Cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ở quận hà đông, hà nội (Trang 64)

Chương 2 : Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của quận Hà Đông

3.2 Cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, KT-XH, Hà Đơng có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp và thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang sản xuất hàng hố theo hướng cơng nghiệp hố và hiện đại hoá. Để khai thác những lợi thế đó, những năm gần đây nông nghiệp và nông thơn Hà Đơng đang có những chuyển biến tích cực.

Trong điều kiện gặp nhiều bất lợi về thời tiết diễn biến phức tạp, sâu bệnh, chuột phá hại nhiều; phát sinh dịch lở mồm long móng, cúm gia cầm; giá cả có

nhiều biến động thất thường nhất là giá các loại vật tư phân bón, thức ăn chăn nuôi phục vụ SXNN đã ảnh hưởng lớn đến quá trình đầu tư cho sản xuất dẫn đến giảm về số lượng, chất lượng sản phẩm và thu nhập của người tham gia SXKD trong lĩnh vực nông nghiệp… nhưng quận đã quan tâm chỉ đạo phát triển SXNN tập trung theo hướng đầu tư mạnh mẽ, đưa những giống cây, con chất lượng cao, sử dụng phân bón hữu cơ, phân vi sinh, thuốc BVTV sinh học vào sản xuất; khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu giống cây trồng, vật ni; hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung như: vùng sản xuất rau an toàn, các trang trại trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với du lịch sinh thái; làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.... Vì vậy, SXNN trên địa bàn quận Hà Đông vẫn liên tục tăng trưởng và phát triển.

Biểu 3.3. Kết quả phát triển nông nghiệp quận Hà Đông các năm 2005, 2010, 2012. Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010 Năm 2012 Tốc độ phát triển (%) 10/05 12/10 Giá trị NN 136785,3 158010 164851 115,52 104,33 Tỷ lệ % so với GDP cả quận 4,75 2,51 1,75 1. Nơng nghiệp Trong đó: 135620 154995 161454 114,28 104,17 - Trồng trọt 80325,6 83123,5 88117,2 103,48 106,00 - Chăn nuôi 55294,4 71871,5 73336,8 129,70 102,04 2. Dịch vụ NN 1165,3 3015,0 3397,0 258,73 112,66

(Nguồn: Báo cáo Kinh tế xã hội hàng năm quận Hà Đông)

Biểu 3.4. Cơ cấu giá trị SXNN và nuôi trồng thuỷ sản quận Hà Đông năm 2005-2012 (Đơn vị: %)

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2007 Năm 2009 Năm 2011 Năm 2012 Giá trị NN & Thuỷ sản

(theo giá cố định) 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 2. Nông nghiệp Trong đó: - Trồng trọt - Chăn nuôi 97,40 59,22 38,18 97,39 58,11 39,28 97,33 56,23 41,10 97,27 54,76 42,51 97,11 54,57 42,54

2. Thuỷ sản 2,59 2,61 2,67 2,69 2,89

(Nguồn: Chi cục thống kê quận Hà Đông)

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực: Tỷ trọng chăn ni tăng từ 40,77% năm 2005 lên 45,42% năm 2012; tỷ trọng ngành trồng trọt giảm dần từ 59,22% năm 2005 xuống còn 54,57% năm 2012 nhưng về giá trị tuyệt đối của ngành trồng trọt vẫn tiếp tục tăng, từ 80325,6 triệu đồng năm 2005 lên 88117,2 triệu đồng năm 2012. Dịch vụ Nông nghiệp cũng ngày càng phát triển mạnh: Năm 2005 chỉ đạt 0,85% , đến năm 2012 đã đạt trên 2%. Đây là một lĩnh vực cần được quan tâm phát triển mạnh vì nó đóng góp vai trị quan trọng trong đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững. Lĩnh vực thủy sản của Hà Đông chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 2,7%) và biến động không nhiều qua các năm.

