Đơn vị vận chuyển và xử lý chất thảiy tế nguy hại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 60 - 71)

TT Tên cơ sở Đơn vị vận chuyển

và xử lý

1 BV ĐK tỉnh

Công ty TNHH DVTM Môi trường Xanh vận chuyển và xử lý.

BV Ung bướu

2 BV Sản - Nhi Công ty Cơ - Điện - Môi trường Lilama Quảng Ngãi vận chuyển và xử lý

3 BV YHCT Công ty TNHH DVTM Môi trường Xanh vận

chuyển và xử lý.

4 BV Tâm Thần Công ty TNHH DVTM Môi trường Xanh vận chuyển và xử lý.

5 BV Nội tiết Công ty cổ phần cơ điện mơi trường LILAMA Bình Sơn - Quảng Ngãi

TT Tên cơ sở Đơn vị vận chuyển và xử lý Sơn - Quảng Ngãi

7 BV Ung bướu Công ty cổ phần cơ điện mơi trường LILAMA Bình Sơn - Quảng Ngãi

8 BV Chấn thương - CH Bệnh viện Ung bướu

9 BVĐK TP Vinh Tự xử lý

10 BV 115 Bệnh viện Ung bướu

11 BV Thái An Bệnh viện Ung bướu

12 BV Cửa Đông Bệnh viện Ung bướu

13 BV Thành An Công ty TNHH DVTM Môi trường Xanh vận chuyển và xử lý

14 BV Minh Hồng Công ty TNHH DVTM Môi trường Xanh vận chuyển và xử lý

15 BV Đông Âu Bệnh viện Ung bướu

16 BV Mắt Sài Gòn - Vinh Công ty TNHH SX DV TM Môi trường Xanh 17 BV Quân khu IV

Công ty Cổ phần môi trường và xử lý rác thải An Dương các loại chất rắn sắc nhọn và tự xử lý đối với

các loại chất thải y tế nguy hại khác 18 BV Giao thông vận tải Công ty TNHH SX DV TM Môi trường Xanh

c. Xử lý chất thải y tế * Xử lý ban đầu

Theo kết quả điều tra, hầu hết các bệnh viện trên địa bàn không thực hiện xử lý ban đầu đối với chất thải rắn y tế nguy hại, chất thải được phân loại và thải trực tiếp vào các dụng cụ; sau đó được vận chuyển về nơi lưu giữ hoặc xử lý và tiêu hủy.

* Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn

Hiện nay có 02 Bệnh viện đang tiến hành tự xử lý (Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh, Bệnh viện Ung bướu Nghệ An). Quá trình hoạt động của lị đốt gồm 3 giai đoạn:

- Buồng sơ cấp (1100C) - Buồng thứ cấp (800 - 9000C)

- Buồng đốt cháy kiệt tro xỉ.

- Lượng dầu tiêu hao: 10 - 20 (tối đa 49) kg/h. - Kích thước cơ bản: 9050 x 2210 x 3900 mm - Đường kính ống khói: 500 mm

- Chiều cao ống khói: 15 mm - Nhiệt độ khói thải: 6000C

Cịn các bệnh viện khác rác thải y tế nguy hại được hợp đồng với các đơn vị để vận chuyển và xử lý.

Hiện nay trên địa bàn thành phố Vinh việc xử lý chất thải y tế nguy hại gặp rất nhiều khó khăn vì:

- Trên địa bàn tỉnh Nghệ An chưa có cơ sở nào đủ chức năng vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại.

- Trước 10/2014 chất thải y tế nguy hại từ các bệnh viện được vận chuyển đến lò đốt đặt tại Bệnh viện đa khoa Hữu Nghị tỉnh để xử lý. Tuy nhiên, do lò đốt được lắp đặt từ năm 2004 và xử lý cho các bệnh viện trên địa bàn thành phố Vinh dẫn đến quá tải, lị đốt xuống cấp, gây ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Từ tháng 10/2014, Bệnh viện đa khoa Hữu Nghị tỉnh đã chuyển đến vị trí mới và ban giao lị đốt cho bệnh viện Ung bướu Nghệ An tiếp quản, tuy nhiên không để lại xe vận chuyển.

