Trình độ văn hóa, chun mơn của số ngƣời trong độ tuổi lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của chính sách thu hồi đất nông nghiệp tới quá trình phát triển kinh tế xã hội quận hải an, thành phố hải phòng (Trang 72 - 78)

Chỉ tiêu Tổng số (ngƣời) Tỷ lệ (%)

Số lao động bị ảnh hƣởng do thu hồi đất 204 100

1. Trình độ văn hóa

1.1.Tiểu học 86 42,15

1.2.Trung học cơ sở 49 24,01

1.3.Phổ thông trung học 25 12,25

1.4.Trên trung học 44 21,56

2. Phân theo độ tuổi

2.1.Từ 15-35 tuổi 114 55,88

2.2.Trên 35 tuổi 83 40,68

3. Số lao động chưa qua đào tạo 146 71,56

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ)

Tính đến năm 2011 quận Hải An có 71.918 ngƣời trong độ tuổi lao động chiếm 68,3% tổng dân số của quận, trong đó có 52.831 nam chiếm 50,21 % và 52.390 nữ chiếm 49,79%. Số lao động có việc làm ổn định là 48.904 ngƣời chiếm 68%, số có

việc làm không ổn định là 15.102 ngƣời chiếm 21% và số còn lại là 7.551 ngƣời khơng có việc làm chiếm 10,5%. Lao động của quận chủ yếu là lao động phổ thông, số lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật là 22.316 ngƣời chiếm 31,03% trong tổng số lao động của quận.

3.2.2. Những tác động tích cực

a) Tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương

Trong những năm qua, tuy gặp khó khăn do quận mới thành lập nhƣng đƣợc sự quan tâm của Chính phủ, của UBND thành phố Hải Phòng và đặc biệt là sự đổi mới của các văn bản quy định về chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp đã phần nào tạo điều kiện để UBND quận Hải An thực hiện thành công trong việc thu hồi đất, xây dựng, cải tạo, chỉnh trang bộ mặt quận Hải An ngày càng phát triển. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn quận tăng trƣởng khá cao, tốc độ tăng trƣởng bình quân mỗi năm đạt 28,7%. Nhiều chỉ tiêu đạt cao và về trƣớc kế hoạch 1 - 2 năm nhƣ giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng, thƣơng mại - dịch vụ; giảm tỷ trọng ngành nơng, lâm, ngƣ nghiệp. Nhóm ngành cơng nghiệp - xây dựng tăng cao bình quân đạt 36,5% /năm (từ 831 tỷ năm 2006 tăng 3.530 tỷ năm 2010).

Công nghiệp- tiểu thủ cơng nghiệp duy trì tốc độ tăng trƣởng khá cao, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn quận năm 2006 đạt 561,6 tỷ đồng tăng 2.780 tỷ đồng năm 2010, bình quân tăng 41,2%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp do quận quản lý năm 2006 đạt 58,2 tỷ đồng, năm 2010 đạt 90 tỷ đồng, bình quân tăng 12,5%/năm. Công nghiệp trên địa bàn quận giữ vai trò chủ đạo trong các ngành kinh tế, góp phàn quan trọng vào sự tăng trƣởng kinh tế, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động địa phƣơng; tạo điều kiện thúc đẩy phát triển dịch vụ đô thị, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Giá trị sản xuất thƣơng mại - dịch vụ trên địa bàn quận năm 2006 đạt 853,5 tỷ đồng, năm 2010 đạt 1.927 tỷ đồng, bình quân tăng 21,4%/năm. Giá trị thƣơng mại - dịch vụ do quận quản lý năm 2006 đạt 159 tỷ đồng, năm 2010 đạt 355 tỷ đồng, bình quân tăng 22,4%/năm.

Ngành nông nghiệp - thủy sản chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hƣớng của quận. Giá trị nông nghiệp trên địa bàn quận giảm từ 91,9 tỷ đồng năm 2006 xuống còn 68 tỷ đồng năm 2010, bình quân giảm 5,5%/năm; giá trị nông nghiệp do quận quản lý giảm từ 82,5 tỷ năm 2006 xuống còn 51 tỷ năm 2010, bình quân giảm 8,9%/năm.

- Trong những năm gần đây (từ 2003 - 2010), tốc độ đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa

diễn ra chóng mặt, tồn bộ bán đảo Đình Vũ đã đƣợc xây dựng thành Khu Cơng nghiệp Đình Vũ lớn nhất thành phố, các bãi chứa dịch vụ hậu cần sau cảng, các nhà máy sản xuất lớn mọc lên nhanh chóng.

