2.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu thứ cấp
Thu thâ ̣p tài liê ̣u thứ cấp là phương pháp thu thâ ̣p thông tin cần thiết từ các tài liê ̣u, nghiên cứu, bài giảng, trang web uy tín có liên quan đến khu vực nghiên cứ u. Những thông tin này cần nắm rõ trước khi đi thực tế để kiểm chứng .
Các tài liệu thứ cấp trong quá trình nghiên cứu bao gồm:
- Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện KTXH, hiê ̣n tra ̣ng môi trường và công tác QLMT ta ̣i khu vực nghiên cứu;
- Các tài liệu nghiên cứu về mợt số mơ hình QLMT;
- Tài liệu về hệ thống quản lý chất lượng toàn diện (TQM), quản lý chất lượng môi trường toàn diện (TQEM);
- Các tài liệu khác có liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu.
Các nguồn thu thập tài liệu chính là: Trung tâm Quốc gia Quan trắc và Cảnh báo Môi trường biển và Trung tâm Bảo tồn biển thuộc Viện Nghiên cứu hải sản Hải Phòng, Viện Tài nguyên Môi trường (TNMT) biển Hải Phòng, UBND huyện đảo BLV.
2.2.2. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu và đánh giá chất lượng môi trường
Các thông số về môi trường nước biển ven bờ được thu thập tại Trung tâm Quốc gia Quan trắc và Cảnh báo Môi trường biển thuộc Viện nghiên cứu hải sản Hải Phòng. Đây là những số liệu thô được đo trực tiếp tại hiện trường hoặc phân tích trong phòng thí nghiệm.
Sử dụng giới hạn cho phép (GHCP) theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 10 - 2008, đối với nước biển ven bờ áp dụng cho nuôi trồng thuỷ sản, và tiêu chuẩn
ASEAN để đánh giá chất lượng môi trường nước khu vực nghiên cứu (sử dụng đối với những thông số mà trong QCVN chưa có qui định).
Căn cứ vào tiêu chuẩn môi trường để tính các chỉ số tai biến môi trường: chỉ số RQ và RQ tổng thể (RQtt). Cách tính chỉ số tai biến môi trường là dựa vào tỷ lệ giữa nồng độ quan trắc và GHCP của các thông số hoặc nhóm thông số môi trường, đánh giá theo các mức giới hạn cho phép:
Chỉ số RQ = Giá trị đo được/Giá trị giới hạn cho phép Trong đó: RQ áp dụng tính cho từng thông số hoặc nhóm thông số: - Nếu RQ 0,25 : rất an toàn về mặt môi trường; - Nếu 0,25 < RQ 0,75 : an toàn về mặt môi trường; - Nếu 0,75 < RQ 1 : nguy cơ tai biến môi trường; - Nếu RQ > 1 : ảnh hưởng tai biến môi trường.
RQ 0,75 1 n i i tt n RQ
Chỉ số RQ và RQtt được tính cho một số thông số môi trường theo các GHCP sau: Bảng 2.1. Giới hạn cho phép để đánh giá tổng thể chất lượng môi trường nước biển
đảo Bạch Long Vĩ
Thông số GHCP
Việt Nam GHCP ASEAN
DO (mg/l) ≥ 5 ≥ 4 pH 6,5 8,5 - NO2 N (g/l) - 55 NO3 N (g/l) - 60
Thông số GHCP
Việt Nam GHCP ASEAN
NH4 N (g/l) 100 70 3 4 PO P (g/l) - 15
Dầu mỡ (mg/l) Không phát hiện 0,14
CN (g/l) 5 7 Cu (g/l) 30 8 Pb (g/l) 50 8,5 Zn (g/l) 50 50 Fe (mg/l) 0,1 - 2.2.3. Phương pháp thị sát thực địa
Tiến hành thị sát thực tế tại đảo BLV trong thời gian 5 ngày (từ ngày 24/7 đến ngày 28/7/2011) với hai nội dung chính:
a. Thị sát thực địa nhằm bổ sung thông tin và kiểm tra tính sát thực của tài liệu tham khảo về hiện trạng môi trường đảo BLV.
- Phương thức thực hiện: quan sát, chụp ảnh.
- Nội dung thị sát bao gồm: thị sát toàn đảo để nắm những nét khái quát về cảnh quan, môi trường trên đảo; các thủy vực nước mặt trên đảo; hiện trạng ô nhiễm tại âu cảng: phát hiện nguyên nhân và nguồn gây ô nhiễm; hiện trạng xói lở bờ đảo: hiện tượng và nguyên nhân; khu xử lý chất thải.
b. Thu thập thông tin về hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường tại địa phương để phục vụ cho báo cáo hiện trạng công tác QLMT và làm cơ sở để xây dựng MHQLMT mới, cụ thể như sau:
* Thu thập thông tin về công tác QLMT địa phương:
- Phương thức thực hiện: Phỏng vấn (theo mẫu phiếu số 1 – Phụ lục).