Theo kế hoạch của UBND tỉnh thì thời gian tới sẽ xây dựng khu vực xử lý chất thải rắn nguy hại tập trung tại địa bàn huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Khi dự án này được thực hiện sẽ giải quyết được những khó khăn về tình hình xử lý chất thải rắn nguy hại nói chung và chất thải rắn y tế nói riêng.

3.2.5. Kiến thức về qui trình quản lý là xử lý chất thải của nhân viên y tế

Bên cạnh những thông tin về hiện trạng quản lý chất thải y tế, tác giả còn tiến hành khảo sát kiến thức về quy trình quản lý là xử lý chất thải của nhân viên y tế, đặc biệt là người lãnh đạo bệnh viện rất hiểu rõ về nội dung này nhưng việc chỉ đạo thực hiện và kết quả thực hiện thì vẫn chưa đạt u cầu.

Khơng phải tất cả nhân viên y tế, đặc là cán bộ trực tiếp được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chất thải y tế đều hiểu biết về nhiệm vụ phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Theo kết quả điều tra các bệnh viện đều tự đánh giá tốt vaf rcho việc quản lý chất thải y tế của bệnh viện mình, trong khi thực tế lại khơng phải hồn tồn như thế, điều đó chứng tỏ có thể do hầu hết họ chưa có kiến thức đúng về công tác quản lý và xử lý chất thải, họ vẫn còn chưa chấp hành đúng qui định, cịn nhiều thiếu sót trong khâu quản lý và xử lý chất thải. Đây cũng và một vấn đề mà ban giám đốc bệnh viện nên lưu ý để có những biện pháp phù hợp nhằm củng cố khâu quản lý và xử lý CTYT đồng thời nâng cao kiến thức về công tác quản lý và xử lý CTYT cho NVYT.

3.3. Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại địa bàn nghiên cứu

3.3.1. Những mặt đạt được trong công tác quản lý chất thải y tế

Những mặt đã đạt được trong công tác quản lý của các cơ sở y tế trên địa thành phố Vinh.

- Đã có sự phân cơng cho Khoa chống nhiễm khuẩn phụ trách tồn bộ lượng chất thải phát sinh;

- Hầu hết rác thải phát sinh trong bệnh viện đều được thu gom;

- Màu sắc các túi đựng chất thải y tế trong quá trình phân loại cơ bản được quy định rõ ràng;

3.3.2. Những mặt chưa đạt được trong công tác quản lý chất thải y tế

- Hệ thống phân loại chất thải y tế và chất thải sinh hoạt còn kém; việc phân loại còn chưa triệt để, nhiều khi vẫn xảy sai sót trong q trình phân loại;

- Các nhân viên của Khoa chống nhiễm khuẩn về nguyên tắc phải kiểm tra lại rác thải y tế sau khi thu gom từ các khoa nhưng thực tế thường tiến hành thu gom vận chuyển luôn mà không qua khâu kiểm tra;

- Lượng rác trên sau khi đưa về khu tập trung rác thải y tế được chất đầy vào các thùng, tuy nhiên thùng chỉ có một màu, màu vàng, khơng có biển mã chất thải, không quy định mỗi thùng từng loại chất thải cụ thể, khơng có thùng với màu sắc theo đúng quy định trắng, vàng, đen… do đó sự phân loại trên không đạt hiệu quả;

- Kho lưu giữ chất thải y tế nguy hại không đảm bảo yêu cầu.

- Thiếu khu vực an toàn để lưu giữ chất thải: Do rác thải của toàn bệnh viện chỉ đưa về một khu vực tập trung rác, do đó, trong q trình thu gom vận chuyển, các nhân viên của khoa Chống nhiễm khuẩn thường tập trung rác ở một số khoa (khu vực lưu giữ chất thải tạm thời) rồi mới đưa về khu tập trung trên, gây mất vệ sinh và không đảm bảo an tồn.