Sau gần 10 năm đi vào hoạt động, tổng số 219 doanh nghiệp đƣợc hình thành và đi vào sản xuất trong đó có các nhà máy lớn cấp quốc gia nhƣ nhà máy sản xuất phân bón DAP, nhà máy thép Đình Vũ, nhà máy sản xuất thức ăn gia súc PROCONCO, nhà máy tôn Việt Pháp... Ngồi ra các Khu đơ thị lớn cũng đã đƣợc hình thành nhƣ Khu đơ thị mới phƣờng Đằng Hải, Khu đô thị mới Ngã 5 - sân Bay Cát Bi, đƣờng ô tô cao tốc Hà Nội- Hải Phịng, đƣờng bao Đơng Nam thành phố, đƣờng trục Khu đô thị mới Ngã 5- sân bay Cát bi là những con đƣờng lớn nhất của thành phố và con đƣờng trọng điểm của quốc gia cũng đã đi qua địa bàn quận Hải An. Bên cạnh đó là các dự án phát triển nhà, các khu tái định cƣ... cũng đã mọc lên với tốc độ nhanh và bền vững. Diện mạo quận Hải An sau 10 năm đã thay đổi hoàn tồn, tốc độ đơ thị hoa diễn ra nhanh chóng, kèm theo đó là tốc độ cơng nghiệp hóa, việc sản xuất cơng nghiệp của quận Hải An phần lớn là do máy móc cơ khí thực hiện, chỉ cịn một phần rất nhỏ sản xuất tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp.

Các khu công nghiệp của quận phát triển nhanh chóng. Cảng Đơng Hải, Khu Cơng nghiệp Đình Vũ phát triển đi vào hoạt động làm cho cơ cấu kinh tế Hải An sẽ có những thay đổi đáng kể theo đúng xu hƣớng tích cực với sự đa dạng của các dịch vụ cảng, kho tàng, bến bãi, vận tải và lƣu chuyển hàng hóa.

b) Cải thiện cơ hội việc làm và đời sống của người dân địa phương

Việc thu hồi đất góp phần làm ảnh hƣởng đến sinh kế của ngƣời dân. Hầu hết các hộ đƣợc hỏi đều trả lời là có mức thu nhập cao hơn trƣớc khi thu hồi đất nông nghiệp. Số lao động có việc làm tại các doanh nghiệp trên địa bàn quận cũng tăng cao hơn. Ngƣời dân sau một thời gian kể từ khi thành lập quận tới nay hầu hết 100% các hộ đƣợc sử dụng nƣớc sạch. Hệ thống điện chiếu sáng, đƣờng giao thông thuận tiện, trƣờng học đƣợc xây mới, các trạm y tế đƣợc xây dựng và đồng bộ cũng góp phần nâng cao mức sống của ngƣời dân, số hộ gia đình có ti vi, điện thoại, tủ lạnh, xe máy, điều hòa tăng lên. Mức sống của một bộ phận ngƣời dân đƣợc cải thiện rõ rệt.

Nên cho phần đánh giá về thu nhập và chuyển biến việc làm (nhƣng đánh giá theo hƣớng tích cực của việc đƣợc tiếp cận đến cơ hội làm việc trong ngành phi nông nghiệp của ngƣời dân) của ngƣời dân thông qua phiếu hỏi ở đây luôn.

c) Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng

Bên cạnh đó, chính sách thu hồi đất cịn góp phần nâng cao chất lƣợng hệ thống cơ sở hạ tầng địa phƣơng. Khu cơng nghiệp Đình Vũ hoạt động thu hút đƣợc hàng trăm doanh nghiệp trong và ngồi nƣớc. Các khu Đơ thị mới đƣợc mọc lên trong đó có Khu đô thị mới ngã 5 - sân bay Cát Bi là khu đô thị hiện đại nhất thành phố Hải Phịng, con đƣờng trục có mặt cắt ngang qua địa bàn 2 quận Ngô Quyền - Hải An nối trung tâm thành phố đến sân bay Cát Bi làm thay đổi hồn tồn bộ mặt đơ thị của quận Hải An. Từ một khu vực nông thơn, nay đƣợc hồn tồn thay da đổi thịt, các con đƣờng ngang dọc đƣợc đầu tƣ xây dựng thuận tiện cho giao thông đi lại của ngƣời dân, đƣờng ô tô cao tốc Hà Nội - Hải phịng hồn thành sẽ góp phần thuận tiện cho việc đi lại giữa trung tâm thủ đơ của cả nƣớc với Hải Phịng.

