KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất sử dụng hiệu quả tài nguyên nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt tại thành phố cẩm phả tỉnh quảng ninh (Trang 40)

3.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên thành phố Cẩm Phả 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên thành phố Cẩm Phả

 Vị trí địa lý

Thành phố Cẩm Phả nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 200 km về phía đơng bắc, cách trung tâm thành phố Hạ Long 30 km

- Tọa độ địa lý của khu vực như sau:

+ Vĩ độ Bắc 200 58’ 10’’ đến 21o 12’ 00’’

+ Kinh độ Đông 107o 10’ 00’’ đến 107o 23’ 50’’ - Ranh giới của thành phố Cẩm Phả được xác định bởi:

+ Phía Bắc giáp với huyện Ba Chẽ và huyện Tiên Yên. + Phía Đơng giáp với huyện Vân Đồn.

+ Phía Nam giáp với Vịnh Bái Tử Long.

+ Phía Tây giáp với huyện Hoành Bồ và thành phố Hạ Long.

Bảng 3.1: Diện tích tự nhiên và dân số các phƣờng

Tên Diện tích (Ha) Dân số (ngƣời)

Quang Hanh 5135 18860 Cẩm Thạch 431 13650 Cẩm Thủy 268 12049 Cẩm Trung 507 17500 Cẩm Thành 125 14134 Cẩm Tây 488 9426 Cẩm Bình 138 11878 Cẩm Đông 695 10483 Cẩm Sơn 1015 17095 Cẩm Phú 853 15840 Cẩm Thịnh 587 10968 Cửa Ông 1096 13834 Mông Dương 11446 15566 Cẩm Hải 1464 1790 Cộng Hòa 5088 4380 Dương Huy 4677 3207 Tổng 190660

Đặc điểm địa hình, địa mạo

Về địa hình, địa hình Cẩm Phả tương đối đa dạng và phức tạp bao gồm vùng đồi núi và đồng bằng ven biển và được chia thành 3 dạng địa hình sau:

- Địa hình núi:

Núi thấp và trung bình: Phân bố ở hầu hết các phường, với diện tích chiếm khoảng 70%, có độ dốc lớn, chia cắt mạnh nên đã ảnh hưởng tới quá trình hình thành độ dày của tầng đất mịn.

Khu vực núi đất dốc trên 250: Chiếm khoảng 65% diện tích đất đồi núi, mức độ chia cắt mạnh đến trung bình, tầng đất mịn thường mỏng.

Khu vực núi thấp dốc dưới 250: Mức độ chia cắt yếu trung bình, tầng đất mịn thường dày.

- Địa hình thung lũng:

Dọc theo các sông suối nhỏ nằm tiếp giáp với chân núi, hàng năm thường xuyên được bồi lắng phù sa vào mùa mưa đã tạo nên những dải đất bằng phẳng, màu mỡ thuận lợi cho sản xuất nơng nghiệp.

- Địa hình núi đá vơi (Karst):

Địa hình này phân bố ở các phường, Cẩm Sơn, Cẩm Đông, Cẩm Thạch.

Theo quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố Cẩm Phả đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 cho thấy:

Khí hậu, thủy văn

Thành phố Cẩm Phả chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu biển. Theo số liệu của trạm dự báo khí tượng thủy văn Quảng Ninh thì khí hậu khu vực được chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

- Nhiệt độ bình qn cả năm 23.0oC, trong đó nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 36.6oC (tháng 6), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 5.5oC (tháng 1). Nền nhiệt độ được phân hoá theo mùa khá rõ rệt, trong năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 20oC (tháng 12 đến tháng 3 năm sau).

- Lượng mưa bình quân hàng năm 2,144.5 mm nhưng phân bố không đồng đều. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 cho đến tháng 11, lượng mưa chiếm

khoảng 86% tổng lượng mưa cả năm, đặc biệt tập trung vào các tháng 7, 8, 9. Các tháng 12 đến tháng 4 lượng mưa ít, chiếm 14% lượng mưa cả năm, lượng mưa phân bố không đều trong năm.

- Nắng: Trung bình số giờ nắng dao động từ 1,500 – 1,700 h/năm, nắng tập trung từ tháng 5 đến tháng 12, tháng có giờ nắng ít nhất là tháng 2 và tháng 3.

- Độ ẩm khơng khí bình quân cả năm khoảng 84%, cao nhất là tháng 3,4 đạt 88%, thấp nhất vào tháng 11 và tháng 12 đạt 78%. Độ ẩm khơng khí cịn phụ thuộc vào độ cao, địa hình và sự phân hóa theo mùa.

- Gió: Thịnh hành 2 loại gió chính là gió Đơng bắc và gió Đơng nam.

