Khí hậu – Thủy văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá biến động lớp phủ thực vật xã hương sơn huyện mỹ đức hà nội (Trang 33 - 35)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI XÃ HƢƠNG SƠN

3.1.1.4. Khí hậu – Thủy văn

*Đặc điểm khí hậu

Khí hậu Hương Sơn chịu ảnh hưởng của nền khí hậu miền Bắc Việt Nam, đó là kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm chia làm hai mùa rõ rệt, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đơng lạnh, ít mưa. Hàng năm có hai lần mặt trời đi qua thiên đỉnh.

Nhiệt độ

Do quanh năm có khả năng nhận được bức xạ khá lớn, vùng Hương Sơn có tổng nhiệt độ đạt từ 8000oC – 8500oC/năm, nhiệt độ trung bình năm là 23,3oC [8]. Thời kì nóng nhất nhiệt độ trung bình là 27o

C. Hàng năm có 3 tháng (từ tháng 12 – tháng 2 năm sau) nhiệt độ trung bình dưới 20oC. Thời kì lạnh nhất có nhiệt độ trung bình là 18oC. Thời kì tháng 3, 4, 9, 10, 11 có nhiệt độ trung bình tháng dao động

trong khoảng từ 24o

C – 29oC, tương đối thích nghi với sức khỏe con người, thuận

lợi cho tham quan, nghỉ dưỡng.

Biên độ dao động ngày đêm của nhiệt độ khơng lớn do vùng Hương Sơn có

hệ thống núi đá vơi. Biên độ trung bình vào khoảng 5 – 6oC, vào những tháng mùa

đơng biên độ trung bình đạt 6 – 8oC.

Mưa, độ ẩm, gió

Lượng mưa tương đối phong phú. Lượng mưa hàng năm theo số liệu của trạm Mỹ Đức là 1914,8 mm (lượng mưa trung bình hàng năm của tồn thành phố Hà Nội: 1600 – 1800 mm) với số ngày mưa 140 – 150 ngày/năm.

- Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9 với lượng mưa chiếm tới 85% lượng mưa toàn năm. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7. Thời kì ít mưa nhất là vào đầu mùa đơng. Tháng có lượng mưa ít nhất thường vào tháng 1. Từ tháng 2 trở đi lượng mưa tăng ít nhưng số ngày mưa cũng nhiều hơn, chưa kể những ngày mưa phùn không đo được lượng mưa.

- Hương Sơn có ba tháng khơ (từ tháng 12 đến cuối tháng 3 năm sau). Tuy nhiên mùa khơ ở đây khơng khắc nghiệt. Gió mùa Đơng Bắc từ tháng 2 bị biến tính mang hơi ẩm của biển đã tạo nên mưa phùn với số ngày mưa phùn khoảng 20 ngày trong tồn mùa khơ [8].

- Độ ẩm trung bình hàng năm là 84%. Mùa đơng là thời kì khơ nhất trong năm, tiếp đó là những tháng ẩm nhất (cao nhất là tháng 3 khoảng trên dưới 90%).

- Gió thịnh hành trong mùa đơng là gió Đơng Bắc, mùa hạ gió thịnh hành hướng Đơng Nam.

Như vậy, khí hậu Hương Sơn thuộc loại nóng ẩm, mưa nhiều, là điều kiện rất thuận lợi cho kiểu thảm thực vật rừng kín thường xanh cây lá rộng mưa mùa nhiệt đới phát triển, khả năng phục hồi và tái tạo rừng nhanh. Với số ngày nắng cao và điều kiện khí hậu như vậy nên cây cối có thể ra hoa kết quả quanh năm. Tuy nhiên, lượng mưa cao cũng tạo nên những tác động xói mịn, rửa lũa, sập lở trên vùng núi đá vôi của Hương Sơn, là một trong những nguyên nhân tạo nên các hang động và nhũ đá rất hấp dẫn của vùng [8]. Vì vậy, khí hậu ở Hương Sơn có điều kiện rất thuận lợi không chỉ cho sự phát triển của các loại rừng và thảm thực vật mà cịn có thể tổ chức thành nơi du lịch và an dưỡng tốt.

*Đặc điểm thủy văn

Vùng nghiên cứu có sơng Đáy, sơng Thanh Hà chảy qua với chiều dài 3,5km là điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, giao lưu hàng hóa với các địa phương khác trong tỉnh và trong vùng. Tuy nhiên, về mùa mưa có thể gây lụt, ảnh hưởng đến đời sống của người dân [15].

Trên địa bàn có ba suối bắt nguồn từ khối núi Hương Sơn là: suối Yến có chiều dài 4 km, rộng trung bình 20 – 25 m; suối Long Vân dài 3 km, rộng trung bình 10 – 15 m. Ba con suối này không chỉ làm tăng thêm vẻ đẹp của khu di tích mà cịn là con đường giao thơng thủy rất nên thơ phục vụ du khách, đặc biệt trong mùa lễ hội. Hệ thống các suối như suối Yến, suối Long Vân, suối Tuyết Sơn đều có nguồn nước ngầm karstơ cung cấp tạo ra dòng chảy quanh năm. Dòng suối Yến còn

tạo ra sinh cảnh bán ngập ở khu du lịch thắng cảnh Hương Sơn, có mực nước cao hơn sông Đáy gần 2 m, hàng năm vẫn đổ nước ra sông Đáy. Vào mùa mưa, nước sông Đáy dâng cao, nước suối Yến không tiêu được gây ra cảnh ngập lụt ở xung quanh khu vực chùa Hương [15].

Hiện tại suối Yến đã được nạo vét cải tạo. Với mặt cắt ngang lịng sơng suối là 40 m, chiều sâu nạo vét suối h ≥ 1,0 m, cao độ trung bình nền suối tương ứng sau khi nạo vét lịng suối là ±0,0 m ÷ 0,2 m, đảm bảo cột nước về mùa cạn h ≥ 1,5 m [8].

Mực nước suối Yến về mùa lũ có độ cao từ ± 3,0 m ÷ 3,2 m, về mùa cạn có độ cao từ ± 1,5 m ÷ 1,7 m, về mùa mưa nước mưa từ trên núi và các vùng trong lưu vực chảy về suối Long Vân, suối Tuyết Sơn sau đó thốt vào suối Yến. Khi mực nước suối Yến cao hơn mức nước sông Đáy, nước suối Yến chảy về cống điều tiết (gần cầu Đục Khê) rồi thốt ra sơng Đáy và một phần chảy về phía Đơng Nam thốt ra sơng Đáy qua cống xả Giáp Bạt – Kim Sơn [8].

Khi mức nước trong khu vực suối Yến thấp hơn mức nước lũ sơng Đáy, cống điều tiết đóng lại, nước mưa theo suối tự nhiên chảy về phía Đơng Nam thốt ra sông Đáy qua cống xả Giáp Bạt – Kim Sơn và một phần thoát về trạm bơm tiêu phía Đơng Bắc [8].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá biến động lớp phủ thực vật xã hương sơn huyện mỹ đức hà nội (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)