3.2.3. Những tác động tiêu cực

* Giảm giá trị sản xuất ngành nông nghiệp

- Việc thu hồi đất nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến vấn đề an ninh lƣơng thực. Diện tích đất nơng nghiệp bị thu hẹp. Tính đến năm 2010 diện tích đất trồng lúa của quận Hải An từ 578,4ha giảm xuống còn 509,71ha, giảm 68,69 ha. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giảm từ 91,9 tỷ đồng/năm 2006 xuống cịn 68 tỷ đồng năm 2010, bình qn giảm 5,5%/năm; giá trị nơng nghiệp do quận quản lý giảm từ 82,5 tỷ năm 2006 xuống cịn 51 tỷ năm 2010, bình qn giảm 8,9% năm.

* Đời sống của ngƣời dân không đƣợc đảm bảo

- Chuyển đổi việc làm khơng có sự hỗ trợ thỏa đáng của chính quyền: Đời

sống của ngƣời dân địa phƣơng gặp khó khăn khi bị thu hồi hết đất để sản xuất nông nghiệp. Mặc dù qua phỏng vấn các hộ về mức thu nhập trƣớc và sau khi thu hồi đất, hầu hết các hộ đều cho biết là có mức thu nhập cao hơn trƣớc khi thu hồi đất nhƣng so với mặt bằng chung của xã hội thì mức thu nhập này vần cịn là q thấp.

- Khó khăn của ngƣời dân có đất nơng nghiệp thu hồi có rất nhiều sau khi hết đất, nhƣng khó khăn nhất vẫn là vấn đề việc làm cho ngƣời lao động do ngƣời dân

chƣa kịp chuẩn bị về tƣ tƣởng, ý thức, thái độ và nghề nghiệp để tìm nghề mới... do vậy khi thu hồi đất đồng nghĩa với việc bị mất việc làm thì hầu hết ngƣời dân khơng có khả năng nhanh chóng tìm kiếm việc làm mới và thu nhập ổn định. Tình trạng thất nghiệp ngày một gia tăng ảnh hƣởng đến thu nhập và đời sống của gia đình. Mặt khác, việc cấp tốc đào tạo nghề mới cho lao động nông nghiệp chuyển đổi việc làm là rất khó vì bao năm, họ quen với việc ruộng đồng đơn giản trong khi đó việc tuyển chọn công nhân vào các ngành nghề phải là ngƣời có trình độ tay nghề, chính vì vậy lao động nông nghiệp rất ít đáp ứng đƣợc nhu cầu tuyển dụng của các công ty, doanh nghiệp nên cơ hội tìm việc làm của lao động nơng nghiệp chuyển nghề là rất khó khăn ảnh hƣởng rất lớn đến sinh kế của ngƣời dân địa phƣơng bị thu hồi đất.

Các doanh nghiệp khi tuyển lao động thƣờng có xu hƣớng tuyển dụng lao động trẻ khỏe. Những lao động lớn tuổi chƣa qua đào tạo rất khó tìm việc làm, trong khi đa số họ là những ngƣời phải chịu trách nhiệm chính ni sống gia đình. Bộ phận này đứng trƣớc nguy cơ thất nghiệp kéo dài lớn nhất.

Hiện nay, chính quyền địa phƣơng chƣa có chính sách quy định các doanh nghiệp sử dụng đất phải có trách nhiệm sử dụng lao động tại chỗ mất việc làm do bị thu hồi đất nơng nghiệp. Có thể chính quyền các địa phƣơng đã xác định đƣợc những khó khăn nêu trên. Nhận thức là nhƣ vậy nhƣng trong thực tế chính quyền địa phƣơng vẫn áp dụng phƣơng thức bồi thƣờng bằng tiền, cịn việc giải quyết việc làm cho nơng dân bị thu hồi đất vẫn cịn là bài tốn chƣa có lời giải đáp.

- Đời sống của người dân không được đảm bảo do người dân sử dụng tiền đền bù chưa hợp lý: Tác động của việc thu hồi đất ảnh hƣởng rất lớn đến vấn đề ổn định

tình hình xã hội, gây bất ổn xã hội do hầu hết ngƣời dân khi bị thu hồi đất nông nghiệp đƣợc nhận một khoản tiền bồi thƣờng. Do chƣa xác định đƣợc mục tiêu chuyển đổi nghề nghiệp nên hầu hết số tiền bồi thƣờng nhận về đều đem mua bán, sắm sửa trang thiết bị dùng cho gia đình hoặc cá nhân nhƣ sửa chữa nhà cửa, mua sắm ti vi, tủ lạnh, xe máy.... cá biệt có những ngƣời mang đi đánh bạc, ăn chơi, nghiện ngập dẫn đến mất trật tự an ninh xã hội tại địa phƣơng.... nhƣng cũng có hộ, biết sử dụng đồng tiền đƣợc bồi thƣờng chuyển đổi sang kinh doanh buôn bán, cũng có hộ tạo dựng đƣợc cơ ngơi khang trang, bề thế hơn khi cịn là lao động nơng nghiệp. Tuy nhiên do vẫn cịn theo nếp sơng thuần nông nên việc cảnh giác với vấn đề an ninh, trật tự cịn bỏ ngỏ dẫn đến

