Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm tự nhiên và sử dụng đất của huyện Hải Hậu
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Hải Hậu là một huyện ven biển nằm ở phía Đơng Nam tỉnh Nam Định, có
tọa độ địa lý 190
59’00’’ đến 20015’00 vĩ độ bắc và từ 1060
11’00’’ đến 106021’00’’ kinh độ đơng. Có diện tích 22.895,59 ha gồm 32 xã và 3 thị trấn.
- Phía Đơng Giáp với các huyện Giao Thủy và vịnh Bắc Bộ - Phía Tây Giáp với huyện Nghĩa Hưng và huyện Trực Ninh - Phía Nam giáp với vịnh Bắc Bộ.
- Phía Bắc giáp với huyện Trực Ninh và huyện Xuân Trường.
Hải Hậu có hai mặt giáp sơng và một mặt giáp biển tạo cho huyện có lợi thế về giao thông, đường thủy và phát triển kinh tế biển. Trên địa bàn huyện có hai tuyến đường chính đi qua là Quốc lộ 21 từ TP. Nam Định chạy dọc từ phía Bắc đến phía Nam huyện và đường tỉnh lộ 56 chạy từ các huyện Vụ Bản, Ý Yên, qua huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu sang Giao Thủy giao nhau tại trung tâm huyện lị Hải Hậu hình thành nên các trung tâm dịch vụ thương mại và các khu dân cư trù phú
Với vị trí địa lý khá thuận lợi đó là điều kiện thuận lợi để Hải Hậu phát triển kinh tế năng động, đa dạng và hòa nhập cùng với các địa phương trong và ngồi tỉnh.
b) Khí hậu
Hải Hậu mang đầy đủ những đặc điểm của tiểu khí hậu vùng đồng bằng sơng Hồng, là khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1500-1600 mm ,phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ của huyện. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm gần 80% lượng
mưa cả năm, các tháng mưa nhiều là các tháng 7, 8, 9. Do lượng mưa nhiều, tập trung nên gây ngập úng làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nhất là khi mưa lớn kết hợp với triều cường, nước sông lên cao. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm 20% lượng mưa cả năm. Các tháng mưa ít nhất là tháng 1, 2 và tháng 12.Có tháng gần như khơng mưa. Tuy nhiên có những năm mưa muộn ảnh hưởng đến việc gieo trồng cây vụ đông và mưa sớm ảnh hưởng đến thu hoạch vụ chiêm xuân.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm từ 230C đến 240C, số tháng có nhiệt độ
trung bình lớn hơn 200C từ 8 đến 9 tháng. Mùa đông nhiệt độ trung bình là 18,90C,
tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2.Mùa hạ nhiệt độ trung bình là 270C, tháng
nóng nhất là tháng 6 và tháng 7. Tổng tích ơn từ 8550 đến 86500
C.
- Độ ẩm: Độ ẩm khơng khí tương đối cao, trung bình năm 80-90%, giữa tháng có độ ẩm cao nhất và nhỏ nhất khơng chênh lệch nhiều, tháng có độ ẩm cao nhất là 90-92% (tháng 2), thấp nhất là tháng 6 (80%).
- Nắng: Tổng số giờ nắng từ 1400-1500 giờ. Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng. Vụ hè thu có số giờ nắng 1100 – 1200 giờ chiếm 70% số giờ nắng trong năm.
- Gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa , tốc độ gió trung bình cả năm
là 2 – 2,3 m/s. Mùa đơng hướng gió thịnh hành là gió đơng bắc với tần suất 60 –
70%, tốc độ gió trung bình 2,4 – 2,6 m/s, những tháng cuối mùa đơng, gió có xu hướng chuyển dần về phía đơng. Mùa hạ hướng gió thịnh hành là gió đơng nam, với tần suất 50 – 70%, tốc độ gió trung bình 1,9 – 2,2 m/s, tốc độ gió cực đại (khi có bão) là 40m/s trong nội đồng và 45m/s ở ven biển, đầu mùa hạ thường xuất hiện các đợt gió tây khơ nóng gây tác động xấu đến mùa màng, cây trồng, vật nuôi.
- Bão: Do nằm giáp vùng vịnh bắc bộ, nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới bình quân từ 4 – 6 trận/năm.