- Mục đích: làm rõ công tác QLMT địa phương; phát hiện vấn đề cần quan tâm về môi trường địa phương.
- Đối tượng phỏng vấn: ông Nguyễn Văn Khải, Trường phòng Kinh tế - Kế hoạch, UBND huyện đảo BLV.
* Thu thập thông tin về công tác xử lý chất thải tại địa phương: - Phương thức thực hiện: phỏng vấn (theo mẫu phiếu số 2 – Phụ lục).
- Mục đích: làm rõ công tác xử lý chất thải của địa phương; góp phần làm rõ hiện trạng môi trường địa phương.
- Đối tượng phỏng vấn: ông Nguyễn Văn Hậu – Liên đội phó Liên đội TNXP đảo BLV; bà Phạm Thị Phương – Đội trưởng Đội VSMT – Ban Quản lý cảng và khu neo đậu tầu BLV.
* Thu thập thông tin về hiện trạng môi trường và công tác QLMT tại địa phương: - Phương thức thực hiện: phỏng vấn (theo mẫu phiếu số 3 – Phụ lục)
- Mục đích: làm rõ hiện trạng môi trường trên đảo; làm rõ công tác QLMT địa phương thông qua ý thức, trách nhiệm của người dân.
- Đối tượng phỏng vấn: đại diện hợ dân.
2.2.4. Phương pháp phân tích SWOT
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hợi) và Threats (Thách thức) - là mợt mơ hình nổi tiếng trong việc phân tích.
Phân tích SWOT là việc phân tích các thế mạnh, điểm yếu, những cơ hội, thách thức đối với một tổ chức hay cá nhân. Đây là một công cụ trong lập kế hoạch chiến lược, so sánh đánh giá các phương án … cho tổ chức hay cá nhân. [21].
Nội dung phân tích SWOT trong QLMT có thể bao gồm 6 bước: 1. Sản phẩm: môi trường an toàn, bền vững?;
2. Quá trình: làm cách nào để có được môi trường an toàn, bền vững?; 3. Khách hàng: cư dân trên đảo;
4. Phân phối: người dân hưởng lợi từ môi trường bằng cách nào?; 5. Tài chính – Giá: chi phí và đầu tư cho BVMT bằng bao nhiêu?; 6. Quản lý: làm thế nào quản lý được tất cả những hoạt động đó?.
Điểm mạnh và điểm yếu là những cái nằm bên trong bản thân của mỗi tổ chức. Điểm mạnh là cái có thể xây dựng được, khai thác được và củng cố được.
Điểm yếu là cái có thể khắc phục được. Một tổ chức dù tốt đến mấy đi nữa cũng phải có một vài điểm yếu. Tuy nhiên việc phân tích cần tập trung vào những điểm yếu có ý nghĩa quan trọng nhất.
Một điểm mạnh có thể đồng thời là một điểm yếu, ví dụ nếu điểm mạnh của tổ chức là triển khai nhiều hoạt đợng trên mợt diện rợng thì điểm ́u chính là sự dàn trải nguồn lực, không tập trung được cho những vấn đề ưu tiên.
Điểm mạnh nhằm duy trì, xây dựng và làm đòn bẩy cho cơng tác QLMT, là những tố chất nổi trội xác thực và rõ ràng của người cán bộ làm công tác QLMT, bao gồm:
1. Trình đợ chun mơn;
2. Các kỹ năng có liên quan, kinh nghiệm công tác; 3. Có nền tảng giáo dục tốt;
4. Có mối quan hệ rộng và vững chắc;
5. Có trách nhiệm, sự tận tâm và niềm đam mê công việc; 6. Có khả năng phản ứng nhạy bén nhanh đối với công việc. Điểm yếu nhằm khắc phục và phòng tránh:
1. Những tính cách không phù hợp với công việc, những thói quen làm việc tiêu cực;
2. Thiếu kinh nghiệm công tác hoặc kinh nghiệm không thích hợp; 3. Thiếu sự đào tạo chính quy, bài bản;
4. Hạn chế về các mối quan hệ;
5. Thiếu sự định hướng hay chưa có mục tiêu rõ ràng; 6. Kỹ năng nghề nghiệp chưa cao.
Cơ hội và thách thức là những yếu tố bên ngoài của tổ chức, là những hiện tượng thuộc về môi trường xung quanh. Chúng có thể tác động đến tổ chức vì chúng ln biến đợng, ví dụ sự biến động về dân số, sự phát triển về kỹ thuật, sự thay đổi giá cả, sự thay đổi về các chính sách có liên quan, v.v...
