Cách tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá phân hạng đất nhằm đề xuất sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện hải hậu, tỉnh nam định (Trang 33 - 34)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

1.3.1. Cách tiếp cận

1) Tiếp cận phát triển bền vững:

Phát triển bền vững được hiểu “là sự phát triển nhằm đáp ứng được những nhu cầu hiện tại, nhưng không gây trở ngại, làm tổn hại đến việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Về bản chất, phát triển bền vững trước hết phải là một quá trình phát triển, mà trong đó quan hệ giữa kinh tế, xã hội và mơi trường luôn được điều chỉnh tối ưu, nhu cầu và lợi ích giữa các thế hệ được giải quyết hài hoà. Trên thực tế, phát triển bền vững khơng dễ dàng đạt được vì yếu tố phát triển ln thay đổi, thậm chí thay đổi rất nhanh so với khả năng điều chỉnh.Vì vậy, phát triển bền vững là mục tiêu phấn đấu của xã hội, các ngành kinh tế, vùng lãnh thổ và các địa phương.

Nằm ở vùng ven biển của tỉnh Nam Định, huyện Hải Hậu khá nhạy cảm đối với các tác động của thiên tai và các hoạt động kinh tế xã hội của con người. Chính vì vậy, phát triển bền vững được xác định là một trong những cách tiếp cận quan trọng của đề tài. Phát triển bền vững cần hướng đến việc đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế và thích ứng với những thay đổi nhanh chóng và tác động của thiên tai, đảm bảo sự cân bằng sinh thái, để một mặt thoả mãn được nhu cầu phát triển trước mắt, mặt khác duy trì được nguồn tài nguyên và môi trường sinh thái cho các thế hệ mai sau tại khu vực nghiên cứu.

2) Tiếp cận quy hoạch lãnh thổ:

Tiếp cận quy hoạch lãnh thổ là nhìn nhận các đặc trưng về cấu trúc và chức năng của các đối tượng tự nhiên và kinh tế xã hội phân bố trong lãnh thổ nghiên cứu khơng chỉ ở hiện tại mà cịn xem xét trong quá khứ cũng như định hướng cho tương lai.

3) Tiếp cận hệ thống

Tiếp cận hệ thống là quan điểm tiếp cận xuyên suốt trong mọi giai đoạn thực hiện đề tài. Theo tiếp cận này, huyện Hải Hậu được coi là một hệ thống, trong đó có

sự tương tác giữa các hợp phần tự nhiên và hệ thống kinh tế xã hội. Các hợp phần được gắn kết lại để đánh giá thích hợp đất đai theo FAO phục vụ định hướng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá phân hạng đất nhằm đề xuất sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện hải hậu, tỉnh nam định (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)