Tỷ lệ người hút thuốc lá theo giới tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ô nhiễm nicotin trong môi trường khí nơi sản xuất thuốc lá và tác động của nó đến sức khỏe người lao động (Trang 27 - 30)

Việt Nam đang chịu một gánh nặng rất lớn về các bệnh không lây nhiễm, những bệnh hiện chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số các ca mắc và chết hàng năm. Số liệu ước tính mới đây (năm 2006) cho thấy tỷ lệ hút thuốc ở nam giới ở Việt Nam là hơn 49%. Trong số những người trẻ (từ 25 đến 45 tuổi) tỷ lệ hút thuốc thậm chí cịn cao hơn, khoảng 65%. Tuy tỷ lệ hút thuốc là thấp ở nữ giới dưới 2% nhưng nữ giới lại phải chịu những tác hại của hút thuốc thụ động.

Mặc dù thuốc lá có tính chất gây nghiện nhưng nhu cầu tiêu dùng thuốc lá cũng vẫn có sự thay đổi theo giá. Do đó, một trong những phương pháp hiệu quả nhất để giảm lượng tiêu dùng các sản phẩm thuốc lá là tăng giá.

Thuế thuốc lá ở Việt Nam hiện chiếm 45% giá bán lẻ thuốc lá đã bao gồm thuế, thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ 65 - 80% do Ngân hàng Thế Giới ghi nhận ở các nước có chính sách kiểm soát thuốc lá hiệu quả. Các chính

Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Kiều Trang

sách kiểm sốt thuốc lá như tăng thuế dường như khơng có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể lên việc làm trong các ngành trồng và sản xuất thuốc lá.

Ở Việt Nam, tỷ lệ hút thuốc lá năm 2006 (Bảng 2) là khoảng trên 49,2% ở nam giới, nhưng dưới 2% ở nữ giới [7]. Tỷ lệ này thấp hơn so với một thập kỷ trước đây khi có tới hơn 60% nam giới và 4% nữ giới hút các sản phẩm thuốc lá, mặc dù mức giảm này chủ yếu xuất hiện trong khoảng thời gian từ 1993 đến 1998.

Bảng 1.2. Tỷ lệ sử dụng thuốc lá theo giới tính và nơi cư trú, nhóm tuổi và nhóm thu nhập

1993 1998 2001 2006

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

Tổng tuổi 15+ 61,3 4,1 50,7 3,2 56,1 1,8 49,2 1,5 Thành phố 56,6 2,7 47,4 1,9 55,1 1,4 46,9 1,2 Nông thôn 62,6 4,6 51,7 3,6 56,4 2 50,0 1,6 Tuổi 15-24 38,7 0,5 25,5 0,2 31,6 0,3 21,5 0,5 25-34 74,6 1,6 65,6 0,9 69,8 0,7 59,4 0,8 35-44 79,2 3,9 69,0 1,9 72,2 1,3 68,9 0,9 45-54 71,3 8,2 66,1 5,2 67,9 3,6 66,7 2,0 55-64 66,5 10,3 58,9 9,7 57,0 5,8 56,1 2,8 65+ 56,3 11,6 44,9 11,8 46,1 4,8 43,0 3,6 Nhóm thu nhập Q1: nghèo nhất 65,1 8,1 57,0 4,8 62,3 4,3 55,4 3,6 Q2 63,7 4,4 53,5 4,5 59,8 1,7 53,2 1,3 Q3 63,8 4,3 52,9 2,7 55,7 1,4 48,8 0,8 Q4 58,9 2,5 48,0 2,5 54,3 1,3 47,2 1,0 Q5: Giàu nhất 56,3 2,2 42,1 1,5 50,7 0,9 43,3 0,9

Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Kiều Trang

Cuộc điều tra y tế thế giới tiến hành năm 2003 cho thấy tỷ lệ hút thuốc là 51,2% ở nam giới và 2,8% ở nữ giới. Tỷ lệ hút thuốc được phân bổ đều giữa đô thị và nông thôn, mặc dù người sử dụng thuốc lá ở các khu vực khác nhau có khuynh hướng sử dụng các loại sản phẩm thuốc lá khác nhau. Thuốc lào phổ biến hơn ở khu vực nơng thơn cịn ở khu vực thành thị thuốc lá phổ biến hơn. Trong số những người hút thuốc là nam giới trong năm 2001 - 2002, 69,1% chỉ hút thuốc lá, 23,2% chỉ hút thuốc lào, và 7,7% sử dụng cả hai loại. Ở thành phố, trong tổng số nam giới thì tỷ lệ nam giới chỉ hút riêng thuốc lá chiếm 48,6%, chỉ hút thuốc lào chiếm 3,8%. Trong khi đó ở nam giới nông thôn, 35,6% chỉ hút thuốc lá và 16% chỉ hút thuốc lào.

Một điều đặc biệt quan trọng là tỷ lệ hút thuốc cao ở nam giới trẻ tuổi (Bảng 1.2) và mối liên hệ giữa tỷ lệ người hút thuốc với mức thu nhập (Hình 1.9). Có mối liên hệ tỷ lệ thuận giữa hút thuốc lá và thu nhập và mối liên hệ tỷ lệ nghịch giữa hút thuốc lào và thu nhập.

Tỷ lệ hút thuốc thấp ở phụ nữ ở Việt Nam không hẳn đã bảo vệ được họ khỏi các tác hại của khói thuốc. Trong năm 2001 - 2002, 63% hộ gia đình có ít nhất một người hút thuốc [7]. Tương tự như vậy, năm 2003, gần 60% học sinh tuổi thiếu niên nói rằng thường hay hít phải khói thuốc thụ động ở nhà [29], trong khi 71% trẻ em dưới 5 tuổi sống trong các hộ gia đình có ít nhất một người hút thuốc [7].

Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Kiều Trang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ô nhiễm nicotin trong môi trường khí nơi sản xuất thuốc lá và tác động của nó đến sức khỏe người lao động (Trang 27 - 30)