(Nguồn: Chi cục thống kê quận Hà Đông)

Qua số liệu biểu trên cho thấy: Trong SXNN quận Hà Đông, cây lương thực vẫn là cây chiếm vai trò chủ đạo chiếm 51,2% tổng giá trị sản lượng ngành trồng trọt của quận, song trong điều kiện Hà Đơng là quận có tốc độ đơ thị nhanh khiến cho diện tích cây lương thực giảm, do đó giá trị sản xuất cũng giảm theo. Năm 2005 cây lương thực đạt giá trị 37 981,9 triệu đồng, chiếm 55% giá trị ngành trồng trọt; đến năm 2012 đạt 42 962,3 triệu đồng, chiếm 51% ngành (trung bình mỗi năm giảm 0,6%).

Cây thực phẩm, chủ yếu là rau quả như rau muống, cà chua, xu hào, củ cải… có giá trị tăng trưởng cao: Năm 2005 đạt 21 665,7 triệu đồng, chiếm 30,8%; đến

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Cây lương thực có hạt -Lúa -Ngô -Khoai lang -Khác 37981,9 35729,0 1992,3 320,3 40,3 38599,5 39467,5 40314,1 41136,8 38480,2 2248,0 356,6 52,0 41933,9 38890,3 2360,2 620,4 63,0 42373,4 39200,2 2412,3 700,9 60,0 42962,3 39534,0 2513,7 825,3 89,3 Cây thực phẩm -Rau muống, cải, xu hào,, cà chua. -Rau khác 21665,7 10007,3 11658,7 22568,5 23266,5 23741,3 24860,0 11260,3 13599,7 25628,9 12700,4 12928,5 26696,8 13008,3 13688,5 27522,5 13385,5 14137,0 Cây công nghiệp - Lạc - Khác 700,6 645,3 55,3 710,69 720,05 731,7 746,6 712,3 34,3 753,9 721.8 32,1 763,1 731,0 32,1 770,8 740,0 30,8 Cây hàng năm khác - Hoa, cây - cảnh - Cây ăn quả 9947,6 8210,2 1737,4 10150,6 10368,3 10579,9 10795,9 8993,3 1802,6 11118,3 9265,5 1852,8 11521,6 9512,7 2008,9 11877,9 9657,5 2220,4

năm 2012 tăng lên thêm 5 856,8 triệu đồng, tức đạt 27522,5 triệu đồng – chiếm 33,5% giá trị ngành trồng trọt. Đây là một chuyển biến tích cực trong cơ cấu các loại cây trồng của ngành trồng trọt.

Diện tích cây hàng năm khác, chủ yếu là diện tích hoa cây cảnh có tốc độ tăng trưởng khá cao, năm 2005 đạt 9947,6 triệu đồng, đến năm 2012 là 11877,9 triệu đồng (tăng thêm 19,4%) trong đó đáng chú ý diện tích hoa cây cảnh tăng tới 67,42% và diện tích trồng cỏ để phát triển chăn ni bị tăng 24,21%.

Bảng 3.6: Số lượng và sản phẩm chăn nuôi quận Hà Đông năm 2005, 2012

Đvt: Số lượng (con), sản lượng (tấn)

Trâu Bò Lợn Gà Vịt, ngan, ngỗng Chó Ong Số lượng 2005 336 793 2136 59500 8500 6500 330 tổ 2012 420 852 2382 62000 9000 7000 375 tổ Sản lượng 2005 76 153 1400 80 22 69 1,8 2012 97 168 1611 86 26 75 2

(Nguồn: Phịng Nơng nghiệp quận Hà Đơng)

Trong giai đoạn 2005 – 2012 số lượng, quy mô cũng như chất lượng chăn nuôi trên địa bàn quận Hà Đông tăng khá nhiều:

+ Lượng trâu bò năm 2005 là 1129 con với sản lượng 229 tấn, năm 2012 tăng lên 1272 con với sản lượng lên tới 265 tấn (tăng thêm 13% về số lượng trâu bị, trong khi đó sản lượng cũng tăng thêm 15,7%). Trâu bò ở quận Hà Đông được nuôi nhiều ở Dương Nội, Đồng Mai,Yên Nghĩa, Kiến Hưng, La Khê và Biên Giang.

