Phương pháp đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường phóng xạ khu vực huyện tam đường, phong thổ, thành phố lai châu và định hướng các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Phương pháp đo

2.2.2.1. Phương pháp đo suất liều tương đương bức xạ và suất liều bức xạ gamma a. Mục đích của phương pháp

Phương pháp đo suất liều tương đương bức xạ và đo suất liều bức xạ gamma dùng để xác định thành phần liều chiếu ngoài [3].

b. Máy móc thiết bị

Máy DKS - 96 do cộng hòa liên bang Nga chế tạo và Inspector do Mỹ chế tạo để đo suất liều tương đương bức xạ (µSv/h); dùng các máy phóng xạ nhấp nháy CPé 68-01 và CPé 88H (do Nga chế tạo) để đo suất liều bức xạ gamma (µR/h).

Các máy đo suất liều tương đương bức xạ và máy đo suất liều bức xạ gamma phải được kiểm định mỗi năm một lần hoặc sau mỗi lần sửa chữa, thay thế linh kiện trên nguồn 137Cs tại các phòng kiểm định chuyên mơn có đủ tư các pháp nhân. Nội dung kiểm định: kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy và chuẩn máy [3].

c. Tỷ lệ và mạng lưới khảo sát

Việc điều tra môi trường được thực hiện ở tỷ lệ 1:1.50.000 cho toàn vùng và tỷ lệ 1:5.000. Được tiến hành khi gặp dị thường mơi trường phóng xạ để đánh giá chi tiết hóa và khống chế hết quy mơ phân bố dị thường.

Trong diện tích khảo sát có nhà dân cần đo trong và ngoài nhà toàn bộ số nhà dân. Trên các khu vực chứa vật liệu xây dựng, nhiên liệu, bãi quặng, bãi thải... cần phải đo đảm bảo khống chế quy mô trường bức xạ và xác lập được mức liều chiếu ngoài do các đối tượng này gây ra.

Tuyến đo được thiết lập bằng máy trắc địa, các tuyến đo được xác định bằng máy định vị GPS cầm tay [3].

d. Đo kiểm tra xác định sai số thực địa

Tiêu chuẩn đánh giá độ tin cậy của phép đo được đánh giá theo kết quả đo kiểm tra lặp. Số điểm đo kiểm tra phải đạt 5 -10% tổng số điểm đo của vùng đối với từng máy. Phương pháp đo kiểm tra bằng cách đo lặp tại các điểm khảo sát. Sai số đo được tính riêng cho từng máy theo cơng thức sai số bình phương trung bình [3]:

Sai số tuyệt đối:

n Y X n i i i 2 ) ( 1 2 = −  = 

Trong đó: Xi, Yi là các giá trị đo là đo lặp tại các điểm khảo sát thứ i n là tổng số điểm đo lặp

Sai số tương đối được tính như sau: Sai số tương đối:  = |𝑋𝑖−𝑌𝑖|

𝑋𝑖+𝑌𝑖 𝑥100%

2.2.2.2. Phương pháp đo nồng độ radon trong khơng khí a. Mục đích phương pháp

Đo nồng độ radon trong khơng khí nhằm mục đích xác định liều chiếu trong qua đường hơ hấp của mơi trường phóng xạ [3].

b. Phương pháp, thiết bị đo nồng độ radon trong khơng khí

Nồng độ radon trong khơng khí dao động trong khoảng rộng, từ vài Bq/m3 đến hàng trăm Bq/m3.Vì vậy, phải chọn các phương pháp và thiết bị đo có độ nhạy, độ tin cậy cao, giới hạn phát hiện ở mức Bq/m3. Các phương pháp và thiết bị phổ dụng hiện nay để đo nồng độ radon trong khơng khí phục vụ điều tra mơi trường phóng xạ ở Việt Nam gồm: phương pháp tấm lọc dùng máy radon RDA-200, máy AB-5 của Canada, phương pháp phổ alpha dùng máy RAD-7 của Mỹ và phương pháp detector vết alpha tích lũy trong thời gian dài.

