QUY TRÌNH XỬ LÝ SỐ LIỆU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá biến động lớp phủ thực vật xã hương sơn huyện mỹ đức hà nội (Trang 26 - 29)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.4. QUY TRÌNH XỬ LÝ SỐ LIỆU

2.4.1. Chọn đối tƣợng giải đoán

Căn cứ vào mục đích và giới hạn đề tài, chúng tơi tiến hành giải đốn ảnh vệ tinh ở dạng thơ và có tính khái quát các đối tượng sau:

Rừng rậm nhiệt đới mưa mùa thường xanh cây lá rộng phát triển ở thung lũng và chân núi đá vôi.

Rừng nhiệt đới mưa mùa thường xanh cây lá rộng phát triển trên sườn núi đá vôi.

Rừng thưa, trảng cây bụi và gỗ nhỏ phát triển trên các đỉnh núi đá vôi hoặc ở sườn vách núi có độ dốc lớn.

Trảng cỏ phát triển trên sườn, vách núi đá vôi.

Rừng trồng.

Đất nông nghiệp.

Thảm thực vật thủy sinh và ngập nước.

Nương rẫy.

Đất trồng cây công nghiệp.

Khu dân cư.

Cát.

Đó là những đối tượng khơng chỉ tạo nên lớp phủ và cấu trúc cảnh quan của vùng mà còn bị tác động mạnh mẽ bởi các hoạt động của con người do đó thường biến động theo thời gian.

2.4.2. Giải đốn ảnh và lập bản đồ

Sau khi xác định các đối tượng cần giải đốn chúng tơi đã tiến hành khoanh vẽ từng đối tượng, sau đó chuyển họa lên bản đồ địa hình tỉ lệ 1: 35 000 theo từng thời kỳ 2000, 2006 và 2009, cuối cùng kiểm tra ngồi thực địa để chỉnh lí bổ sung các sai sót trên bản đồ giải đốn.

2.4.3. Nhập dữ liệu

Sử dụng phần mềm ENVI với các bước sau:

- Số hóa bản đồ các thời kì 2000, 2006, 2009 (khống chế không gian, tọa độ và

tiến hành số hóa).

- Đăng kí thuộc tính cho từng đối tượng.

2.4.4. Xử lí số liệu

Để thành lập bản đồ hiện trạng lớp phủ thực vật vào các năm và biến động diện tích lớp phủ qua từng thời kỳ, chúng tôi đã dùng các phần mềm của GIS là Mapinfo và ArcGis. Đề tài này đã sử dụng phần mềm ENVI tính diện tích các đối tượng trên bản đồ hiện trạng qua các thời kỳ. Tiến hành chồng xếp các thời kỳ và

đưa ra bảng thống kê biến động diện tích của từng đối tượng theo từng thời kỳ. Các số liệu thì được chuyển sang phần mềm thống kê EXCEL để xử lí, tính tốn, trình bày thành các biểu hiện trạng lớp phủ của các đối tượng và kết quả diễn biến diện tích lớp phủ qua các thời kỳ.

Phương pháp lập bản đồ trên cơ sở thông tin viễn thám được mơ tả ở hình dưới đây:

Tài liệu tham khảo

Hình 2.1. Phƣơng pháp lập bản đồ trên cơ sở thông tin viễn thám

Ảnh vệ tinh

Xây dựng mẫu ảnh và hệ thống chú giải

Giải đoán ảnh bằng mắt trên ảnh

Chuyển họa lên bản đồ địa hình Kiểm tra, chỉnh lí ngoại nghiệp Bản đồ hiện trạng từng thời điểm Chồng ghép bản đồ theo các

giai đoạn và thống kê diện tích biến động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá biến động lớp phủ thực vật xã hương sơn huyện mỹ đức hà nội (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)