+ Đàn lợn cũng tăng đáng kể từ 2136 con năm 2005 tăng lên 2382 con năm 2012 (tăng 12%). Đàn lợn với quy mô lớn và sản lượng cao được nuôi tập trung ở Đồng Mai, Phú Lương và Dương Nội.

+ Gia cầm cũng có tỷ lệ gia tăng số lượng và sản lượng đáng kể qua các năm: Năm 2005 tổng số lượng gia cầm là 68000 con với sản lượng xuất chuồng là 102 tấn, năm 2010 số lượng tăng thêm 5% đạt 71000 con với sản lượng 112 tấn. Lượng gia cầm phân bố tập trung ở Phú Lương, Phú Lãm, Yên Nghĩa, Đồng Mai.

+ Ong chủ yếu được nuôi ở Yên Nghĩa với lượng tổ khoảng 340 tổ cho sản lượng 1450 kg mật ong.

Các vùng chuyên sản xuất RAT của quận: phường Yên Nghĩa với sản lượng rau đạt 1214,1 tấn / 83,7ha; phường Đồng Mai với sản lượng rau đạt 895 tấn/ 43,2ha; phường Biên Giang đạt 542 tấn/40,2ha ; phường Phú Lương đạt 223 tấn/16ha năm 2012. Đây là các vùng được đầu tư cây giống, trang thiết bị và quy trình sản xuất rau sạch với chất lượng tiêu chuẩn. Sản lượng rau hằng năm tại các vùng sản xuất RAT rất cao, chủng loại phong phú, chất lượng đảm bảo. Lượng rau sạch dồi dào cung cấp đủ yêu cầu của nhân dân trong quận Hà Đông cũng như đưa một lượng lớn rau sạch vào nội thành Hà Nội, các địa phương lân cận. Hiện nay quy mô của các vùng sản xuất rau sạch đang được mở rộng, phát triển nâng cao hơn nữa nhằm đem lại thương hiệu là vùng sản xuất RAT lớn nhất cho nội thành Hà Nội.

Ở phía Tây Bắc tỉnh có phường Dương Nội mơ hình sản xuất chun mơn hóa điển hình là: HTX Ỷ La chuyên sản xuất RAT và các loại hoa: Sản lượng RAT cũng đạt 260 tấn/ 16,2% ; diện tích trơng hoa lên tới 22ha, chiếm 85% diện tích trồng hoa của tồn quận.

Về chăn ni được tập trung phát triển thành vùng chun ni bị, lợn thịt, và gia cầm ở phía tây bắc thuộc phường Dương Nội và phía Đơng Nam thuộc phường Phú Lương, Văn Khê.

3.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nơng nghiệp ln đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của quận Hà Đơng. Hiện nay diện tích đất nơng nghiệp giảm khá nhiều, tuy nhiên sự đầu tư vào nông nghiệp vẫn được chú trọng phát triển với mục tiêu là phát triển nông nghiệp bền vững. Giá trị sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 1,75% tổng giá trị sản xuất của quận, tuy nhiên nó lại là phần khơng thể thiếu trong việc giải quyết nhu cầu lương thực thực phẩm của cả quận, giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 40% lao động và góp phần tạo nên một đơ thị xanh – đơ thị sinh thái theo đúng nghĩa. Tuy nhiên để đạt được các tiêu chí đơ thị xanh- đơ thị sinh thái thì Hà Đơng cần nhiều thời gian và định hướng đúng đắn (theo GS.TS. Lê Huy Bá).

