TT Các bệnh viện Số giường bệnh Chất thải rắn Thực tế 2011 Thực tế /Kế hoạch 2014 Dự kiến 2015 Không nguy hại Nguy hại 1 BV ĐK tỉnh 750 1300/800 1000 3.000 280 2 BV Sản - Nhi 396 686/420 600 45,8 14,8 3 BV YHCT 453 360/300 350 40 06 4 BV Tâm Thần 335 278/235 230 300 02 5 BV Nội tiết 212 165 200 120 5,9 6 BV Mắt 34 50/50 50 20,5 1,2 7 BV Ung bướu 100 450/320 300 190 30 8 BV Chấn thương - CH 0 110 200 140 7 9 BVĐK TP Vinh 318 298/230 250 388 35 10 BV 115 126 250/250 150 76 21 11 BV Thái An 74 150 150 135 21 12 BV Cửa Đông 83 284/230 250 82 2,9 13 BV Thành An 115 186/150 200 109 4,9 14 BV Minh Hồng 20 45/45 50 10 02 15 BV Đông Âu 65 100/80 120 08 02 16 BV Mắt Sài Gòn - Vinh 21 21 50 3,6 1,8
17 BV Thái Thượng Hoàng 20 20 20 4,5 1,1
18 BV Quân khu IV 250 500/200 250 183,1 34
19 BV Giao thông 150 205/105 150 65 10,5
3.2.3. Phân loại chất thải
Theo kết quả điều tra 18 bệnh viện và cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Vinh, kết quả đã có 18/18 bệnh viện tiến hành phân loại chất thải ngay tại thời điểm phát sinh, chất thải sinh hoạt được đều có thùng đựng riêng tại nguồn; các vật sắc nhọn (bơm tiêm, kim tiêm, các ống nghiệm, lưỡi dao, các vật có thể gây các vết cắt hoặc chọc thủng…) được đựng riêng vào hộp giấy cứng màu vàng như: bông thấm máu, băng, gạc, găng tay, dây truyền máu, các ống thông… được đựng riêng vào một túi. Tuy nhiên vẫn có trường bao bì để sử dụng trong quá trình phân loại chất thải tại nguồn chưa đúng với quy định, chất thải nguy hại đựng trong túi màu xanh, đựng trong vỏ chai nước khoáng, Tuy đã được phân loại cơ bản đầy đủ đúng với quy định nhưng sau đó tại kho chứa chất thải hay tại vị trí chứa chất thải (một số đơn vị chưa có kho) chất thải lại được để chung trong các thùng hoặc được để lẫn dưới nền kho hoặc lẫn với chất thải thông thường.
3.2.4. Thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải
a. Thu gom chất thải và lưu giữ
Chất thải y tế thông thường được các bệnh viện thu gom cơ bản đúng quy định, tuy nhiên vẫn có bệnh viện thu gom chất thải rắn thông thường trong túi màu vàng của chất thải nguy hại. Do dụng cụ thu gom chưa đáp ứng yêu cầu nên một số bệnh viện chất thải này chưa được lưu giữ trong các túi kín để chuyển chất thải về nơi tập trung của bệnh viện cho xe của công ty MTĐT đến thu gom hoặc lưu giữ tại kho chứa của bệnh viện sau đó định kỳ được cơng ty môi trường đo thị thu gom.
Gần 85 % chất thải rắn tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Vinh là chất thải sinh hoạt, được phát sinh ra từ các hoạt động hàng ngày của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đến thăm nuôi và của cán bộ, y bác sĩ của bệnh viện; đây là loại rác thải ít độc hại và dễ xử lý.
100 % các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố đã tiến hành thu gom cơ bản triệt để chất thải rắn y tế thông thường, và hợp đồng với Công ty môi trường đô thị Nghệ An vận chuyển và xử lý, quá trình vận chuyển được thực hiện hàng ngày hoặc hai ngày một lần tùy thuộc vào các đặc điểm của từng bệnh viện, tuy nhiên có những bệnh viện lưu giữa chất thải này quá lâu trong bệnh viện như bệnh viện Tâm thần, một tuần mới vận chuyển một lần.