- Chưa có biện pháp xử lý riêng đối với các loại rác thải dễ lây nhiễm, chất thải nguy hại;

- Đối với các loại vật phẩm y tế sắc nhọn như các ống kim tiêm chưa được bẻ gập để tránh thùng đựng làm rơi vãi và gây tổn thương đến các nhân viên y tế trong quá trình thu gom;

- Thiếu các phương tiện bảo hộ cho nhân viên liên quan tới xử lý chất thải; - Do chất thải không được thu gom thường xuyên nên số lượng rác nhiều nên phải để kênh các nắp các thùng, gây mất vệ sinh cho khu vực và ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên thu gom;

- Chưa có phương án giảm thiểu lượng rác thải phát sinh;

- Chưa có phương án cụ thể để cho mọi nhân viên và các khoa cùng phối hợp thảo luận trong việc xử lý chất thải y tế..

Một số bệnh viện đang để lẫn chất thải rắn y tế với chất thải sinh hoạt, đang sử dụng túi màu vàng của chất thải y tế đựng chất thải sinh hoạt hay ngược lại đựng chất thải y tế nguy hại trong túi màu xanh.

3.4. Đề xuất giải pháp quản lý và lý chất thải y tế

3.4.1. Các giải pháp đã được đề xuất chung cho toàn tỉnh

Tại Đề án tổng thể xử lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2012 - 2020, có tính đến 2025 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An phê duyệt tại Quyết định số, trong đó có đề ra Ba nhóm giải pháp nhằm tăng cường năng lực quản lý chất thải y tế trong tỉnh Nghệ An. Đó là:

(1) Tăng cường cơ cấu tổ chức ở tuyến tỉnh và ở các cơ sở y tế;

(3) Cải thiện hệ thống theo dõi và giám sát thực thi. Nhóm Giải pháp về Cơ cấu tổ chức

1. Ban quản lý chất thải y tế của tỉnh

Quản lý chất thải y tế đòi hỏi sự phối kết hợp nhiều ban ngành. Một hội đồng quản lý chất thải y tế của tỉnh được đề xuất thành lập. Thành phần của ban bao gồm: Chủ tịch hội đồng (là lãnh đạo UBND tỉnh), phó chủ tịch hội đồng (giám đốc Sở Y tế), thư ký hội đồng (cán bộ phụ trách quản lý chất thải y tế của Sở Y tế), đại diện của các ban ngành liên quan như Sở Tài nguyên môi trường, Sở Xây dựng, Sở Khoa học công nghệ, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Tài chính v.v.

Hội đồng quản lý chất thải y tế của tỉnh họp 3 tháng một lần. Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản lý chất thải y tế tỉnh dự kiến là: (i) Xem xét, đề xuất, tư vấn cho lãnh đạo tỉnh xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý chất thải y tế sao cho phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện thực tế của tỉnh; (ii) Tư vấn cho lãnh đạo tỉnh về xây dựng, chỉnh sửa và bổ sung kế hoạch quản lý chất thải y tế trong tỉnh; (iii) tư vấn sửa chữa, thiết kế, xây dựng, lắp đặt các cơng trình xử lý chất thải y tế; (iv) tư vấn cho lãnh đạo tỉnh đề ra các giải pháp tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình triển khai hoạt động quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh.

2. Trách nhiệm và cơ chế phối hợp của các cơ quan quản lý

Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước tham gia vào quản lý chất thải y tế dự kiến như sau:

a) Sở Y tế

- Chịu trách nhiệm quản lý và xây dựng kế hoạch xử lý chất thải y tế trên địa bàn trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện đề án sau khi được phê duyệt.

- Trực tiếp điều hành, kết hợp với các ban ngành liên quan trong tỉnh, bảo đảm tiến độ thực hiện đề án đúng theo kế hoạch.

- Chỉ đạo các cơ sở y tế trong tỉnh xây dựng kế hoạch hành động cụ thể nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra.

- Giao cho người đứng đầu các cơ sở y tế những nhiệm vụ sau:

+ Chịu trách nhiệm về quản lý chất thải y tế từ khi phát sinh tới khâu tiêu hủy cuối cùng.

+ Mua và cung cấp đủ các phương tiện chuyên dụng, đạt tiêu chuẩn cho việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải; phối hợp với các cơ quan môi trường, các cơ sở xử lý chất thải của địa phương để xử lý và tiêu hủy chất thải y tế theo quy định.

+ Thực hiện các biện pháp làm giảm lượng chất thải phải tiêu hủy thông qua các hoạt động giảm thiểu, thu gom, tái chế và tái sử dụng sau khi xử lý đúng quy định.