- Xâm phạm ít nhất đến mơi trường tự nhiên - Tức đảm bảo việc sinh hoạt, sản xuất con người ít gây tác hại xấu đến môi trường nhất: Nông nghiệp chính là một ngành ít tác động xấu đến thiên nhiên. Việc nuôi trồng với công nghệ hiện đại, không sử dụng bừa bãi các hóa chất động hại đến môi trường là cách thức biến nông nghiệp trở thành động lực cho việc phát triển một đô thị xanh ở Hà

Đơng.

- Đa dạng hóa nhiều nhất việc sử dụng đất, chức năng đô thị và các hoạt động khác của con người: Việc đảm bảo tỷ lệ đất nông nghiệp ổn định, tức không chuyển đổi hết đất nông nghiệp sang đất ở, đất cơng nghiệp góp phần giữ cơ cấu đất phù hợp. Tiếp đó là sự định hướng sử dụng đất đa dạng, thích hợp: kết hợp sản xuất nơng nghiệp với du lịch sinh thái tại các vườn hoa ở Dương Nội hay kết hợp nuôi trồng thủy sản với hoạt động du lịch câu cá, nghỉ dưỡng…

- Trong điều kiện có thể, cố giữ cho hệ thống đơ thị được khép kín và tự cân bằng: Đối với sản xuất nông nghiệp, chỉ tiêu này thể hiện ở chỗ nông nghiệp là một mắt xích chính trong hệ thống đơ thị. Sản xuất nơng nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhu cầu của tồn quận Hà Đơng; sử dụng nguồn nước tự nhiên tại sông Nhuệ và sông Đáy cũng như ao hồ để cung cấp tươi tiêu cho nông nghiệp đảm bảo cân bằng tự nhiên…

- Giữ cho sự phát triển dân số đô thị và tiềm năng của môi trường được cân bằng một cách tối ưu: Việc phát triển nơng nghiệp ở Hà Đơng góp phần đảm bảo diện tích cây xanh trên tổng diện tích quận, cùng với phát triển nơng nghiệp theo hướng bền vững giúp cân bằng sinh thái; phát huy tiềm năng môi trường: khai thác điều kiện tự nhiên, khí hậu để sản xuất nơng nghiệp…

3.5 Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp hiện tại quận Hà Đông

Thực trạng phát triển nông nghiệp của quận Hà Đông bước đầu đã phát triển theo hướng tích cực, bền vững song vẫn cịn một số hạn chế như:

+ Quy hoạch quỹ đất chưa thực sự hiệu quả do việc dồn điển đổi thửa chưa đạt được kết quả cao. Việc quỹ đất nông nghiệp ngày càng giảm để nhường chỗ cho đất phi nông nghiệp của q trình đơ thị hóa thì vấn đề cấp thiết cần giải quyết chính là quy hoạch quỹ đất nơng nghiệp thế nào để đạt có thể hình thành các vùng chun mơn hóa cao, tập trung, đạt hiểu quả rõ rệt về kinh tế, xã hội cũng như môi trường.

+ Chăn ni vẫn cịn phân tán trong khu dân cư nhất là chăn ni bị đã làm hạn chế khả năng mở rộng quy mô sản xuất, môi trường bị ô nhiễm.

3.6 Định hướng, giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững

a. Huy động và sử dụng có hiệu quả đất đai

Trên cơ sở đánh giá đất đai làm cơ sở cho việc bố trí quy hoạch sử dụng đất, sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả quỹ đất nông nghiệp. Kết hợp chặt chẽ giữa khai thác với bảo vệ, bồi dưỡng và cải tạo ruộng đất. Đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa để hình thành các vùng chuyên canh lớn. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về ruộng đất. Hướng tới phát triển quận Hà Đông trở thành một đô thị xanh với một số định hướng:

- Giảm diện tích đất nơng nghiệp để cung cấp đất cho phát triển đô thị, tuy nhiên vẫn phải giữ được tỷ lệ đất nông nghiệp đủ lớn để sản xuất các sản phẩm thiết yếu, chất lượng cao. Đất nông nghiệp hiện nay chiếm khoảng 25,8%, định hướng sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 15% diện tích tồn quận. Đây là một tỷ lệ phù hợp cho sự phát triển nông nghiệp quận Hà Đơng, đồng thời cũng góp phần tham gia vào đảm bảo diện tích cây xanh cho đơ thị với tỷ lệ diện tích cây xanh trên người đạt khoảng 12-15m2/người.

