Đặc điểm kiến tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường phóng xạ khu vực huyện tam đường, phong thổ, thành phố lai châu và định hướng các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu (Trang 29 - 30)

1.4. Đặc điểm địa chất – khoáng sản vùng nghiên cứu

1.4.3. Đặc điểm kiến tạo

1.4.3.1. Các đới kiến trúc:

Vùng nghiên cứu thuộc miền kiến tạo Tây Bắc bao gồm một phần diện tích của hai đới kiến trúc lớn là Fan Si Pan và đới Sông Đà. Các đứt gãy sâu là ranh giới phân chia giữa hai đới. Trong đó đới sụt lún Sông Đà được lấp đầy trầm tích lục nguyên và cacbonat. Đây là miền cấu trúc địa chất phức tạp với nhiều hệ thống đứt gãy, uốn nếp, các thành tạo magma, kèm theo nhiều hoạt động tạo khoáng.

1.4.3.2. Cấu trúc nếp uốn

Trên các đới kiến trúc phát triển những cấu trúc nếp uốn. Cơ sở cho việc xác lập các cấu trúc nếp uốn trên diện tích nghiên cứu là các phức hệ vật chất kiến trúc, sự khống chế trong không gian của các loại đứt gãy. Trong đó các đứt gãy cấp II giữ vai trò quan trọng.

1.4.3.3. Đứt gãy a. Các đứt gãy cấp I

- Đứt gãy Bản Lang - Nậm Xe (F11): phân bố dọc theo thung lũng giữa núi kéo dài từ Bản Lang đến Nậm Xe theo phương Tây Bắc - Đông Nam dài khoảng 25km, trong vùng nghiên cứu.

- Đứt gãy Bình Lư -Thân Thuộc (F21): phân bố theo dạng kéo dài từ bản Bình Lư đến bản Thân Thuộc theo phương Tây Bắc - Đông Nam dài khoảng 35 km trong vùng nghiên cứu.

- Đứt gãy Nậm Mạ (F31): Phát triển dọc khu vực suối Nậm Mạ kéo dài theo hướng Đông Nam (dọc thung lũng Nậm Mạ) dài khoảng 12 km lộ ra trong vùng nghiên cứu, phát triển như một đứt gãy thuận [5].

b. Các đứt gãy cấp II

Vùng nghiên cứu đã phân định được nhiều đứt gãy có quy mơ cấp II (F2), chúng là những đứt gãy phân nhánh tựa vào các đứt gãy cấp I (F1) và thường có độ dài từ 10-15km, có thể thuộc các phương khác nhau song chủ yếu là phương Tây Bắc - Đông Nam và á vĩ tuyến.

Ngoài những đứt gãy cấp I, cấp II đã được mô tả ở trên cịn có các đứt gãy nhỏ, nhánh. Tất cả chúng đã góp phần làm phức tạp thêm cấu trúc chung của vùng nhưng mặt khác chúng là nhân tố quan trọng vào việc tạo khống của tồn vùng nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường phóng xạ khu vực huyện tam đường, phong thổ, thành phố lai châu và định hướng các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu (Trang 29 - 30)