CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.3. Vị trí đo và phương pháp lấy mẫu
2.2.3.1. Vị trí đo
Hình 2.2. Lấy mẫu nước và đo Radon trong nước tại thực địa bằng máy RAD - 7 2.2.3.2. Phương pháp lấy mẫu
a. Mẫu đất đá và trầm tích
Lấy các mẫu đất, đá, bùn, vật liệu xây dựng, quặng, các chất thải để phân tích U, Th, K nhằm giải thích bản chất dị thường phóng xạ và nguồn gốc gây ra ơ nhiễm trong vùng nghiên cứu và được lấy ở những diện tích có suất liều bức xạ gamma cao, các mẫu tại các vị trí có điều kiện địa hóa đặc biệt. Mẫu được lấy ở độ sâu 10 cm, trọng lượng mỗi mẫu khoảng 3 kg, có gắn eteket ghi tọa độ vị trí lấy mẫu và số hiệu mẫu.
b. Mẫu môi trường nước
Trong nghiên cứu môi trường cần phải xác định nồng độ của các chất phóng xạ chủ yếu U, Th, 40K, Ra có trong nước để tính liều chiếu trong của các chất phóng xạ trong xâm nhập cơ thể qua đường tiêu hóa.
Muốn vậy đã tiến hành lấy từ các dòng suối chảy ra từ mỏ chảy xuống khu dân cư, các điểm xuất lộ nước ngầm, giếng nước sinh hoạt của nhân dân, vị trí súc vật thường uống. Các mẫu được lấy đều trong diện tích thăm dị. Mục đích nhằm xác định nồng độ các chất phóng xạ và sự phát tán của chúng trong môi trường nước. Các mẫu nước được lấy với thể tích 3 lít đựng trong can đã được súc rửa
sạch. Các mẫu nước đã được axit hóa 5%HCL chống kết tủa. Mẫu lấy đều được đánh số hiệu và ghi vào số mẫu: loại mẫu lấy, số hiệu mẫu và vị trí lấy mẫu được định vị trên bản đồ bằng máy GPS hoặc phương pháp định điểm truyền thống.
Quy trình lấy mẫu nước tuân thủ theo tiêu chuẩn lấy mẫu nước phân tích phóng xạ: TCVN 5992, TCVN 5993, TCVN 5002.
Mẫu phân tích tổng hoạt độ alpha, beta tuân thủ theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6053, TCVN 6029.
c. Mẫu thực vật
- Lấy mẫu: Mẫu được lấy chủ yếu là các cây lương thực của địa phương như: Lúa (hạt), ngô (hạt), sắn (củ), chè (lá)….