Đặc điểm khoáng sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường phóng xạ khu vực huyện tam đường, phong thổ, thành phố lai châu và định hướng các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu (Trang 30 - 33)

Trong vùng nghiên cứu có khá nhiều loại hình khống sản như: vàng, chì-kẽm, xạ-đất hiếm (K,U,Th)và vật liệu xây dựng (đá vơi, cuội sỏi cát, sét gạch gói, nước nóng nước khống).

1.5.1. Vàng

Đã phát hiện một số điểm biểu hiện quặng vàng gốc và sa khống. Trong đó các loại khống sản chính gồm vàng, chì, kẽm, đất hiếm và vật liệu xây dựng, đáng chú ý là điểm quặng gốc Tà Lèng [5].

1.5.2. Chì kẽm

Phát hiện ở nhiều nơi với đặc điểm quặng hóa khá đa dạng ở Si Phay chì kẽm đi cùng với vàng-bạc; ở bản Lang, bản Nậm Khan, Sin Chải chì kẽm đi cùng đất hiếm, barit, fluorit…Phần lớn biểu hiện quặng chì kẽm phân bố trong các đá vôi của hệ tầng bản Páp, Đồng Giao.

1.5.3. Đất hiếm

Đây là loại hình khống sản quan trọng trong vùng nghiên cứu và cũng là nguồn chính có khả năng gây ơ nhiễm mơi trường.

a. Mỏ Bắc Nậm Xe

Thuộc xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.

Quặng đất hiếm chứa kim loại phóng xạ phân bố chủ yếu nằm trong các đá phiến sét, đá phiến silic, đá vôi, đá hoa thuộc hệ tầng Si Phay và hệ tầng Na Vang. Trong đá cacbonat thường có dạng ổ, túi, thấu kính với mức độ tập trung khác nhau từ xâm tán thưa đến đặc sít. Cịn trong đá phiến sét, đá phiến silic thường có dạng mạch, mạng mạch xâm tán thưa. Thành phần khoáng vật của quặng chủ yếu gồm barit, pyrit, galenit, biotit microclin. Hàm lượng tổng ôxit đất hiếm thay đổi từ vài phần ngàn đến 34%, trung bình đạt 4-6% TR2O3. Ngồi quặng gốc cịn gặp quặng thứ sinh trong vỏ phong hóa với hàm lượng TR2O3 thay đổi từ 0.01% -28% trung bình là 4%. Tổng tài nguyên dự báo:

Trữ lượng cấp B+C1 = 2,1 triệu tấn TR2O3 Tài nguyên dự báo; 7 triệu tấn TR2O3 [5].

b. Mỏ Nam Nậm Xe

Mỏ Nam Nậm Xe liên quan chặt chẽ với các đá phun trào bazơ với thành phần chủ yếu bazan hạnh nhân, bazan olivil thuộc hệ tầng Viên Nam (T1ivn). Chúng bị xuyên cắt, biến đổi bởi các hệ thống đứt gãy và các đai mạch. Quặng đất hiếm phân bố chủ yếu theo các đới dập vỡ của đá phun trào bazơ tạo thành các thân mạch chạy dài theo phương Tây Bắc và cắm về phía Đơng Bắc với góc thoải (10-30o)

Mạch quặng kéo dài từ 200m -1000m và dày 2,5m thường bị phân nhánh phức tạp và đơi khi thay đổi kích thước đột ngột. Theo kết quả đã khống chế được 4 thân quặng. Dài từ 450m đến 1030m, chiều dày 0,2 đến 1,75m, thường dài từ 530m đến 800m và dày 0,2 đến 1,35m.

Quặng và đất hiếm ở mỏ Nam Nậm Xe cũng thuộc loại nhóm nhẹ. Thành phần khống vật của quặng tương đối đơn giản gồm chủ yếu là barit, parizit, ankerit, calcit, biotit it pyrite, galenit, sphalerit, magnetit, fluonit, và thạch anh. Hàm lượng tổng oxit đất hiếm thay đổi từ 0,8 -36,2%, trung bình 10,6%. Ngoài những thân quặng kể trên, ở mỏ Nam Nậm Xe cịn có một thể đá cacbonat chứa quặng đất hiếm dưới dạng xâm tán với hàm lượng TR2O3 0,4-1%

Tài nguyên dự báo: 3 triệu tấn TR2O3

Các kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy các mỏ đất hiếm Nậm Xe có nguồn gốc nhiệt dịch.

c. Điểm biểu hiện quặng phóng xạ ở khu vực Thèn Sin-Tam Đường

Thuộc các xã Thèn Sin, Tà Lèng thuyện Phong Thổ, Sin Suối Hồ, Sùng Phài, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Chúng nằm trong các hệ tầng Viên Nam (T1ivn), một phần trong hệ tầng Mường Trai.

+ Hàm lượng trung bình của thori: từ 0,01-0,02% ThO2 cao nhất 1,5-5%. đặc biệt có mẫu cao hơn.

+ Hàm lượng trung bình của urani: n10-3% đến n10-2% U3O8, cao nhất là n10- 2%U3O8.

+ Hàm lượng trung bình của đất hiếm; n10-1% tổng lượng TR2O3 có mẫu đạt hàm lượng 5-7% TR2O3.

d. Mỏ Đông Pao

Thuộc xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Các thân quặng được khống chế bởi hệ thống đứt gãy theo phương Tây Bắc - Đơng Nam và á vĩ tuyến.

Tập hợp khống vật ở Đông Pao gồm: barit, fluorit batnhezit…, đất hiếm do phong hóa, lantanit, monazit và xenotim. Quặng cấu tạo khối tinh thể, dạng mạch ổ xâm tán dày và dạng đất bở rời. Hàm lượng quặng gồm: đất hiếm TR2O3 = 0,3- 12%; BaSO4 = 20-70%; CaF2 =10-60% đất hiếm barit- fluorit- uran-thori ở đây có nguồn gốc nhiệt dịch cacbonatit.

Trữ lượng quặng như sau:

TR2O3 cấp C1+C2= Trên 500 nghìn tấn Cấp P1+P2 = trên 10.000 tấn BaSO4 cấp C2 = trên 1000 tấn Cấp P1+P2 = trên 65.000 tấn TR2O3 cấp C2 = trên 1000 tấn Cấp P1+P2 = trên 32.000 tấn [5].

e. Điểm quặng phóng xạ Sìn Chải

Thuộc xã Dao San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Có ba dị thường phóng xạ có dạng thấu kính với trục kéo dài theo phương á vĩ tuyến. Các dị thường này có

chiều rộng từ 50m đến 250m, chiều dài từ 200m đến 500m và cường độ phóng xạ dao động từ 50 đến 570R/h.

Các dị thường này liên quan chặt chẽ với các đá mạch aplit, granit aplit. Các đai mạch này xuyên cắt các đá trầm tích lục nguyên và các thấu kính cacbonat của hệ tầng Si Phay.

Kết quả phân tích mẫu hóa xạ cho hàm lượng U3O8=0,004-0,016%. TR2O3=0,03-0,21%, ThO2 từ vết đến 0,036% [5].

f. Vật liệu xây dựng

Trong vùng có rất nhiều loại đá được sử dụng làm vật liệu xây dựng với tiềm năng rất lớn.

Ngoài ra trong vùng cịn có một số loại vật liệu xây dựng khác như: Cuội, sỏi, cát và sét, gạch, ngói

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường phóng xạ khu vực huyện tam đường, phong thổ, thành phố lai châu và định hướng các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu (Trang 30 - 33)