sông Hồng tại Cống Chèm (Hà Nội), đoạn chảy qua địa phận Hà Tây cũ dài 49km, trong đó đoạn chảy qua quận Hà Đơng có chiều dài 7km, sông Nhuệ lấy nước phù sa sơng Đáy cho 107. 530 ha, trong đó tỉnh Hà Tây cũ nói chung và quận Hà Đơng khoảng 70.000 ha. Vì vậy tác động của sơng Nhuệ đến cơng tác thủy lợi của quận Hà Đông là rất lớn.

Hệ thống sông Đáy: Là một phân lưu chính của sơng Hồng, về mùa cạn đoạn từ cửa Hát Mơn đến Đập Đáy (Đan Phượng) chỉ cịn là một lạch nhỏ vì cửa sơng đã bị ngăn cách với sông Hồng bởi đê Vân Cốc và Đập Đáy, chỉ khi phân lũ mới được mở cửa Đập Đáy tiêu nước cho sông Hồng. Sau khi chương trình làm sống lại dịng sơng Đáy được thực hiện thì đây là nguồn cung cấp nước tưới và tiêu quan trọng cho sản xuất nơng nghiệp của tỉnh nói chung và quận nói riêng.

Hiện nay cốt mặt nước sông Nhuệ mùa lũ thường ở cốt >= 5,600m, luôn cao hơn cốt tự nhiên 5,0-5,6m. Vì vậy về mùa mưa nơi nào chưa san lấp tôn cao thường bị úng ngập nặng.

Hệ thống sơng ngịi trên địa bàn quận có lưu lượng đảm bảo cho nhu cầu tưới tiêu cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt cho cộng đồng dân cư.

- Nguồn nước ngầm: Theo tài liệu thuyết minh địa chất thủy văn của PTS. Ngô Ngọc Cát (chủ biên- trưởng phòng nghiên cứu nước dưới đất thuộc Trung

tâm địa lý Tài nguyên) thì quận Hà Đơng nằm trong khu vực đồng bằng nên nhìn chung nước ngầm dồi dào và ở nơng, có thể khai thác phục vụ trong sản xuất và sinh hoạt với trữ lượng khá.

Mực nước ngầm có áp về mùa mưa (từ tháng 3 đến tháng 9) thường gặp ở cốt -9m đến -11m; mùa khô (từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau) thường ở cốt từ - 10m đến -13m. Còn nước ngầm mạch nông không áp thường cách mặt đất từ 1- 1,5m.

- Các tầng chứa nước hố hổng gồm: khơng áp Haloxen có độ giầu nước trung bình đến rất giầu nước q = 0,2l/s.m. Tầng áp Pleitoxen dưới thuộc loại rất giầu nước với q>111l/s.m có quan hệ mật thiết với sơng Hồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ở quận hà đông, hà nội (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)