Kết quả điều tra về lưu giữ và xử lý chất thải tại 18 cơ sở y tế trên địa bàn tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố như sau:
* Bệnh viện thứ nhất: Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An
Là một bệnh viện vừa mới được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động được khoảng 2 tháng nhưng tại thời điểm khảo sát, chất thải y tế nguy hại được để ở thùng có cùng một màu vàng ở sân bệnh viện cùng với xe chở chất y tế nguy hại.
Việc phân loại chất thải y tế chưa được thực hiện đúng theo quy định, chất thải thông thường được đựng vào bao màu vàng của chất thải y tế nguy hại. Vị trí tập kết chất thải y tế thơng thường tại các họng rác dưới tầng hầm không được vệ sinh, rác rơi vương vãi, lẫn với nước.
Bệnh viện hợp đồng với Bệnh viện U bứu xử lý chất thải rắn nguy hại.
Bệnh viện đã thực hiện đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại năm 2008, đến nay sau thời gian hoạt động, tăng về số lượng giường bệnh, đổi vị trí bệnh viện nhưng chưa tiến hành đăng ký lại. Tại thời điểm đăng ký năm 2008, Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người: rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm có khối lượng 200kg/tháng.
Các hình ảnh:
Chất thải y tế nguy hại được để tại hành lang sân bệnh viện Hữu Nghị đa khoa tỉnh Nghệ An
Chất thải y tế thông thường vương vãi dưới họng chứa rác tại tầng hầm Xe chở chất thải y tế đậu giữa sân của bệnh viện.
* Bệnh viện thứ 2: Bệnh viện Sản - Nhi
Có kho chất thải y tế nguy hại, có khóa kín, có biển báo, khơng phải kho lạnh nhưng trong kho có tủ lạnh để lưu giữ chất thải giải phẫu, kho được ốp gạch men sạch sẽ, có khóa, có biển báo, nhưng trong kho khơng có các vị trí ghi mã chất thải cho các thùng đựng chất thải, các thùng có cùng một màu vàng, việc lưu giữ chất thải trong các thùng chứa đang để quá đầy so với quy định.
Chất thải y tế thông thường đang được lưu giữa trong các xe chở rác và để ngồi trời, khơng có mái che.
Kho chất thải y tế nguy hại khơng có biển báo nguy hại.
Đã đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại vào năm 2009, trong sổ đăng ký khơng có chất thải Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người: rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm, tuy nhiên thực tế là có phát sinh và hiện bệnh viện cũng đã đầu tư thùng lạnh để lưu giữ và xử lý.
Hiện nay bệnh viện được đổi tên thành Bệnh viện sản nhi, theo đó chức năng cơng suất bệnh viện cũng thay đổi nhưng chưa tiến hành đăng ký lại chủ nguồn thải.
Có kho lưu giữ chất thải y tế thông thường và nguy hại, kho chất thải y tế nguy hại có khóa kín, có các thùng đựng chất thải nhưng chưa có biển báo và trong kho chưa có mã số chất thải nguy hại.
Bệnh viện đã thực hiện đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Các hình ảnh:
* Bệnh viện thứ 4: Bệnh viện Tâm Thần
Có nhà chất thải y tế thông thường và nguy hại, nhà chất thải y tế nguy hại khơng có cửa, chỉ có hai thùng màu vàng và khơng có mã chất thải.
Chất thải y tế thông thường chất đầy trong nhà chứa mất mỹ quan và bốc mùi do thời gian lưu giữa quá lâu (một tuần mới được chở đi xử lý một lần).
Kho chất thải y tế nguy hại khơng có biển báo nguy hại.
Đã thực hiện đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại năm 2012.
* Bệnh viện thứ 5: Bênh viện Nội tiết
Có kho chất thải nguy hại, kho kín, có cửa nhưng khơng khóa, chất thải đựng trong thùng và dưới nền kho, chất thải đựng trong thùng đang lẫn lộn giữa các mã
chất thải khác nhau, trong kho chưa có biển các mã chất thải. Chỉ có một loại thùng đựng chất thải màu vàng, Chất thải sinh hoạt được thu gom trong túi đựng chất thải y tế. Kho có khóa nhưng khơng khóa, khơng có biển báo chất thải nguy hại.