Các thiết bị đo khí phóng xạ đều phải được chuẩn trong trường hợp sau: - Máy mới được đưa ra sử dụng; máy ngừng làm việc lâu ngày và sau khi sửa chữa.

- Thay thế linh kiện máy - Chuẩn định kỳ hàng năm.

Phương pháp chuẩn máy theo đúng phương pháp và quy trình quy phạm kỹ thuật thăm dị phóng xạ do Bộ cơng nghiệp ban hành năm 1998 và quy định của nhà sản xuất với từng loại máy [3].

c. Tỷ lệ và mạng lưới khảo sát

Mạng lưới đo ở tỷ lệ 1: 1.50.000 và 1: 5.000 mạng lưới điểm đo nồng độ radon trong khơng khí tương tự mạng lưới đo gamma. Khi khảo sát chi tiết cần chú ý khí radon có khả năng lan truyền trong khơng khí, nồng độ của nó suy giảm tương đối chậm theo khoảng cách nên mạng lưới điểm đo nồng độ radon trong khơng khí cần thưa hơn so với khoảng cách đo suất liều. Mạng lưới điểm đo radon trong khu mỏ quặng chứa phóng xạ là 50 x 50m, ngoài khu vực dân cư lân cận vùng chứa phóng xạ là 100 x 100m. Cần lưu ý đo nồng độ radon “trong nhà” trên tất cả các nhà dân và đo trên các đối tượng có mặt trong diện tích nghiên cứu [3].

d. Đo kiểm tra và tính sai số

Để xác định sai số thực địa phải tiến hành đo kiểm tra lặp, số điểm đo lặp phải chiếm 5-10% điểm đo chính.

Trong điều tra mơi trường, giá trị nồng độ khí phóng xạ rất thấp, sai số tương đối cho phép nhỏ hơn hoặc bằng 30%.

2.2.2.3. Phương pháp đo phổ gamma a. Mục đích phương pháp

Phương pháp này xác định phổ của các nguyên tố phóng xạ tự nhiên chủ yếu là U, Th, K nhằm xác định bản chất và hàm lượng U, Th, K trong trầm tích, đất đá. Phát tán của các nguyên tố phóng xạ trong khu dị thường phóng xạ trong diện tích điều tra.

b. Phương pháp, thiết bị đo phổ gamma: Được tiến hành trên các lộ trình từ

trung tâm khu vực dị thường về các hướng, nhất là hướng khu dân cư, nhằm theo dõi sự phát tán của các nguyên tố phóng xạ: Uran, thori, kali do sự tác động của quá trình thăm dị.

Máy GAD-6 và GS 512 của Canada đầu thu nhấp nháy để đo bức xạ gamma tự nhiên theo các mức năng lượng khác nhau để xác định riêng biệt hàm lượng U, Th, K trong trầm tích, đất, đá. Trong q trình đo đạc hàng ngày, trước và sau ngày làm việc, đã đo tại điểm kiểm tra các số liệu phông, mẫu TS-5, US-2 để đánh giá sự ổn định của máy.

c. Tỷ lệ và mạng lưới khảo sát

Mạng lưới đo: ở tỷ lệ 1:50.000 cứ 1 điểm đo suất liều tương đương bức xạ và cường độ bức xạ gamma đo 1 điểm phổ gamma, còn ở tỷ lệ 1:10.000 cứ 1 điểm đo suất liều gamma có 1 điểm đo phổ gamma.

d. Đo kiểm tra và tính sai số

Để xác định sai số thực địa phải tiến hành đo kiểm tra lặp, số điểm đo lặp phải chiếm 5-10% điểm đo chính.

Trong điều tra môi trường Sai số: kênh U =13,3%, kênh Th =13,4%, kênh K=13,4% đều nằm trong khoảng cho phép, đủ tin cậy để đưa vào sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường phóng xạ khu vực huyện tam đường, phong thổ, thành phố lai châu và định hướng các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu (Trang 40 - 44)