- Tăng diện tích cây trồng với các giống cây hiệu quả như rau, hoa đồng thời giảm diện tích chăn ni gây ơ nhiễm.

- Kết hợp sử dụng đất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp với các ngành nghề khác để đạt được sự đa dạng sử dụng đất, hiệu quả kinh tế cao như phát triển du lịch sinh thái ...

b. Chính sách đất nơng nghiệp

Đẩy nhanh tiến độ cấp quyền sử dụng đất nông nghiệp đến từng hộ nông dân theo chủ trương của Nhà nước. Xác định mức độ hạn điền đối với đất nông nghiệp đặc biệt là các hộ phát triển trang trại. Thực hiện rà soát lại diện tích đất lâm nghiệp để quản lý tốt hơn. Ưu tiên và khuyến khích các nơng hộ mở trang trại nông lâm nghiệp, thơng qua các chính sách cấp, cho thuê đất sử dụng lâu dài.

3.6.2 Định hướng cơ cấu nông nghiệp bền vững

- Chuyển dịch cơ cấu SXNN theo hướng:

+ Ngành chăn nuôi tiếp tục phát triển theo hướng thâm canh. Trong đó ổn định và nâng cao chất lượng đàn bò; tăng số lượng và chất lượng đàn lợnhướng nạc, phát triển chăn ni gia cầm một cách an tồn trên cơ sở kiểm soát được dịch cúm gia cầm. Phát triển sản xuất giống vật nuôi chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển chăn nuôi trong và ngoài quận. Đến 2010 giá trị sản xuất ngành chăn

nuôi đạt126,5 tỉ đồng, chiếm khoảng 47,5% và năm 2020 đạt giá trị sản xuất 135,0 tỉ đồng, chiếm khoảng 38% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp thuỷ sản. Tập trung thực hiện tốt kế hoạch đưa chăn nuôi ra xa khu vực dân cư cùng các giải pháp phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường… Về tiêu thụ, kiên quyết không kinh doanh giết mổ ở các khu đô thị, thị trấn và khu dân cư.

+ Trồng trọt của Hà Đông vẫn phải phấn đấu để ổn định tỉ trọng. Tăng diện tích RAT, rau cao cấp, rau gia vị. Mở rộng và phát triển hoa, cây cảnh, cây ăn quả phù hợp với khả năng của mỗi vùng và xã trong Huyện.

- Phát triển ngành dịch vụ nông nghiệp; giá trị sản xuất ngành dịch vụ nông nghiệp năm 2005 đạt 1165,3 triệu đồng, đến năm 2012 đã tăng lên 3395,0 triệu đồng. Việc phát triển mạnh dịch vụ nông nghiệp tạo bước nhảy vọt về chất lượng, sản lượng trong sản xuất nông nghiệp.

3.6.3 Định hướng xây dựng các vùng chun mơn hóa a. Vùng chun mơn hóa a. Vùng chun mơn hóa

Sự chun mơn hố nói lên chức năng sản xuất cơ bản và quyết định phương hướng sản xuất chủ yếu của vùng trong một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định. Mặt khác, sự chun mơn hố của vùng kinh tế nói lên vai trị và vị trí của vùng trong nền kinh tế phải gánh vác đối với cả nước hay đối với nhiều vùng khác trong một thời gian tương đối dài.

Chun mơn hố sản xuất vùng kinh tế là dựa vào những ưu thế của vùng để phát triển một số ngành có ý nghĩa đối với cả nước, hoặc có ý nghĩa đối với thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ở quận hà đông, hà nội (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)