+ Gió Đơng bắc: Thịnh hành từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tốc độ gió từ 2÷4 m/s, đạt cấp 5÷6, thời tiết lạnh, giá rét, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt và sức khỏe của con người.

+ Gió Đơng nam: Thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 9, tốc độ gió trung bình đạt cấp 2÷3. Gió thổi từ vịnh vào đất liền mang theo nhiều hơi nước tạo nên khơng khí ẩm, mát mẻ.

Trên địa phận thành phố Cẩm Phả chủ yếu suối có diện tích lưu vực nhỏ, độ dài suối ngắn, lưu lượng nước không nhiều và phân bố không đều trong năm.

Thành phố Cẩm Phả là khu vực ven biển, phía Nam giáp Bái Tử Long có nhiều núi đá tạo thành bức bình phong chắn sóng, hạn chế tốc độ gió khi có bão. Thủy triều thuộc chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông (biên độ triều 2÷3m), cao nhất là 4,3 m và thấp nhất là 0,26 m; cao độ mực triều trung bình 2,5÷3,0 m.

Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản lớn nhất nhất ở Cẩm Phả là than đá, trung tâm thành phố là khu vực phân bố tập trung nhiều khai trường khai thác than lớn của các công ty than. Tổng tiềm năng ước tính trên 3 tỷ tấn, trữ lượng có thể khai thác thuận lợi 240 triệu tấn (theo số liệu ngành than), qua thăm dò than khai thác hầm lò đạt độ sâu -300 m, sản lượng than khai thác trên địa bàn thành phố chiếm 50 ÷55% sản lượng than toàn quốc, chất lượng than tốt, tiện đường chuyên chở than ra cảng nước sâu, thuận tiện cho xuất khẩu.

Ngồi than đá, khống sản khu vực Cẩm Phả có thể kể tới đá vơi, nước khống và một số loại quặng hiếm. Đá vôi khu vực Cẩm Phả phân bố chủ yếu trên địa bàn phường Cẩm Thạch và các dãy núi đá vơi ngồi vịnh, có trữ lượng lớn để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy xi măng và sản xuất vật liệu xây dựng, trữ lượng khai thác hàng năm đến 270.000 m3.

Nước khoáng là nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn, giá trị kinh tế cao, có thể phát triển khai thác với quy mô lớn, tập trung ở phường Cẩm Thạch, chứa nhiều ngun tố vi lượng có ích, phục vụ cho du lịch nghỉ dưỡng.

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Cẩm Phả a) Đặc điểm ngành công nghiệp a) Đặc điểm ngành công nghiệp

Cẩm Phả là một thành phố công nghiệp với đặc điểm nổi bật của: Công nghiệp than, Công nghiệp điện gắn với khai thác than, Cơng nghiệp cơ khí mỏ, Sản xuất xi măng, Phát triển cơng nghiệp chế biến gắn với nguồn nguyên liệu địa phương trữ lượng có thể khai thác 2,5 tỷ tấn (trong tổng số 8,4 tỷ tấn trữ lượng than Quảng Ninh). Ở đây, mật độ chứa than trong khối kiến trúc mỏ có hệ số cao nhất, nhiều vỉa dày, chất lượng than tốt, tiện đường chuyên chở ra cảng nước sâu.

Với nguồn tài nguyên sẵn có về than đá, rất giàu về trữ lượng, sản xuất than là ngành kinh tế chủ yếu ở Cẩm Phả. Đây là trung tâm sản xuất than của Quảng Ninh và của cả nước. Ngoài các mỏ than lớn như Cọc Sáu, Cao Sơn, Mông Dương, Khe Chàm, Thống Nhất cịn có những nhà máy cơ khí lớn, nhà máy sàng tuyển than và bến cảng, cơng ty địa chất và các xí nghiệp xây lắp, vận tải. Tất cả tạo nên một hệ thống sản xuất liên hồn, một vùng cơng nghiệp sôi động, hàng năm cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu hàng triệu tấn than.

Ngoài than, antimon ở Khe Sim - Dương Huy, đá vơi, nước khống ở Quang Hanh đều là những tài nguyên quý hiếm. Cẩm Phả có vùng núi đá vơi rộng lớn, thuận lợi để phát triển ngành sản xuất xi măng; nổi bật là nhà máy xi măng Cẩm Phả hàng năm cung cấp hàng triệu tấn xi măng cho thị trường.

