CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG LỚP PHỦ
3.2.7. xuất một số giải pháp làm tăng tỉ lệ che phủ rừng
3.2.7. 1. Nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ làm công tác quản lý, bảo vệ rừng
- Nâng cao nhận thức cho lãnh đạo từ cấp tỉnh đến các cấp chính quyền địa phương thơng qua hội thảo bảo tồn và phát triển. Đối với người dân tổ chức các hội thảo chuyên đề về tầm quan trọng của ĐDSH và bảo tồn có sự tham gia của người dân cho từng nhóm đối tượng, để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, phổ biến pháp luật, giáo dục môi trường...
- Củng cố hệ thống tổ chức quản lý và tăng cường trách nhiệm của các ngành, địa phương.
- Bổ sung thêm lực lượng kiểm lâm cho khu RĐD Hương Sơn. Đầu tư phương tiện đi lại và bổ sung công cụ hỗ trợ cho ban quản lý đủ sức hoạt động, đầu tư trang thiết bị và phương tiện chun dụng cho cơng tác phịng chống cháy rừng.
- Nâng cao năng lực cho hệ thống quản lý môi trường, cải thiện luật pháp và chính sách về tài ngun và mơi trường.
- Bổ sung đội ngũ cán bộ có trình độ chun mơn nghiệp vụ, kiện tồn bộ máy ban quản lý đủ mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tổ chức quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, khôi phục và bảo tồn các hệ sinh thái ĐDSH, bảo vệ cảnh quan môi trường của RĐD Hương Sơn.
- Nâng cao nhận thức và năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ RĐD, đào tạo nghiệm vụ cho cán bộ làm công tác bảo tồn. Để làm tốt công tác bảo tồn đòi hỏi cán bộ viên chức phải có trình độ chun mơn, có am hiểu sâu về lĩnh vực bảo tồn ĐDSH, có khả năng nghiên cứu khoa học độc lập và biết vận động quần chúng. Do đó ban quản lí RĐD Hương phải có kế hoạch thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về bảo tồn, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ được học tập, tiếp cận những kiến thức mới về khoa học công nghệ.
- Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ xã và cộng đồng địa phương: Ban quản lý RĐD Hương Sơn có kế hoạch phối hợp với các cơ quan chuyên môn bồi dưỡng đội ngũ cán bộ xã, thôn những kiến thức cơ bản về quản lý rừng, bảo vệ rừng, kỹ thuật thâm canh, trồng cây, trồng rừng… để họ trở thành những cán bộ nòng cốt tuyên truyền, hướng dẫn cho nhân dân đồng thời giúp họ thấy rõ hơn vai trị của chính quyền địa phương đối với cơng tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.
3.2.7. 2. Thực hiện tốt pháp luật bảo vệ thiên nhiên
- Tăng cường hiệu quả pháp luật về bảo tồn ĐDSH và quản lý các khu RĐD, khu bảo tồn thiên nhiên thông qua các hoạt động:
+ Cụ thể hóa các quy định về quản lý RĐD và bảo vệ ĐDSH phù hợp với kiến thức của người dân địa phương nhằm giúp họ nhận thức được về các chính sách về mơi trường và bảo tồn ĐDSH.
+ Nâng cao tính hiệu quả hoạt động kiểm lâm, tăng cường đào tạo cho cán bộ thừa hành pháp luật về quản lý môi trường và các vấn đề có liên quan.
+ Giải quyết triệt để các trường hợp vi phạm pháp luật và chính sách bảo vệ và phát triển rừng.
- Tăng cường phổ biến thể chế pháp luật cho cộng đồng. Cùng với các cấp, các ngành chức năng đề xuất thay đổi một số chính sách phù hợp với lịng dân. Có những chính sách hỗ trợ đối với người dân thông qua kế hoạch hoạt động trên nguyên tắc có sự quản lý, giám sát thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật (hệ thống mở). Đề xuất xây dựng, hoàn thiện khung thể chế, tăng cường năng lực quản lý, bảo tồn cho các đơn vị, ngành liên quan. Đặc biệt chú trọng xây dựng quy chế phối kết hợp trong công tác bảo vệ rừng với thơn xóm, chính quyền địa phương (UBND xã) và các đơn vị trên địa bàn tham gia công tác bảo tồn. Tiến hành xây dựng hương ước quản lý bảo vệ rừng cho cộng đồng nhằm chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Thi hành luật pháp một cách nghiêm túc triệt để trong công tác bảo tồn.