kích thích lịng tham của những ngƣời xấu dẫn đến việc mất mát, trộm đạo tại địa phƣơng.... Nhìn chung, sau khi nhận đƣợc một khoản tiền bồi thƣờng, những ngƣời nông dân nghèo, do chƣa nhận thức đƣợc hƣớng đi đúng đắn trong việc đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp nên dẫn đến tình trạng ăn tiêu hết tiền bồi thƣờng, nghiện hút, cờ bạc... nên sau khi thu hồi đất nơng nghiệp của ngƣời dân, tình hình tệ nạn xã hội có chiều hƣớng gia tăng đi kèm theo đó là mức độ hạnh phúc trong các gia đình của ngƣời dân cũng giảm.

- Bên cạnh những cái đƣợc của việc thu hồi đất nông nghiệp là làm cho bộ mặt đô thị của quận Hải An khang trang, sạch đẹp. Nhà cửa của nhân dân hầu hết đều hiện đại, đầy đủ tiện nghi, văn minh lịch sự là sự xuống cấp của một số ít ngƣời dân do khơng biết tính tốn trong việc chuyển đổi nghề nghiệp, do ăn chơi tha hóa biến chất dẫn đến việc nghèo hóa của gia đình... Và mặt khác, cũng do một số ngƣời chƣa hiểu hết chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nƣớc trong công tác bồi thƣờng, hỗ trợ....khi thu hồi đất nơng nghiệp, nghe lời kẻ xấu xúi dục, nên có hiện tƣợng một số hộ khiếu nại kéo dài gây mất ổn định tình hình của địa phƣơng (điển hình nhƣ một số vụ việc khiếu nại kéo dài tại phƣờng Đơng Hải 2 của ơng Bùi Đình Thám có đất thu hồi tại dự án xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn, hộ ông Phạm Văn Hợp, Phạm Văn Bì) có đất ni trồng thủy sản bị thu hồi dự án xây dựng đƣờng ô tơ cao tốc Hà Nội - Hải Phịng.

- Việc thu hồi đất nông nghiệp ảnh hƣởng trực tiếp đến ngƣời dân mất đất và khu vực có đất thu hồi. Các khu đơ thị mới, đƣờng giao thông hiện đại mọc lên đồng nghĩa với việc sẽ có biết bao hộ gia đình khá giả đƣợc chuyển đến, hộ có khó khăn chuyển đi do nhu cầu kinh tế, họ phải hoán đổi nhà ở đến nơi phù hợp hơn với nhu cầu sinh hoạt của gia đình.

Chính vì vậy, việc thu hồi đất nơng nghiệp đã tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng những cũng làm ảnh hƣởng không nhỏ đến đời sống của một bộ phận ngƣời dân khu vực có dự án.

3.2.4. Thu nhập và hiệu quả sử dụng tiền bồi thƣờng của ngƣời dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp thu hồi đất nông nghiệp

a) Thay đổi về thu nhập của ngƣời dân

Qua điều tra, phỏng vấn 51 hộ dân khu có đất nơng nghiệp thu hồi thì thu nhập bình quân trƣớc và sau khi bị thu hồi đất nhƣ (Bảng 3.3).

Bảng 3.3. Thu nhập bình quân của ngƣời dân trƣớc và sau khi thu hồi đất nông nghiệp

Đơn vị: Đồng

Thu nhập Trƣớc khi thu hồi đất Sau khi thu hồi đất

Thu nhập bình quân của hộ/năm 38.325.864 49.445.000

Thu nhập bình quân đầu ngƣời/năm 5.146.550 6.692.119

Thu nhập bình quân đầu ngƣời/tháng 641.000 1.520.547

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ năm 2013)

Qua bảng thống kê ta nhận thấy thu nhập bình quân hộ/năm tăng từ 38.325.864 (đồng) lên 49.445.000 (đồng); thu nhập bình quân đầu ngƣời/năm cũng có dấu hiệu tăng từ 5.146.550 (đồng) lên 6.692.119 (đồng), do đó thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng từ 641.000 (đồng) lên 1.520.547 (đồng). Nhƣ vậy có thể nói, thu hồi đất nơng nghiệp có tác động tích cực đến thu nhập của ngƣời dân trên địa bàn.

Tỷ lệ thu nhập của ngƣời dân so với trƣớc khi bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn quận Hải An có phần cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của chính sách thu hồi đất nông nghiệp tới quá trình phát triển kinh tế xã hội quận hải an, thành phố hải phòng (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)