Với mục tiêu xây dựng và phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý và hướng về xuất khẩu, coi trọng chất lượng và hiệu quả; đẩy mạnh xây dựng và phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch, xây dựng, phát triển sản xuất nông, lâm

nghiệp, thuỷ sản theo hướng thâm canh và sản xuất hàng hoá, nền kinh tế Cẩm Phả đang từng bước tăng trưởng theo nhịp tăng trưởng của toàn tỉnh Quảng Ninh.

b) Đặc điểm ngành thƣơng mại – du lịch – dịch vụ

Cẩm Phả có nhiều điểm du lịch: khu du lịch đa năng Bến Do (phường Cẩm Trung), khu cơng viên văn hóa "Cao Sơn Lưu Thuỷ" (phường Cẩm Sơn), khu di tích Bến Đục (phường Cẩm Đơng), khu đền Trần Quốc Tảng (Phường Cửa Ông),…

Cách Cẩm Phả khoảng 13km có khu du lịch sinh thái Đảo Thẻ Vàng nằm ở khu vực vịnh Bái Tử Long đang được đầu tư, xây dựng. Đây là bãi tắm ở trên đảo tuy nhỏ nhưng sạch và đẹp. Trên đảo đang xây dựng khu du lịch để đón khách nghỉ cuối tuần. Trong tương lai, một hệ thống nhà nghỉ với các dịch vụ du lịch khép kín sẽ được xây dựng để phục vụ du khách có nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn cuối tuần. Điều này sẽ thúc đẩy mạnh ngành thương mai và dịch vụ Cẩm Phả càng phát triển.

Bên cạnh đó, Cơng ty Địa chất mỏ,... cũng đã tăng cường đầu tư thêm các phòng nghỉ với trang thiết bị hiện đại tại khu tắm nước khống nóng ở thành phố Cẩm Phả để phục vụ cán bộ công nhân viên trong ngành và du khách trong và ngoài nước đến tham quan nghỉ dưỡng.

c) Đặc điểm ngành nông nghiệp

Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp thuộc kinh tế địa phương chiếm tỷ trọng nhỏ so với than nhưng lại là những hậu cần tại chỗ rất quan trọng. Cẩm Phả có đất nơng nghiệp hẹp: 886 ha, trong đó đất trồng rau màu và cấy lúa 434 ha, đất có mặt nước có thể ni trồng thuỷ sản 315 ha; đất lâm nghiệp khá rộng, trong đó rừng tự nhiên 3.921,9 ha, hiện này đang có xu hướng giảm. Hiện nay do tình trạng khai thác lâm sản với quy mơ lớn, bừa bãi dẫn tới rừng đã tới mức kiệt quệ. Một mặt chúng được dùng để làm thức ăn, một mặt dùng trao đổi buôn bán giúp ngành thương mại ở đây phát triển hơn. Ngành trồng trọt ở Cẩm Phả đã đảm bảo được mức lương thực cần thiết của một địa phương có khả năng tự cung tự cấp lương thực.

d) Đặc điểm ngành thủy sản

Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh cho thấy Cẩm Phả có nghề khai thác hải sản với hơn 50km bờ biển, nhưng chủ yếu là đánh bắt gần bờ, sản lượng thấp, đang đóng thêm tàu có cơng suất lớn để đánh tuyến ngoài khơi.

Cùng với việc phát triển khai thác, diện tích ni trồng thuỷ sản ngày càng được mở rộng đến năm 2012 diện tích đạt 326,0 ha, giảm so với năm 2010 là 398. Sản lượng thuỷ sản năm 2012 của Cẩm Phả là 2.900 tấn, cao hơn 2 tấn so với sản lượng năm 2005. Trong đó, sản lượng thủy sản nuôi trồng đang có xu hướng giảm so với tnhững năm trước, sản lượng năm 2012 đạt khoảng 300 tấn, ngược lại với sản lượng thủy sản khai thác lại tăng liên tục trong những năm gần đây, năm 2012 đạt 2.600 tấn.

e) Đặc điểm ngành lâm nghiệp

Rừng trồng ở Cẩm Phả có xu hướng tăng mạnh về diện tích trong những năm gần đây do các dự án hoàn nguyên rừng tại các mỏ than của Vinacomin. Tuy nhiên diện tích rừng tự nhiên lại đang có xu hướng giảm do tình trạng khai thác than, vận chuyển và san lấp mở rộng các dự án dân sinh, khai thác rừng với tốc độ rất cao.

3.2 Thực trạng sử dụng tài nguyên nƣớc mặt thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh Quảng Ninh

3.2.1 Trữ lƣợng

Chế độ thuỷ văn của các sơng, ngịi ở Cẩm Phả phụ thuộc chủ yếu vào chế độ thủy văn của sông Diễn Vọng, sông Mông Dương, sông Đồng Mỏ,... Các sông, suối thường ngắn và dốc.