Cơ hội là những yếu tố mang tính thuận lợi. Thách thức là những yếu tố gây khó khăn, trở ngại.
Để thực hiện mơ hình SWOT trong QLMT, chúng ta cần theo mợt qui trình như sau:
1. Lập một bảng gồm bốn ô, tương ứng với bốn yếu tố của mơ hình SWOT; 2. Trong mỗi ơ, nhìn nhận lại và viết ra các đánh giá dưới dạng gạch đầu dòng, càng rõ ràng càng tốt;
3. Thẳng thắn và khơng bỏ sót trong quá trình thống kê;
4. Biên tập lại. Xóa bỏ những đặc điểm trùng lặp, gạch chân những đặc điểm riêng biệt, quan trọng;
5. Phân tích ý nghĩa của chúng; 6. Vạch rõ những hành động cần làm.
Để lựa chọn mơ hình QLMT phù hợp cho đảo BLV, trên cơ sở nghiên cứu mợt số kiểu mơ hình QLMT cơ bản, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích
SWOT tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội của từng MHQLMT, từ đó lựa chọn một mô hình phù hợp nhất.
2.2.5. Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp phân tích tổng hợp là một phương pháp quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Một vấn đề khoa học cần đến nhiều nghiên cứu, mỗi nghiên cứu chỉ đề cập đến một khía cạnh của vấn đề hoặc tiếp cận theo các hướng hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, cần phải xem xét các nghiên cứu từ nhiều nguồn khác nhau để giải quyết một vấn đề cụ thể.
Phương pháp nghiên cứu này được tiến hành như sau:
- Thu thập dữ liệu: tập hợp các tài liệu (bài báo, báo cáo tổng hợp, báo cáo chuyên đề của các đề tài, các dự án, đề án… nghiên cứu về BLV);
- Kiểm tra dữ liệu: rà soát trong số các tài liệu tập hợp được, tìm ra những thơng tin, số liệu cần thiết đưa vào luận văn;
- Phân tích dữ liệu: Các thông tin, số liệu được phân tích, đánh giá, vẽ đồ thị biểu diễn sự biến thiên, lập bảng biểu so sánh, v.v..trên cơ sở bám sát mục tiêu của từng nội dung nghiên cứu;
- Tổng hợp kết quả phân tích: các thông tin, số liệu được phân tích ở bước trên được kết hợp với các thông tin khác từ nguồn phỏng vấn, thị sát thực địa, từ đó đưa ra những nhận xét, kết luận cụ thể.
2.2.6. Phương pháp dự báo ô nhiễm theo mô hình định lượng
Sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu để thiết lập hàm dự báo cho các thông số nghiên cứu được định lượng và có chuỗi số liệu thống kê đủ lớn. Cụ thể:
2 x 1 x 2 x x dx min f M (2-1) Trong đó:
f(x) - hàm thực nghiệm;
x1, x2 - miền xác định.
Nếu hàm dự báo được tìm dưới dạng hàm đa thức bậc n, thì tích phân trên luôn hội tụ.
Ví dụ: tìm hàm dự báo về lượng dầu mỡ có trong nước biển ven bờ gây ô nhiễm theo thời gian, khi có số liệu quan chắc 3 năm liên tục.
Giả sử hàm dự báo có dạng đa thức bậc 2:
N= at2+bt+c (2-2) Trong đó:
a, b, c – là các hệ số của hàm dự báo cần tìm; t - thời gian tính (năm);
N - lượng dầu mỡ có trong nước (mg/lít). Thay công thức (2-2) vào công thức (2-1), ta có:
min ) , , ( 2 2 n i i i i at bt c N c b a N (2-3)
Để hàm N(a, b, c) đạt cực trị, ta cần có:
0 a N ; 0 b N ; 0 c N (2-4) Với chuỗi số liệu quan chắc 3 năm liên tục, ta sẽ thiết lập được 3 phương trình tuyến tính (2-4), với 3 ẩn là a, b, c. Giải hệ phương trình tuyến tính này ta sẽ xác định được 3 ẩn số. Cụ thể:
Từ phương trình (2-4) ta có: 3 1 3 1 3 1 2 3 1 3 1 3 1 2 3 1 3 3 1 2 3 1 2 3 1 3 3 1 4 i i i i i i i i i i i i i i i i i i i i i i i i N cn t b t a t N t c t b t a t N t c t b t a (2-5)
Lập bảng tính với số liệu quan trắc về lượng dầu mỡ có trong nước biển theo thời gian. Xem bảng 2.2.