Nhìn chung khí hậu thời tiết thuận lợi cho môi trường sống của con người, sự phát triển của hệ sinh thái động, thực vật, du lịch. Điều kiện khí hậu Hải Hậu rất
thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, việc gieo trồng có thể tiến hành quanh năm, đồng ruộng mỗi năm được 2-3 vụ.
c) Địa hình
Hải Hậu có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc từ bắc xuống nam, độ cao trung bình so với mặt biển từ +0,3 đến +0,7. Đất đai phì nhiêu tạo điều kiện phát triển tiềm năng nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Nhìn chung điều kiện địa hình của Hải Hậu tạo ra hệ sinh thái đa dạng theo hệ sinh thái đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ. Thuận lợi cho việc xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, phục vụ phát triển kinh tế- xã hội. Vùng phía nam huyện gồm một số xã, thị trấn, cốt đất thấp chủ yếu là đất phù sa trẻ, hệ sinh thái đa dạng, phong phú; đặc biệt là hệ sinh thái vùng ven biển Đông.
d) Thủy văn
Chế độ thủy văn của huyện chịu ảnh hưởng chính của hai sơng lớn thuộc hệ thống sơng Hồng: Sơng Ninh Cơ ở phía Tây và phía Tây Bắc, sơng Sị ở phía Đơng. Hải Hậu có hệ thống sơng ngịi khá dày đặc, đặc điểm nổi bật của thủy văn toàn huyện là ảnh hưởng mạch của thủy triều. Chính thủy triều đã chi phối tất cả chế độ tưới, tiêu cũng như một phần hoạt động đời sống kinh tế- xã hội. Đồng thời chế độ nhật chiều đã giúp quá trình thau chua, rửa mặn trên đồng ruộng. Hàng năm, sông Ninh Cơ đã đưa một lượng phù sa khá lớn bồi đắp cho đồng ruộng.
e) Thực vật
Là huyện ven biển nên Hải Hậu có hệ sinh thái, thực vật và cây trồng khá phong phú bao gồm :
- Cây trồng nông nghiệp hằng năm: Lúa nước, cây hoa màu như: ngô, đậu đỗ, cây công nghiệp hằng năm như: lạc, đỗ tương, cây rau các loại, cây cói….
- Cây lâu năm: Cây ăn quả như: nhãn, vải, cây dâu, đồng cỏ…. - Thực vật tự nhiên: Sú, đước, vẹt…
g) Thổ nhưỡng
Căn cứ kết quả xây dựng bản đồ đất huyện Hải Hậu tỷ lệ 1/25.000, năm 2006 theo phương pháp phân loại Việt Nam của viện Quy hoạch và Thiết kế Nông
nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT), trên diện tích 14.271,66 ha đất sản xuất nơng nghiệp và đất có khả năng phát triển nơng nghiệp.
2.1.2. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2005 – 2011 và thực trạng phát triển kinh tế- xã hội
2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2005 -2011
Tổng sản phẩm (GDP) tăng bình quân giai đoạn 2005 - 2011 là 9,5%/năm. Cơ cấu kinh tế (theo giá trị sản xuất): Nông lâm nghiệp - thuỷ sản (NLN-TS); công nghiệp - xây dựng (CN-XD); Dịch vụ - thương mại (DV-TM) theo giá hiện hành giai đoạn 2005 – 2011 cụ thể là: GDP của huyện năm 2011 đạt 5.502,16 tỷ đồng, với cơ cấu kinh tế các ngành NLN-TS; CN-XD; TM-DV tương ứng là 62,71%; 20,90%; 16,39%, tốc độ tăng GDP là 3,70 lần so với năm 2005 (1.488,55 tỷ đồng), với cơ cấu kinh tế các ngành NLN-TS; CN-XD; DV-TM năm 2005 tương ứng là 61,12%; 19,97%; 18,91%.
2.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
Kinh tế của huyện giữ ổn định và phát triển, quy mô nền kinh tế được mở rộng. Tổng giá trị sản phẩm bình quân đầu người (giá hiện hành) năm 2011 đạt 18,70 triệu đồng, tăng 3,6 lần so với năm 2005. Kinh tế của huyện trong những năm gần đây luôn giữ được ổn định và phát triển.Về thực trạng Hải Hậu vẫn là một huyện nông nghiệp với cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chiếm trên 60%.
a. Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp
Trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, theo số liệu thống kê năm 2011 (giá hiện hành), cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản tương ứng là (78,56%; 0,25%; 21,19%).
Cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp – lâm nghiệp trong giai đoạn 2005 - 2011 có sự chuyển dịch như sau: tỷ trọng ngành nơng nghiệp tăng từ 77,3% năm lên 78,56%, tuy nhiên mức độ biến động khơng lớn. Giá trị sản phẩm bình quân 1 ha
canh tác năm 2011 đạt trên 80 triệu đồng, tăng 36 triệu đồng so với năm 2005. Tỷ trọng ngành lâm nghiệp nhỏ và có xu thế giảm từ 0,47% xuống cịn 0,25%.
