Biến động diện tích đất nơng nghiệp giai đoạn 2005 – 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá phân hạng đất nhằm đề xuất sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện hải hậu, tỉnh nam định (Trang 51 - 54)

Đơn vị tính: ha Thứ tự CHỈ TIÊU 2005 2014 Biến động (Tăng +, giảm - ) 1 2 3 4 5 6=5-4 Đất nông nghiệp NNP 16.090,14 15.639,31 -450,83

1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 13.903,62 13.263,58 -640,04

1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 12.085,49 11.454,52 -630,97

1.1.1 Đất trồng lúa LUA 11.633,35 10.827,20 -806,15

1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 452,14 627.32 +175,18

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.818,13 1.809,06 -9,07

2 Đất rừng phòng hộ RPH 131,81 68,69 -63,12

3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 1.540,61 1.867,91 +327,30

4 Đất làm muối LMU 494,32 420,40 -73,92

5 Đất nông nghiệp khác NKH 19,78 18,73 -1,05

(Nguồn: Phịng Tài ngun Mơi trường huyện Hải Hậu, 2005, 2014) [19, 20]

- Tỷ trọng đất nông nghiệp so với đất tự nhiên giảm từ 69,23% năm 2005 xuống còn 68,31% năm 2014.

Từ những số liệu về biến động đất nông nghiệp trên cho thấy, trong khoảng gần 10 năm trở lại đây, diện tích đất nơng nghiệp đặc biệt là đất trồng lúa có xu hướng giảm rõ rệt. Đất lâm nghiệp, đất làm muối, đất trồng cây lâu năm cũng có xu hướng giảm dần.

Các loại đất nơng nghiệp có xu hướng tăng trên địa bàn huyện trong những năm gần đây là đất trồng cây hàng năm khác (đất chuyên rau – màu các loại) và đất nuôi trồng thủy sản.

Xu hướng giảm đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa phần lớn do việc chuyển sang đất phi nông nghiệp, một phần giảm do chuyển nội bộ sang đất nuôi trồng thủy sản và đất trồng cây hàng năm khác. Đất nuôi trồng thủy sản tăng lên là

do giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích và trên cơng lao động của đất ni trồng thủy sản có hiệu quả hơn nhiều lần so với trồng cây hàng năm và làm muối; đất làm muối cũng có xu hướng giảm do chuyển sang nuôi trồng thủy sản (bảng 2.3).

2.3. Đánh giá, phân hạng thích hợp đất đai huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

2.3.1. Các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

Qua kết quả kiểm kê đất đai năm 2010, thống kê đất đai năm 2014, báo cáo thống kê nông nghiệp năm 2010 của huyện Hải Hậu và tổng hợp từ kết quả điều tra 170 nơng hộ, diện tích các LUT phổ biến của huyện (bảng 2.4).

Bảng 2.4: Diện tích của các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp phổ biến của huyện Hải Hậu năm 2014

hiệu LUT

Diện tích (ha)

Cơ cấu so với tổng diện tích các LUT

(%)

I 2 lúa 7.037,68 52,00

II Lúa đặc sản 2.165,44 16,00

III 2 lúa 1 màu 1.624,08 12.00

IV 2 màu 1 lúa 250,928 1,85

V Chuyên màu 376,392 2,78

VI 1 lúa 1 NTTS nước ngọt 186,791 1,38

VII 1 lúa 1 NTTS nước lợ 21,13 0,16

VIII Chuyên NTTS nước ngọt 1.681,119 12,42

IX Chuyên NTTS nước lợ 73,955 0,55

X Chuyên NTTS nước mặn 116,215 0,86

Nguồn: Phịng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn; Phịng Tài nguyên và Môi trường huyện Hải Hậu (2010, 2014) [18, 21].

Diện tích đất 2 lúa (lúa xuân – lúa mùa) phân bố ở hầu hết các xã trong huyện. Những xã tiếp giáp với biển như Hải Chính, Hải Triều, Hải Lý, thị trấn Thịnh Long có diện tích lúa thấp hơn, do bị mặn hóa, khơng thích hợp cho việc

trồng lúa. Các giống lúa thường được trồng là lúa lai, lúa thuần.

Diện tích lúa đặc sản phân bố nhiều nhất ở xã Hải Toàn, Hải An, Hải Phong, Hải Ninh, Hải Giang. Các giống lúa đặc sản gồm: Điển hình nhất là Tám Soan, Nếp Bắc, Nếp Cái Hoa Vàng.

Diện tích 2 lúa 1 màu phân bố rải rác ở các xã trong huyện, tập trung nhiều nhất ở Hải Bắc, Hải Anh, Hải Minh.

Diện tích 2 màu 1 lúa phân bố rải rác ở các xã trong huyện.

Diện tích 1 lúa 1 NTTS nước ngọt: Phân bố ở những khu vực ruộng trũng. Diện tích chuyên NTTS nước ngọt: Phân bố nhiều nhất ở ven sông Ninh Cơ, các ao trong khn viên hộ gia đình, những nơi có địa hình trũng và nằm trong nội địa.

Diện tích 1 lúa 1 NTTS nước lợ: Phân bố ở xã Hải Hịa, Hải Tây, Hải Đơng, Hải Lộc.

Diện tích NTTS nước lợ: Phân bố nhiều nhất ở Hải Hịa, Hải Tây, Hải Đơng. Diện tích NTTS nước mặn: Phân bố nhiều nhất ở thị trấn Thịnh Long, Hải chính, Hải Triều.

2.3.2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

2.3.2.1. Lựa chọn các yếu tố và chỉ tiêu phân cấp để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Hải Hậu

Căn cứ vào đặc điểm đất đai, khí hậu, địa hình, chế độ nước, yêu cầu sinh lý và sinh thái của các LUT có trên địa bàn huyện. Các yếu tố và chỉ tiêu phân cấp để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai như sau:

 Đơn vị đất (G): Đơn vị đất trong đánh giá đất theo phát sinh học đã phản ánh đầy đủ tổng hợp nhiều yếu tố, khái quát chung được đặc tính của một khoảnh đất. Đơn vị đất còn cho biết khái quát ban đầu về hướng sử dụng và khả năng cải tạo với mức độ thích hợp cao, thấp một cách tương đối. Đất nơng nghiệp của huyện Hải Hậu có 3 nhóm đất, với 9 đơn vị đất. Các đơn vị đất ký hiệu từ G1 đến G9.

 Độ nhiễm mặn (X): Mặc dù sau nhiều năm cải tạo, nhưng vùng đất ven biển huyện Hải Hậu vẫn thường xuyên bị nhiễm mặn. Nguyên nhân chính do mặn tiềm tàng ở tầng sâu, mạch nước ngầm, do thấm lậu, rò rỉ nước biển mặn qua đê, cống. Phân cấp độ mặn theo quy định của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá phân hạng đất nhằm đề xuất sử dụng đất nông nghiệp bền vững huyện hải hậu, tỉnh nam định (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)