Bảng 2.2. Bảng tính xác định hệ số của hàm dự báo lượng dầu mỡ trong nước biển i ti Ni ti2 ti3 ti4 Niti2 Niti
1 1 0,51 1 1 1 0,51 0,51
2 2 0,35 4 8 16 1,4 0,70
3 3 0,66 9 27 81 5,94 1,98
Cộng: 6 1,52 14 36 98 7,85 3,19
Thay các giá trị tính được vào hệ phương trình (2-5), ta được: 98a + 36b + 14c = 7,85 36a + 14b + 6c = 3,19
14a + 6b + 3c = 1,52 Giải hệ phương trình (2-6), ta được:
a = 0,235; b = -0,865; c = 1,140.
Thay (2-7) vào phương trình (2-2), ta được hàm sau:
N = 0,235t2 - 0,865t + 1,14 (2-8) Phương trình (2-8) chính là hàm dự báo về lượng dầu mỡ có trong nước biển theo thời gian.
(2-7) (2-6)
Chƣơng 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Hiện trạng môi trƣờng ở đảo Bạch Long Vĩ
3.1.1. Môi trường đất
Môi trường đất trên Đảo được đánh giá là có hàm lượng dinh dưỡng (N, P, K) khá cao, phù hợp cho trồng rau màu. Tuy nhiên, hiện nay môi trường đất đang bị suy thoái do bị xói mòn rửa trôi, nguyên nhân là do đặc điểm địa hình bề mặt đảo dốc thoải, đất đá gắn kết yếu, thảm thực vật bị tàn phá do thiên tai, gia súc và khai thác vật liệu xây dựng.
3.1.2. Môi trường nước
* Nước mặt trên Đảo: toàn đảo có khoảng 8 ao nước mặt, nhưng đã bị ô nhiễm gần hết. Tại thời điểm thị sát, tháng 7/2011, các ao đều có nước màu vàng rêu, độ đục lớn, và có nhiều tạp chất, chỉ còn ao nước do e952/HQ quản lý nước vẫn còn trong vì được nạo vét thường xuyên. Theo ông Nguyễn Văn Hậu, Liên đội phó TNXP, thì ao nước này vẫn được sử dụng trong sinh hoạt, và chăn nuôi vào mùa khan hiếm nước.
Ngoài ra, trên đảo có rất nhiều rãnh, vũng, hố chứa nước mưa ô nhiễm nặng do tù đọng lâu ngày. Xem hình 3.1. Các rãnh thoát nước bên cung đường phía tây đảo, nước có màu đen, nổi bọt, cây cỏ mọc um tùm, gây mất mĩ quan, và là nơi thuận lợi cho muỗi phát triển.
* Nước dưới đất: trên Đảo có nhiều giếng khơi, mỗi khu dân cư đều có giếng nước phục vụ sinh hoạt của người dân. Theo kết quả khảo sát năm 1996, chỉ số RQtt của các giếng trên đảo nằm trong khoảng 0,25 0,75, an toàn về mặt môi trường.
Theo kết quả nghiên cứu, từ tháng 3 năm 2004 đến nay, nước giếng khơi đã bị ô nhiễm ion sunfat ( 2
4
SO ), nồng độ vượt GHCP 7,7 lần. Độ cứng của nước giếng khơi khá cao, vượt GHCP 1,2 lần. Nồng độ ion
Cl cao, chỉ số RQ > 0,75. Vì vậy, nước giếng khơng đảm bảo chất lượng dùng cho ăn uống. [15, tr.14].
Hiện nay toàn Đảo có 3 giếng khoan, do UBND huyện và đơn vị bộ đội quản lý. Nước giếng khoan có nồng độ sunfat cao, vượt GHCP tới 9,6 lần; nồng độ ion
Cl vượt GHCP 1,9 lần; nồng độ Nitrit vượt 5,5 lần. Nước có chỉ số RQtt vượt quá 1, không đảm bảo chất lượng khi sử dụng cho mục đích ăn uống, nếu không qua xử lý. [15, tr.14].
Hình 3.1. Ảnh chụp các hố chứa nước ô nhiễm
(Nguồn ảnh: thị sát)
* Chất lượng nước biển ven bờ:
- Nhóm thông số nền: (T, S, DO, pH, độ đục) + Nhiệt độ nước (T):
Nước biển quanh khu vực đảo BLV có nhiệt độ dao động trong khoảng 18,7