Đã thực hiện đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại năm 2014. Hình ảnh:
Kho lưu giữa chất thải y tế nguy hại.
Chất thải thông thường được thu gom bằng túi đựng chất thải y tế nguy hại. * Bệnh viện thứ 6: Bệnh viện Mắt
Khơng có kho chất thải y tế nguy hại, đựng trong thùng, trong túi và để dưới nền của một vị trí trong bệnh viện.
Kho chất thải y tế nguy hại khơng có biển báo nguy hại. Chưa thực hiện đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Hình ảnh:
Vị trí lưu giữ chất thải y tế nguy hại. * Bệnh viện thứ 7: Bệnh viện Ung bướu
Bệnh viện được tiếp nhận vị trí và cơ sở hạ tầng của bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa tỉnh Nghệ An để lại. Trên khuôn viên bệnh viện hiện có hai lò đốt chất thải y tế nguy hại, lò cũ được trang bị trước đây và một lò mới mới được trang bị từ năm 2013.
Tuy nhiên, hiện nay thực tế chỉ vận hành được lị cũ, lị cũ khơng có hệ thống xử lý khói bụi, cịn lị mới do đang chưa đồng bộ nên chỉ mới vận hành đốt thử nhưng nguy có sự cố cao nên hiện tại khơng đốt. Q trình vận hành lị phải có nước để hạ nhiệt độ khói lị với định mức 5m3/giờ với thời gian đốt 8 giờ/ngày nhưng nước chưa đủ, dẫn đến việc khơng đảm bảo an tồn khi nhiệt độ khói lị rất cao (nếu khơng giập nước) khi nhiệt độ lị lên 12000C cánh quạt được làm bằng thép đen chỉ chịu được nhiệt độ 4000C. Ngồi ra do vị trí tại cửa nạp chất thải qua hẹp nên việc vận hành nạp thải khơng thuận tiện.
Có kho chất thải y tế nguy hại, có khóa, tuy nhiên chỉ để các chất thải y tế thuộc danh mục (các chai lọ) để chở đi xử lý tại Quảng Ngãi do công ty LILAMA thực hiện và đang được để trong các bao dưới nền kho, khơng có thùng lưu giữa, khơng có vị trí cụ thể riêng biệt có ghi các mã chất thải theo đúng quy định, còn lại các chất thải y tế nguy hại khác (trừ Chất thải giải phẫu) được xử lý tại lị đốt chất thải của bệnh viện. Ngồi ra bệnh viện còn thực hiện đốt cho các đơn vị khác trong thành phố. Người thực hiện vận hành lò đốt này là cán bộ của công ty LILAMA Quãng Ngãi.
Theo báo cáo của cán bộ vận hành lị, khơng có chất thải là mô tế bào đốt tại lò.
Kho chất thải y tế nguy hại khơng có biển báo nguy hại.
Bệnh viện đã thực hiện đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại năm 2011 và hiện đang tiến hành thực hiện đốt chất thải y tế nguy hại cho các bệnh viện khác
tại lò đốt cũ do bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa để lại nhưng chưa tiến hành thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định của chủ vận chuyển xử lý chất thải nguy hại.
* Bệnh viện thứ 8: Bệnh viện Chấn thương - CH
Trước đây là một khoa của Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa và hiện nay tách thành một bệnh viện riêng, có vị trí nằm trong bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa cũ.
Thực hiện xử lý chất thải rắn tại bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa cũ nay là vị trí của bệnh viện Ung bướu.
* Bệnh viện thứ 9: Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh
Bệnh viện được trang bị lò đốt chất thải y tế, có kho chất thải y tế thông thường và nguy hại, ở hai khu riêng biệt, kho chứa chất thải y tế có khóa có biển báo. Một số chất thải nguy hại là các chai lọ đựng thuốc kháng sinh… không được lưu giữ trong kho mà đang được để tại hành lang của bệnh viện trong các túi niloong và vương vãi dưới sàn nhà.