- Ngăn chặn và kiểm sốt ơ nhiễm, giảm thiểu tác động mơi trường do phát triển kinh tế gây ra.
- Kiểm soát nhu cầu thị trường, tiến hành sản xuất, xây dựng một số mơ hình sản phẩm thay thế nhằm hạn chế sử dụng tài nguyên từ rừng tự nhiên (gỗ, lâm sản ngồi gỗ, chất đốt...).
- Ứng dụng cơng nghệ hệ thống thông địa lý (GIS) cho quản lý cảnh quan và ĐDSH cho RĐD.
3.2.7.2. Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên cho người dân và khách tham quan
Để thu hút người dân vào cơng tác quản lý bảo vệ rừng, xóa bỏ hồn tồn sự phụ thuộc của người dân địa phương vào TNTN và quản lý tài nguyên rừng có hiệu quả.
- Thu hút cộng đồng nhân dân đặc biệt lớp trẻ có trình độ tham gia cơng tác bảo vệ rừng. Chuyển giao khoa học kỹ thuật, giống, vật ni, cây trồng có năng suất cao cho cộng đồng trong sản xuất, chăn ni. Xây dựng mơ hình trang trại rừng, thúc đẩy phát triển kinh tế cho các hộ gia đình trong cộng đồng dân cư vùng, nhằm giảm áp lực vào rừng.
- Nâng cao nhận thức của người dân về quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và ĐDSH. Các nỗ lực của bảo tồn không thể đạt được hiệu quả nếu khơng có sự hợp tác của nhân dân. Con người là lực lượng tác động nhiều nhất đến tài nguyên và môi trường. Những thay đổi về nhận thức và hiểu biết cao hơn của con người có thể giúp họ nâng cao chất lượng cuộc sống. Điều này có thể đạt được thơng qua phát triển nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và giá trị của RĐD liên quan đến quá trình phát triển kinh tế xã hội bền vững của địa phương. Có thể nói, việc nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về giá trị của ĐDSH và vai trò của RĐD Hương Sơn là một vấn đề cấp bách hiện nay thơng qua một số hoạt động chính như sau:
Tuyên truyền được xác định là một nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của người dân hiểu biết về ĐDSH. Do vậy, việc xây dựng kế hoạch tuyên truyền cần đảm bảo một số nguyên tắc sau:
+ Nội dung tuyên truyền cần ngắn gọn, dễ hiểu, sử dụng ngôn ngữ địa phương, phù hợp với từng đối tượng khác nhau (thanh thiếu niên, học sinh, khách du lịch, người già…) và phù hợp với từng thời điểm. Đặc biệt cần chú trọng phát huy các phong tục tập quán truyền thống, kiến thức bản địa của người dân địa phương trong công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.
+ Giải thích rõ lý do tại sao cần phải hạn chế trong việc sử dụng tài nguyên, nạn vứt rác bừa bãi.. theo cách hiểu của người dân. Để thu hút sự quan tâm của người dân, nên lồng ghép với các chương trình tổ chức lễ hội, tập huấn chuyển giao kỹ thuật nông lâm nghiệp….
+ Nên tổ chức hội nghị tuyên truyền về quản lý bảo vệ rừng hàng năm theo từng xóm. Thành phần tham gia hội nghị cần đa dạng như Trưởng xóm, chi bộ Đảng, mặt trận Tổ Quốc, phụ nữ thanh niên, người già, học sinh những người tiêu biểu trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
+ Các hoạt động tuyên truyền cần đặt ra thường xuyên, sử dụng nhiều hình thức khác nhau (đài phát thanh, báo, truyền hình, tờ rơi, panơ, áp phích…). Việc soạn thảo chương trình tuyên truyền cần phong phú, sống động, kết hợp hình ảnh cuốn hút mọi tầng lớp nhân dân.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về ĐDSH, mơi trường và sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên mơi trường ở trường phổ thơng và các chi đồn thanh niên. Phát động các chiến dịch chống đặt bẫy, chống chăn thả bừa bãi, phát hiện tố cáo những hiện tượng vi phạm. Tuyên dương những gương tốt trong công tác quản lý bảo vệ tài nguyên và bảo tồn ĐDSH.
