Dân cư và lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ở quận hà đông, hà nội (Trang 42 - 44)

Chương 2 : Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của quận Hà Đông

2.2 Đặc điểm Kinh tế Xã hội

2.2.2 Dân cư và lao động

Trước 2006, diện tích thị xã Hà Đơng là 16 km², dân số 9,6 vạn người, trong đó dân số thành thị chiếm khoảng 61,66% tổng dân số. Ngày 27 tháng 12 năm 2006, chính phủ đó ban hành nghị định số 155/2006/NĐ-CP thành lập thành phố Hà Đông thuộc tỉnh Hà Tây, với diện tích như cũ, dân số trung bình khoảng 208.900 người.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính theo nghị định số 23/2008/NĐ-CP, Hà Đơng có 4.791,40 ha diện tích tự nhiên và dân số trung bình là 221300 người. Mật độ dân số trung bình trên tồn quận là 3617,7 người/km2 ; khu vực trung tâm quận lên tới 9700 người/km2.

Dân cư Hà Đông phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở khu vực gần Quốc lộ số 6, tỉnh lộ số 70, đường Vạn Phúc và 21B. Khu vực trung tâm cũ thuộc phường Nguyễn Trãi, Yết Kiêu và phường Văn Mỗ, Vạn Phúc mật độ đạt từ 140-250 người/ha xây dựng đơ thị.

Nhìn chung tỷ lệ gia tăng dân số quận Hà Đơng cịn cao do gia tăng cơ học và gia tăng tự nhiên cao. Tốc độ gia tăng dân số trung bình năm giai đoạn 2003 – 2005 tăng cao hơn so với giai đoạn trước 2,93%. Mức độ gia tăng dân số khác nhau giữa khu vực thành thị và nơng thơn, khu vực thành thị có tỷ lệ gia tăng dân số lớn hơn so với tỷ lệ gia tăng dân số ở khu vực nông thôn

Bảng 2.6: Dân số trung bình qua các năm (2005-2011).

(Đơn vị: 1000 người)

Dân số TB 201,2 208,9 215,1 221,3 231,9 241,9 252,8 Tốc độ tăng dân số TB so với năm trước đó (%) 2,93 3,8 2,96 2,9 4,8 4,3 4,5 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,75 1,04 0,98 0,99 1,4

Nguồn: Theo niên giám thống kê thành phố Hà Nội

Lao động và việc làm:

Hà Đông được sát nhập vào thành phố Hà Nội từ ngày 1/8/2008, theo đó quận Hà Đơng gồm 17 phường (7 phường mới thành lập từ các xã). Theo số liệu thống kê cho thấy 7 xã của Hà Đơng (năm 2008) có tới 60% là đất nơng nghiệp. Lực lượng lao động xuất phát từ nông nghiệp rất cao. Theo số liệu điều tra lao động, việc làm của cục thống kê tỉnh Hà Tây cũ, tổng số lao động làm việc trong ngành kinh tế quốc dân khu vực thị xã Hà Đông cũ năm năm 2003 là 36.534 người, chiếm 18,2% dân số; trong đó lao động cơng nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm 17,8%, lao động nông nghiệp chiếm 24,3%, lao động khu vực dịch vụ khoảng 58,0%. Đến nay, lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại quận Hà Đông chỉ chiếm khoảng 2,5%. Lực lượng lao động này giảm một cách đáng kể là do việc thu hồi đất giai đoạn 2005-2011 khoảng hơn 54% diện tích đất nơng nghiệp. Số lượng người dân bị thu hồi đất chuyển sang các ngành kinh tế khác hoặc thất nghiệp. Nhưng về cơ bản, lực lượng lao động xuất phát từ nông dân là khá lớn.

- Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Hà Tây cũ và phòng thống kê thành phố Hà Nội, dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 68,5% tổng dân số của quận, tức khoảng 136100 người (năm 2011).

Bảng 2.7: Tỷ lệ lao động quận Hà Đông năm 2005 và năm 2011 2005 2011

Người % Người % 1.Tổng lao động làm việc trong các

lĩnh vực kinh tế

36.534 (73,5%

100 136100 100

-Lao động khu vực nông nghiệp 1.735 4,7 3.403 2,5

-Lao động trong khu vực dịch vụ 28.278 76,8 14660 76,9

2.Thất nghiệp 3.000 1.827

Nguồn: Theo Báo cáo Kinh tế xã hội năm 2005 và năm 2011

Trình độ lao động: Những năm qua, tăng trưởng kinh tế của quận Hà Đông đã tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch trong các ngành kinh tế nhưng tốc độ chuyển dịch còn đang ở mức chậm. Vấn đề hiện nay là quận đang còn thiếu lực lượng lao động có kỹ thuật cao làm việc trong các ngành kinh tế. Số lượng lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật và tay nghề chỉ chiếm khoảng 28,5% lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế (theo số liệu thống kê của Cục thống kê quận Hà Đông).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ở quận hà đông, hà nội (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)