- Quản lý tốt việc xử lý chất thải tại các cơ sở hành nghề y tế tư nhân.

- Chỉ đạo Trung tâm y tế dự phịng tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế quản lý và xử lý chất thải y tế.

- Ngành y tế tổ chức đánh giá kết quả thực hiện đề án quản lý và xử lý chất thải mỗi 6 tháng và cả năm.

b) Sở Tài nguyên và Môi trường

- Hỗ trợ về chuyên môn trong việc xây dựng và trang bị hệ thống xử lý chất thải y tế rắn và lỏng, thẩm định và thanh kiểm tra các việc xử lý chất thải tại các cơ sở y tế.

- Hỗ trợ nguồn kinh phí cho quản lý chất thải y tế từ ngân sách sự nghiệp bảo vệ môi trường.

c) Cơng ty TNHH một thành viên cơng trình đơ thị

- Chỉ đạo các đơn vị thu gom chất thải kiên quyết không thu gom chất thải y tế nguy hại chung với chất thải thông thường.

- Hỗ trợ Ngành y tế trong việc thu gom và vận chuyển chất thải y tế nguy hại (ở các địa phương khơng có xe chở chất thải y tế chuyên dụng) cũng như xử lý và tiêu hủy sau cùng các chất thải nguy hại bao gồm tro lò đốt và bùn thải của hệ thống xử lý nước thải.

d) Cánh sát môi trường

- Thanh kiểm tra và xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, các cơ sở không thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

e) UBND các cấp

- Đưa chỉ tiêu quản lý và xử lý chất thải y tế vào kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội hàng năm của địa phương và thông qua cấp uỷ Đảng, Hội đồng nhân dân các cấp để xem xét quyết định và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả từng nội dung cụ thể đã nêu trong đề án.

- Đẩy mạnh và tăng cưòng quản lý nhà nước về công tác quản lý và xử lý chất thải y tế trên địa bàn.

3 Hệ thống tổ chức quản lý chất thải y tế trong các cơ sở y tế a) Đối với các nguồn thải chính

Giám đốc bệnh viện là chủ nguồn thải chất thải nguy hại, ngồi ra có thể chủ vận chuyển và chủ xử lý chất thải nguy hại nếu bệnh viện có vận chuyển và xử lý CTNH tại chỗ. Trách nhiệm của giám đốc bệnh viện, chủ nguồn thải, chủ vận chuyển, chủ xử lý CTNH được quy định trong Quy chế quản lý chất thải y tế (ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế) và trong Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT về Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. Giám đốc bệnh viện phải thiết lập một hệ thống quản lý chất thải y tế trong bệnh viện, bao gồm hội đồng, cán bộ chuyên trách và mạng lưới ở các khoa/phòng. Hệ thống quản lý chất thải y tế có thể lồng ghép vào hệ thống kiếm soát nhiễm khuẩn hoặc hệ thống bảo hộ lao động hiện có trong bệnh viện. Chức năng nhiệm vụ của các cán bộ tham gia vào hệ thống quản lý chất thải y tế phải được mô tả rõ ràng.

Theo Hướng dẫn Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện (ban hành kèm theo Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế), tất cả bệnh viện trong tỉnh phải thiết lập hệ thống tổ chức kiểm soát nhiễm khuẩn. Hệ thống này bao gồm Hội đồng (ban) kiểm soát nhiễm khuẩn; Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn,

bao gồm những nhân viên tham gia thu gom, vận chuyển, xử lý CTYT rắn và lỏng; Mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn tại các khoa.

Theo Quy chế tổ chức và hoạt động của hệ thống làm công tác bảo hộ lao động trong các cơ sở y tế (Quyết định số: 3079/QĐ-BYT ngày 21 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế), các cơ sở y tế phải thành lập Hệ thống làm công tác bảo hộ lao động. Hệ thống này bao gồm Hội đồng bảo hộ lao động (áp dụng cho cơ sở có 60 người trở lên); cán bộ phụ trách công tác bảo hộ lao động (do hội đồng BHLĐ đề cử); Y tế cơ quan; Mạng lưới an toàn vệ sinh.

b) Đối với các nguồn thải thứ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 60 - 71)