Tác hại của khói thuốc lá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ô nhiễm nicotin trong môi trường khí nơi sản xuất thuốc lá và tác động của nó đến sức khỏe người lao động (Trang 36 - 39)

1.2. Tìm hiểu về thuốc lá, hiện trạng sản xuất và sử dụng trên thế giới và

1.2.5. Tác hại của khói thuốc lá

Khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích dạng khí hoặc dạng hạt nhỏ. Các chất kích thích này gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng khả năng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy và làm mất các tế bào có lơng chuyển. Các thay đổi này làm tăng tiết nhày và giảm hiệu quả thanh lọc của thảm nhày. Phần lớn các thay đổi này có thể hồi phục được khi ngừng hút thuốc.

Nhiều nghiên cứu chuyên sâu đã đưa ra kết luận rằng hút thuốc ảnh hưởng đến hầu hết hệ thống các bộ phận trong cơ thể. Vào năm 1990, nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng: “Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây các bệnh đã từng được phát hiện trong lịch sử của nghiên cứu ngành y sinh học”. Một nửa trong số người hút thuốc thường xuyên, cuối cùng sẽ bị chết do thói quen hút thuốc của họ.

Theo ước tính của WHO, tính đến năm 2020, số người chết do các bệnh liên quan đến thuốc lá sẽ nhiều hơn tổng số người chết do HIV/AIDS, lao tai nạn giao thông và tự tử cộng lại. Và cũng theo tổ chức này, trên thế giới cứ tám giây lại có một người chết vì các bệnh liên quan đến thuốc lá. Số người tử

Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Kiều Trang

Năm 2002, con số này tăng mạnh và gấp khoảng 10 lần so với năm 1950, khi thuốc lá chưa trở nên phổ biến trên tồn thế giới [34, 42].

Hình 1.11. Tác hại của khói thuốc lá đến các cơ quan trong cơ thể con người

Khói thuốc lá là tác nhân dẫn đến 25 bệnh khác nhau, trong đó ung thư phổi, viêm phế quản mạn tính và dãn phế quản là nguyên nhân chính do của hút thuốc lá gây nên. Hút thuốc lá cũng làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh khác như: bệnh tim mạch (đột qụy, đau tim), nhiều loại ung thư, lao, các bệnh về đường hơ hấp, rối loạn tiêu hóa, bệnh về răng, miệng, giảm sự phát triển cơ thể, gia tăng nguy cơ bị loãng xương và gãy xương, bệnh mạch ngoại vi, phình động mạch chủ…. Một điếu thuốc lá có chứa từ 0,2mg đến 1mg nicotin và theo nghiên cứu thì chỉ cần một giọt nicotin có thể làm chết một con thỏ,

Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Kiều Trang

chỉ cần một giọt nicotin tiêm vào tĩnh mạch cũng gây chết người [3].

Hình 1.12. Những bệnh ung thư mà thuốc lá mang lại

- Tỷ lệ tử vong do hút thuốc lá: Cao gấp 23 lần HIV/AIDS; gấp 6 lần tai nạn giao thông; gấp 370 lần viêm gan do virus.

- Hút một điếu thuốc giảm thọ 5,5 phút. Hút 20 điếu/ngày giảm thọ mỗi năm 1 tháng. Một người nghiện giảm thọ 20 - 25 năm.

- Người nghiện hút tỷ lệ chết cao gấp 3 lần người không hút ở mọi lứa tuổi. - Bệnh do khói thuốc gây ra: Ung thư phổi 80 - 90%, viêm phế quản mạn 80 - 85%, chết vì bệnh tim mạch 20 - 25% [35].

Hút thuốc làm tăng tỷ lệ tử vong từ 30% đến 80%, chủ yếu là do các bệnh ung thư (ung thư phổi), bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, các bệnh tim mạch…. Với xu hướng sử dụng thuốc lá ngày một gia tăng như hiện nay, nếu không được ngăn chặn kịp thời vào khoảng năm 2025 cứ ba giây có một người chết; hàng năm có mười triệu người chết do thuốc lá, trong đó bẩy triệu người ở các nước đang phát triển, riêng Trung Quốc sẽ có hai triệu người [35].

Luận văn Thạc sĩ Bùi Thị Kiều Trang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ô nhiễm nicotin trong môi trường khí nơi sản xuất thuốc lá và tác động của nó đến sức khỏe người lao động (Trang 36 - 39)