* Bệnh viện thứ 10: Bệnh viện Đa khoa 115
Kho chất thải ở cách bệnh viện một con đường, (đại lộ Lênin) không ở trong khuôn viên bệnh viện, kho có khóa nhưng cửa lại trống ở phía trên nên khơng kín. Khơng có thùng lưu giữa riêng các loại chất thải, khơng có mã chất thải, một số chất thải đang được lưu giữa trong các bao bì thơng thường. Đây là bệnh viện tư nhân đặc thù thường xuyên cấp cứu và thực hiện các ca mổ cho các bệnh nhân bị tại nạn giao thông… Theo báo cáo của cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này thì các chất thải giải phẫu sẽ được chuyển ngay đến lò đốt của bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa nay là của bệnh viện U bướu để xử lý nhưng theo báo cáo của cán bộ trực tiếp xử lý chất thải y tế nguy hại của lị đốt chất thải bệnh viện u bướu thì khơng có Chất thải giải phẫu khi thực hiện đốt chất thải.
Kho chất thải y tế nguy hại khơng có biển báo nguy hại.
Bệnh viện đã thực hiện đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại năm 2010, trong sổ đăng ký khơng có Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người: rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.
* Bệnh viện thứ 11: Bệnh viện Đa khoa Thái An
Có kho lưu giữ nhưng chưa đảm bảo, chất thải y tế đang để lẫn với chất thải thơng thường, chỉ có thùng màu vàng.
Kho chất thải y tế nguy hại khơng có biển báo nguy hại.
Bệnh viện đã thực hiện đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại năm 2011, trong sổ đăng ký Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người: rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm với khối lượng 100kg/năm nhưng thực tế khơng có thùng lạnh bảo quản.
* Bệnh viện thứ 12: Bệnh viện Đa khoa Cửa Đơng
Có hai kho riêng biệt chứa chất thải y tế nguy và thơng thường, có khóa, khóa cận thận và có mái che (một phịng trong cùng hệ thống của tòa nhà), chất thải y tế nguy hại được bảo quản lạnh, tại thời điểm tìm hiểu hệ thống lạnh vẫn chạy, trong kho có gắn mã vạch chất thải, chất thải được lưu giữa trong các thùng trong kho, nhưng các thùng vẫn có cùng màu vàng.
Chất thải thơng thường được lưu giữ trong các túi màu đen, buộc kín khơng phát sinh mùi.
Việc phân loại tại nguồn vẫn còn chưa đảm bảo, chất thải y tế sắc nhọn vẫn để trong túi có màu xanh.
Tuy nhiên theo đánh giá đây là cơ sở thực hiện tốt nhất từ khâu thu gom phân loại và lưu giữ chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố Vinh tại thời điểm khảo sát.
Bệnh viện thực hiện đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại năm 2014, thay thế cho sổ đăng ký năm 2010.
Có kho chất thải y tế nguy hại, kho chất thải tái chế nằm cạnh nhau, xây chắc chắn, có biển,, kho kín có cửa nhưng khơng khóa, chất thải y tế nguy đang để dưới nền kho, có vết màu đỏ như máu, chất thải y tế là các lọ đựng thuốc đang được lưu giữ trong kho chất thải y tế tái chế.
Bệnh viện đã thực hiện đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại năm 2009.
* Bệnh viện thứ 14: Bệnh viện đa khoa tư nhân Nguyễn Minh Hồng.
Kho không đạt yêu cầu, khơng có cửa khơng có khóa, chỉ là một mái che tạm, tại thời điểm tìm hiểu chất thải được chất đầy trên thùng chứa nhưng theo yêu cầu của người quản lý thì khơng được chụp ảnh.
Bệnh viện đã thực hiện đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại năm 2010. * Bệnh viện thứ 15: Bệnh viện Đa khoa Đơng Âu
Có kho lạnh lưu giữa chất thải y tế, tại thời điểm tìm hiểu khơng chạy hệ thống điều hịa, có khóa, kín, khơng có mã chất thải và các chất thải lưu giữ trong kho đang lẫn với chất thải thông thường, chất thỉ y tế đang để vương vãi dưới nền kho. Túi đựng chất thải tại nguồn chưa đúng màu sắc.
Kho chất thải y tế nguy hại khơng có biển báo nguy hại.
Bệnh viện 16: Bệnh viện Mắt Sài Gòn - Vinh