3.4.1. Các căn cứ chủ yếu để xây dựng mơ hình quản lý mơi trường ở đảo Bạch Long Vĩ
- Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 25/6/1998, của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng: “Coi công tác BVMT là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; là nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển KTXH của tất cả các cấp, các ngành; là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Trong điều kiện hiện tại, Việt Nam mới bắt đầu công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chỉ thị nêu rõ mục tiêu của công tác BVMT là: “Phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm môi trường kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường và bảo
tồn thiên nhiên; kết hợp phát huy nội lực và tăng cường hợp tác quốc tế trong BVMT và phát triển bền vững”;
- Quyết đi ̣nh số 568/QĐ-TTg, ngày 28/4/2010, của Thủ tướng chính phủ, phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020, với yêu cầu phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững về kinh tế của các hệ thống đảo, để có bước đột phá về phát triển kinh tế biển, đảo và ven biển của nước ta, đồng thời xây dựng hệ thống đảo trở thành tuyến phòng thủ vững chắc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia tại các vùng biển đảo của Tổ quốc;
- Nghị quyết số 32-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2003, của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặt nhiệm vụ “Xây dựng đảo BLV sớm trở thành trung tâm chế biến, và dịch vụ hậu cần nghề cá cho các tỉnh ven biển Bắc Bộ”;
- Đề án quy hoạch phát triển KTXH đảo BLV đến năm 2020; - Hiện trạng công tác QLMT của địa phương;
- Hiện trạng môi trường và dự báo suy thoái về mơi trường đảo BLV.
3.4.2. Đề xuất mơ hình quản lý mơi trường cho đảo Bạch long Vĩ
3.4.2.1. Cơ sở khoa học lựa chọn mơ hình quản lý mơi trường trên đảo Bạch Long Vĩ
- Yếu tố tự nhiên: đảo nhỏ, thiếu nước nhạt, để xảy ra ô nhiễm môi trường là hết sức nghiêm trọng. Ô nhiễm dầu mỡ và tai biến tràn dầu là nguy cơ quan trọng và quyết định đến sự tồn tại hay không tồn tại hệ sinh thái trên đảo và ven đảo.
- ́u tố văn hoá, xã hợi: trình đợ QLMT của địa phương còn nhiều hạn chế; BLV có thể chịu tác động xấu về môi trường do có yếu tố nước ngoài mà ta không thể chủ động kiểm soát được.
- Yếu tố kinh tế: BLV là huyện đảo có tiềm năng kinh tế lớn, nhưng hiện là huyện nghèo. Công tác QLMT, kiểm soát và xử lý sự cố môi trường cần có sự hỗ trợ kinh tế của các cấp, không thể tự cân đối kinh phí trong xử lý sự cố môi trường.
3.4.2.2. Quan điểm xây dựng mơ hình quản lý mơi trường cho đảo Bạch Long Vĩ
- MHQLMT BLV được xác lập dựa trên sự chỉ đạo nhất quán của UBND thành phố Hải Phòng, huy động và tăng cường sự tham gia của các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương các cấp, các bên liên quan và cộng đồng địa phương trong quá trình quản lý;
- Thiết lập và vận hành cơ chế quản lý chất lượng, có thể kiểm soát tất cả các khâu trong quá trình quản lý, để thực hiện mục tiêu đạt đến sự hoàn thiện, làm đúng ngay từ đầu, để đảm bảo chất lượng môi trường là tốt nhất có thể, thỏa mãn nhu cầu của cộng đồng, đồng thời không ngừng cải thiện chất lượng môi trường để đạt mục tiêu cao hơn.
- Tầm nhìn: đến năm 2020, BLV trở thành vùng biển đảo có môi trường sạch đẹp, trong lành, là trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học gắn liền với phát triển kinh tế bền vững.
3.4.2.3. Phân tích lựa chọn mơ hình quản lý mơi trường cho đảo Bạch Long Vĩ
- Dựa trên các đặc điểm về yếu tố tự nhiên, văn hoá xã hội, kinh tế nêu trên, có thể áp dụng một số MHQLMT phổ biến sau:
+ Mơ hình phân cấp: đây là MHQLMT hiện đang được áp dụng ở BLV. Do đảo BLV với cộng đồng dân cư ít, bộ máy quản lý chưa kiện toàn đầy đủ và quan trọng là mơ hình này chưa thể tự khẳng định hiệu quả công tác QLMT tại BLV. Xem hình 3.14.
Hình 3.14. Sơ đồ mơ hình quản lý mơi trường phân cấp tại Bạch Long Vĩ UBND huyện
Ban Quản lý âu cảng Phòng Kinh tế - Kế hoạch
TNXP Đợi VSMT
+ Mơ hình dựa vào cợng đồng: hiện cũng đang được áp dụng ở BLV, nhưng hiệu quả không cao. Năm 2006 đã xảy ra hiện tượng tràn dầu.
+ Mơ hình TQEM: là sự kế thừa và phát triển của các mơ hình trên, rất phù hợp với yêu cầu an toàn tuyệt đối về môi trường khi áp dụng cho vùng lãnh thổ nhỏ hẹp như đảo BLV.
3.4.2.4. Lựa chọn mơ hình TQEM áp dụng cho đảo Bạch Long Vĩ
Xuất phát từ nhu cầu đảm bảo an toàn về môi trường và hướng tới xu hướng hội nhập quốc tế trong tương lai. Khi áp dụng mơ hình TQEM cho đảo BLV có thuận lợi sau:
- Đảo nhỏ và độc lập, dễ áp dụng và không tạo phản ứng dây chuyền sang lĩnh vực khác;
- Dễ kiểm soát và điều chỉnh khi gặp khó khăn;
- Đầu tư nguồn lực (con người, vật chất, kinh phí) không lớn và không mất nhiều thời gian;
- Nhanh chóng tạo được sự đồng thuận giữa bộ phận quản lý và thực hiện, cùng hướng đến mục tiêu chung.
Việc nghiên cứu áp dụng mơ hình TQEM cho đảo BLV có ý nghĩa to lớn: nâng cao nhận thức con người về an toàn môi trường; nếu thành công sẽ nhân rộng MHQLMT cho các đảo tương tự; và đảo BLV thực sự sẽ là điểm đến của khách du lịch.