Năng suất lúa bình quân 3 năm 2009 - 2011 đạt 12,72 tấn/ha/2vụ/1 năm; sản lượng lương thực bình quân đạt 138,93 tấn/năm; đảm bảo an ninh lương thực, giữ vững và phát huy là đơn vị thâm canh lúa có năng suất cao của tỉnh. Diện tích cây vụ đông trên ruộng 2 lúa ngày càng được mở rộng, hiệu quả kinh tế được nâng lên, bình quân đạt 13,8% trên đất 2 vụ lúa. Năm 2009, huyện Hải Hậu có diện tích cây vụ đông trên ruộng 2 lúa cao nhất tỉnh đạt trên 17%. Các đơn vị có truyền thống thâm canh cây vụ đông tiếp tục được giữ vững và phát huy, điển hình là xã Hải Tây, Hải Xuân, Hải Phú, v.v… một số đơn vị có diện tích cây vụ đơng trên chân ruộng 2 lúa tăng nhanh như Hải Toàn, Hải Tân, Hải Lý, v.v…
Thuỷ sản:
Chăn nuôi trang trại phát triển. Đến năm 2011, tồn huyện có 350 trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, tăng 220 trang trại so với năm 2005. Trong giai đoạn 2005 - 2011 đã chuyển đổi một phần nhỏ diện tích đất trồng cây hàng năm (đất trồng lúa) và đất làm muối có hiệu quả thấp sang nuôi trồng thuỷ sản; sản lượng ni trồng thuỷ sản bình qn đạt 4.260 tấn, tăng 2.400 tấn so với bình quân 5 năm (2001-2005).
b. Các vấn đề xã hội - Dân số, số hộ:
Năm 2011 dân số trung bình của huyện có 294.216 người với 88.545 hộ. Dân số khu vực đô thị là 28.781 người chiếm 9,78%; khu vực nông thôn là 268.377 người chiếm 90,22%. Dân số cơ học biến động khơng đều, có xu hướng tăng dần ở khu vực đô thị. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân giai đoạn 2005 đến 2011 là 1,02% - 1,44%/năm. Mật độ dân số của huyện là 1.285 người/km2. Bình quân của tỉnh là 1.107 người/ km2 (cao hơn 178 người/ km2). Là huyện có mật độ dân số đứng thứ 5 trong tỉnh (Cục Thống kê tỉnh Nam Định, 2011).
- Lao động, việc làm, mức sống dân cư:
+ Số người trong độ tuổi có khả năng lao động năm 2011 là: 146.827 người, chiếm 49,72% dân số toàn huyện (Cục Thống kê tỉnh Nam Định, 2011). Phân bổ lao động có 115.529 người, chiếm 78,50%; Cơng nghiệp và xây dựng 17.238 người, chiếm11,74 %; Dịch vụ 14.330 người, chiếm 9,76 %. Cơ cấu lao động nông nghiệp trên địa bàn huyện vẫn chiếm tỷ trọng lớn, quỹ đất sản xuất nông nghiệp trên 1 lao động thấp (3,18 sào/1 lao động nông nghiệp đối với đất sản xuất nông nghiệp, 2,76 sào/1 lao động nông nghiệp đối với đất trồng cây hàng năm) nên thời gian nông nhàn nhiều. Như vậy việc phát triển ngành nghề phụ là rất cần thiết trên địa bàn huyện trong tương lai nhằm giải phóng sức sản xuất.
+ Thu nhập của nhân dân phần lớn ở khu vực nơng thơn cịn thấp, thu nhập từ các ngành phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp. Tuy vậy, mức sống của nhân dân trong những năm gần đây từng bước đã được cải thiện do năng suất và sản lượng sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi tăng lên, nhất là ngành nuôi trồng thuỷ hải sản (Huyện Ủy Hải Hậu, 2010).
2.1.3. Thực trạng hệ thống cơng trình hạ tầng kỹ thuật
2.1.3.1. Giao thông
- Đường bộ: Trên địa bàn huyện có hệ thống giao thơng đường bộ gồm các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường liên xã và giao thông nông thôn cụ thể như sau:
+ Quốc lộ 21 là tuyến giao thông đối ngoại quan trọng của huyện nối các thị trấn trong huyện và thành phố Nam Định đã được đầu tư nâng cấp có chất lượng tốt.
+ Tỉnh lộ 56 mặt đường hầu hết đã được rải nhựa với chất lượng khá tốt đáp ứng cơ bản nhu cầu đi lại của nhân dân.
+ Đường huyện lộ, liên xã, trục xã, giao thông nông thôn được cải tạo và nâng cấp đáp ứng cơ bản nhu cầu đi lại của nhân dân.