- Đưa việc giáo dục môi trường vào trường phổ thông cơ sở thông qua các bài giảng và những giờ giã ngoại, kích thích lịng u thiên nhiên, hình thành tư
tưởng cho các em về giá trị của TNTN. Thông qua các em là những hạt nhân cho công tác tuyên truyền giá trị ĐDSH tới gia đình và những người thân.
- Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ phát triển tài nguyên rừng. Những kết quả nghiên cứu gần đây ở các nước đang phát triển cho thấy, sự tham gia tích cực của cộng đồng là một trong những nhân tố quan trọng nhất đảm bảo quản lý hiệu quả TNTN. Khi có những giải pháp thích hợp thì cộng đồng chính là lực lượng động viên, hỗ trợ, giám sát và thậm chí cả cưỡng chế các thành viên thực hiện chững chính sách nhà nước về quản lý tài nguyên. Ngược lại vai trị của cộng đồng có thể bị hoàn toàn mờ nhạt trong hoạt động quản lý tài nguyên, họ có thể trở thành người bao che, bênh vực những hành vi phá hoại tài nguyên.
+ Thu hút sự tham gia của người dân địa phương vào công tác quản lý bảo vệ rừng cần giải quyết tốt một số việc như sau:
+ Tiến hành hoàn thiện qui ước, hương ước về quản lý bảo vệ rừng. Các qui ước này phải do tập thể cộng đồng địa phương thảo luận, cùng quyết định, cùng theo dõi, giám sát.
+ Củng cố và duy trì hoạt động của tổ chức quản lý bảo vệ rừng tại cả 6 xã xây dựng quĩ quản lý bảo vệ rừng để hỗ trợ cho công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa phương.
+ Nâng cao vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của chính quyền địa phương từ cấp xóm đến xã trong cơng tác quản lý bảo vệ rừng.
+ Tạo mọi điều kiện để các tổ chức xã hội, đặc biệt là tổ chức của phụ nữ, thanh niên tham gia tích cực vào cơng tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn ĐDSH tại địa phương.
3.2.7.3. Khoanh nuôi bảo vệ rừng, xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên có trồng bổ sung
- Qui hoạch tồn bộ diện tích RĐD, trao quyền sử dụng đất cho ban quản lý, đóng cọc mốc ranh giới khu RĐD: Ban quản lý cần có sự thống nhất với UBND các xã và các đơn vị có liên quan ranh giới và diện tích đất lâm nghiệp thuộc RĐD Hương Sơn. Xác định rõ vị trí đóng cọc mốc ranh giới trên bản đồ và ngồi thực địa. Ngồi mốc ranh giới khu RĐD cần có mốc tiểu khu và mốc khoảnh theo tiêu chuẩn qui định.
- Tu sửa và xây dựng mới hệ thống bảng nội qui bảo vệ rừng vì thực tế các bảng nội qui tại ban quản lý RĐD Hương Sơn cịn rất ít. Các bảng nội qui bảo vệ rừng được đặt tại trụ sở ban quản lý, trung tâm các xóm, trên các vị trí giao lộ gần rừng dọc trên các tuyến đường đi của khách du lịch và tại các trạm quản lý bảo vệ rừng. Nội dung các bảng ghi nội quy quản lý, bảo vệ RĐD được soạn thảo hay trích dẫn theo qui chế quản lý RĐD.
- Đầu tư xây dựng các loại bảng biểu báo hiệu và tuyên truyền bảo vệ rừng tại các thơn, xóm sát rừng, trên các tuyến đường dễ xâm nhập vào rừng Hương Sơn và các xã vùng đệm. Các bảng này có nội dung ghi rõ vai trị của khu RĐD, nội dung tuyên truyền cổ động, khẩu hiệu bảo vệ, phòng chống cháy rừng…..
- Đầu tư xây dựng các biển cấm lửa tại các vị trí sát rừng hay có người qua lại, các tuyến du lịch, cạnh các đình chùa có sử dụng hương, đốt giấy tiền vàng mã….
- Đầu tư xây dựng các biển báo cấp dự báo cháy rừng theo đúng nội qui, qui định về khích thước và nội quy biển báo cấp dự báo cháy rừng.
Kết quả điều tra thực tế cho thấy, hiện trạng rừng tại khu vực có mật độ thấp, chủ yếu là các lồi cây ít có giá trị kinh tế. Do đó, với hầu hết diện tích rừng ở đây cần được áp dụng các biện pháp kỹ thuật khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung với mục tiêu xúc tiến nhanh q trình phục hồi rừng, bảo vệ mơi trường sinh thái RĐD Hương Sơn.
Áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hỗ trợ quá trình gieo giống, nảy mầm và sinh trưởng của cây tái sinh trên tồn bộ diện tích rừng. Lựa chọn cây trồng chủ yếu thích hợp với vùng núi đá vôi: Mắc rạc, nghiến, rau sắng, mơ vàng, Lát hoa, giẻ…Trồng trên tồn bộ diện tích rừng bị vỡ tán hoặc cây mẹ khơng có khả
Thực tế cho thấy hệ thống cây xanh dọc các tuyến du lịch chùa Hương: ven đường lên các hang động, Thiên Trù, Quan Âm, Chấn Song, Hương Tích, Long Vân, Hinh Bồng, Thanh Sơn, Suối Yến...), còn rất thưa thớt, chưa tạo cảnh quan đẹp cho RĐD Hương Sơn. Với mục tiêu cải tạo môi trường sinh thái, tăng độ che phủ cho RĐD Hương Sơn, tô đậm nét đẹp linh thiêng của chùa Hương, tăng tính ĐDSH…Ban quản lý RĐD Hương Sơn cần thiết kế quy hoạch lại hệ thống cây xanh dọc theo các tuyến du lịch bằng các loại cây bóng mát là các lồi cây bản địa có tính đặc hữu phù hợp với đặc điểm của quần thể đền chùa nơi đây: Đa búp đỏ, Chị nâu, Gạo, Hồng Lan, Sung, Si sanh, Sấu, Vàng anh…..
Đặc biệt dọc theo suối yên từ cầu Yến đến đền Trình nên qui hoạch hệ thống cây bóng mát xanh quanh năm, có hoa, dáng đẹp tỏa bóng xuống suối: Liễu rủ, bằng lăng, Muồng hồng yến, Phượng vĩ,…
Các loại cây xanh trồng dọc các tuyến du lịch nên đầu tư trồng những cây có kích thước lớn trên 2m, đường kính gốc từ 5 cm trở lên. Trên các cây nên có biển ghi số hiệu, tên cây (tên Việt Nam và tên khoa học), tạo điều kiện cho khách tham quan biết được tên cây và cũng có ý nhắc nhỏ mọi người “hãy bảo vệ cây xanh”. Đây là một hình thức nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng về tầm quan trọng của rừng cũng như ý thức của mọi người phải có trách nhiệm bảo vệ rừng.
Để phục hồi thảm thực vật và tạo sinh cảnh sống cho nhiều loài động vật quý hiếm, cần hạn chế tối đa hoặc đình chỉ việc canh tác nơng nghiệp tại các thung sâu.
3.2.7.4. Sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật
Xây dựng và phát triển mơ hình sử dụng bền vững tài ngun sinh vật, kiểm soát, ngăn chặn và loại trừ việc khai thác, kinh doanh tiêu thụ các động thực vật hoang dã quí, hiếm, nguy cấp.
Kiểm soát, đánh giá và ngăn chặn các loại sinh vật lạ xâm lấn: cây Mai dương, Rùa tai đỏ đang được bày bán tại khu du lịch chùa Hương.
Tăng cường kinh phí phục vụ kiểm kê, đánh giá hiện trạng, khai thác sử dụng tài nguyên lâm sản ngoài gỗ, chú trọng nguồn dược liệu và cây cảnh; từng bước áp dụng công nghệ tiên tiến để chế biến nhằm tăng giá trị sử dụng và tiết kiệm TNTN.
Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện, tổng kết và phổ biến áp dụng các mơ hình phát triển bền vững lâm sản.
Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển các tri thức bản địa, đặc biệt về cây con làm thuốc và các nghề chế biến lâm sản ngoài gỗ truyền thống.
3.2.7.5. Quy hoạch và phát triển du lịch sinh thái
Là nơi có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái rất lớn vì lượng khách du lịch lễ hội chùa Hương ngày càng đông. Tuy nhiên, mới chỉ thu hút khách thăm viếng các đền chùa, hang động…. Để có thể thu hút khách du lịch đến với di tích lịch sử văn hóa Hương Sơn ngày càng đơng và lưu lại với thời gian dài hơn để khám phá vẻ