- Đường thuỷ: Huyện có nhiều sơng, mạng lưới vận chuyển bằng đường sông tuy lớn nhưng chưa khai thác hết năng lực. Cảng biển Hải Thịnh có năng lực thơng
qua cảng 30 vạn tấn/năm. Các bến đị ngang qua sơng Ninh Cơ sang huyện Nghĩa Hưng đã được nâng cấp đáp ứng khá tốt điều kiện đi lại của nhân dân.
2.1.3.2. Thuỷ lợi, đê điều
Thuỷ lợi, đê điều: Hệ thống thủy lợi của huyện Hải Hậu gồm có: Hệ thống đê, 59 cơng trình dưới đê biển và sông. Hệ thống đê điều đã từng bước được bổ sung, tu sửa và nâng cấp. Hải Hậu có tổng số 70,3 km đê biển và đê sơng lớn, các tuyến đê chính như: đê biển, đê sơng Ninh Cơ, đê sơng Sị. Đê biển Hải Hậu hiện đang được bê tơng hóa với tổng chiều dài khoảng 33,8 km được trung ương đầu tư, thân đê có xây hệ thống cống có tác dụng dẫn nước mặn để nuôi trồng thủy sản và làm muối và tiêu nước ra biển trong trường hợp cần thiết, có một số cống chính trên đê biển như cống 19.5 ở Hải Thịnh, cống Tròn, cống Trại ở Hải Hòa, cống số 4, cống số 1 ở Hải Chính, cống Ba Non, Doanh Châu ở Hải Đơng, cống Xn Hịa, cống An Hóa, cống Phúc Hải ở Hải Lộc. Đê sơng có Sơng Ninh cơ và sơng Sị, sơng Ninh Cơ có các các cống tưới chính cho đồng ruộng Hải Hậu là Rộc, Múc 1, Múc 2, Đối, Trệ, v.v...
Các cống Ninh Mỹ, Ngịi Cát, Ngịi Cau, Ngịi Kéo vừa có tác dụng tưới, vừa có tác dụng tiêu nước. Các cống từ Hùng Cường đến Phú Văn, Tùng Nhì, Phú Lễ, cống 1.5, cống thủy sản chủ yếu là cống tiêu nước. Cống phía sơng Sị của yếu là nhiệm vụ tiêu nước như cống 75, cống Hà Lạn ở Hải Phúc.
Đê biển dài 33,8 km, cao trình mặt đê từ + 5 đến + 5,5 m. Đê tả sông Ninh Cơ dài 30 km, cao trình mặt đê từ + 3,4 đến + 4,5 m, đê hữu sơng Sị dài 6,5 km, cao trình mặt đê từ + 3,2 đến + 4,6 m, cống các loại 5.066 chiếc, trong đó có 252 cống đầu kênh cấp II và 4.814 cống đầu kênh cấp III là đầu mối điều tiết nước, tưới tiêu phục vụ sản xuất và dân sinh. Kênh mương và hệ thống cống đập điều tiết nội đồng gồm: Kênh cấp I: 26 kênh dài 217 km; Kênh cấp II: 379 kênh dài 524 km; Kênh cấp III: 5.100 kênh dài 1.468 km; Đập điều tiết có 119 đập. Ngồi ra, Hải Hậu cịn có 106 km sông nội đồng. Các tuyến sông nội đồng lớn như sông Múc 1, 2, 3 dài 47 km, sông Rộc dài 17 km, sông Ninh Mỹ dài 19 km, sông Trệ 14 km, sông
Đối dài 15 km, các sông này chảy qua huyện theo hướng đổ ra biển nên việc tưới tiêu thoát nước của huyện rất thuận lợi.
Nhìn chung, hệ thống thủy lợi của Hải Hậu đã được xây dựng khá hoàn chỉnh, thường xuyên được đầu tư nâng cấp đáp ứng yêu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất. Quỹ đất huyện Hải Hậu được chia thành 03 nhóm với 9 loại đất, nhóm đất phù sa và nhóm đất mặn chiếm diện tích lớn nhất, tương ứng đạt 8.976,61ha và 4.872,16 ha, chiếm 39,20% và 21,28% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Đất cát có 422,89 ha, chiếm 1,85% tổng DTTN. Hướng sản xuất nông nghiệp của huyện Hải Hậu phụ thuộc rất lớn vào các tính chất của nguồn tài ngun khơng thể thay thế này.
2.1.4. Đánh giá chung (ưu và nhược điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Hải Hậu trong mối quan hệ với sử dụng đất nông nghiệp)
Hải Hậu có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho sản xuất nơng nghiệp bởi một số ưu thế đó là nguồn nước ngọt dồi dào có khả năng cung cấp quanh năm cho sản xuất nơng nghiệp được điều tiết bởi hệ thống cơng trình thuỷ khá hồn chỉnh, đất đai chủ yếu là đất phù sa không được bồi có độ phì khá phù hợp cho trồng lúa,