Theo Quy hoạch Bảo vệ môi trường thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 khu vực Cẩm Phả có nhiều sơng, suối, hồ và moong chứa nước hiện đang được sử dụng cho các mục đích khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt và thu nhận chất thải. Những sông, suối này tạo ra các lưu vực sơng có diện tích hàng trăm km2. Tổng lượng nước mặt toàn thành phố Cẩm Phả là 474, 23 (triệu m3/năm). Nhu cầu nước cho sinh hoạt là 5,62 (triệu m3), nhu cầu thiết yếu cho sinh hoạt là 0,28 (triệu m3). Khu vực Cẩm Phả có một con sơng lớn có thể phục vụ để cấp nước sinh hoạt là sông Diễn Vọng và một hồ chứa là hồ Cao Vân.

- Sông Diễn Vọng dài khoảng 14,5 km bắt nguồn từ sườn phía Đơng của cánh cung Đơng Triều - Móng Cái, chảy theo hướng Đơng bắc - Tây nam đổ ra vịnh Hạ Long. Lưu lượng nước trong năm chỉ đạt 2,91m3/s, lưu lượng cực đại là 0,04 m3/s.

Sông Diễn Vọng là sông lớn nhất trong lưu vực vịnh, bắt nguồn từ đỉnh Am Váp (1090m), lưu lượng trung bình Qtb=2,29 m3/s, lưu lượng cho phép khai thác Qkt=2,58 m3/s với khoảng 8,2 triệu m3/năm. Mùa lũ thường xuất hiện vào tháng 4÷9, chiếm 79,95% tổng lượng dòng chảy cả năm. Modul đỉnh lũ của sông Diễn Vọng thuộc loại lớn ở Việt Nam, khoảng 10.241 l/s/km2 với Qmax=5,32m3/s. Độ sâu trung bình 7 m (mùa cạn) và 10 m (mùa lũ) với tốc độ dịng trung bình 0,5 m/s (mùa cạn) và 0,7 m/s (mùa lũ) với mực nước thấp nhất nhiều năm H=1,98 m. Sơng Diễn Vọng có độ đục nhỏ (trung bình 26,4 g/m3) nhưng hiện nay do ảnh hưởng của khai thác than và các hoạt động chặt phá rừng xảy ra thường xuyên khiến cho có nguy cơ vẩn đục, khả năng cung cấp nước hạn chế chỉ còn 7000m3/ngày_đêm.

Khu vực này cũng có nhiều hồ chứa nước:

- Hồ Cao Vân là hồ chứa lớn, là nguồn cấp nước sinh hoạt quan trọng của khu vực: được xây dựng với dung tích hữu ích 9,8 triệu m3 chủ yếu cấp nước cho nhà máy nước Diễn Vọng với cơng suất khai thác 60.000 m3/ngày. Đập có các thơng số kỹ thuật sau:

Diện tích lưu vực: 46,5 km2 Dung tích max: 12,56 triệu m3 Dung tích hữu ích: 11,68 triệu m3

Cao trình mực nước dâng bình thường: +33,2 m Cao trình mực nước chết: + 23,5 m

Cao trình mực nước gia cường +36,2 m.

Chất lượng nước tại đập ổn định, các chỉ tiêu của nước đảm bảo tiêu chuẩn nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt.

Các hồ nhân tạo xuất hiện cạnh các hồ tự nhiên đã góp phần tạo ra mạng lưới hồ phong phú, có dung tích lớn, đóng vai trị quan trọng trong việc điều hồ và dự trữ nước ngọt cho mục đích sản xuất nơng nghiệp và cấp nước sinh hoạt. Tuy có rất nhiều hồ trong khu vực sông các hồ chủ yếu cung cấp nước tưới cho nông nghiệp mà chưa được khai thác nhằm cung cấp nước sinh hoạt cho các đô thị trong vùng.

3.2.2. Các cơng trình xử lý nƣớc cấp phục vụ sinh hoạt

Theo Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 – 2020 và định hướng đến 2030:

Thành phố Cẩm Phả đang được cấp nước từ nhà máy nước Diễn Vọng công suất 60.000 m3/ngđ đồng thời tại mỗi khu vực còn sử dụng một số trạm bơm giếng khai thác nước ngầm bơm trực tiếp vào mạng lưới.

Nguồn nước: Nước thô được lấy từ đập hồ Cao Vân

Tuyến ống nước thô: Tuyến ống nước thô sử dụng ống thép D900mm với chiều dài L = 6.100m tự chảy về cơng trình thu và trạm bơm nước thô.

Nhà máy nước: Dây chuyền công nghệ xử lý của nhà máy nước Diễn Vọng (hình 3.1) gồm bể trộn, 5 bể phản ứng kết hợp lắng ngang Bx L = 6 x58m, 6 bể lọc nhanh B Xl = 7,7 x25m, 2 bể chứa nước sạch: đặt dưới bể lọc với dung tích W = 3.000 m3, trạm bơm nước sạch – trạm bơm cấp 2: gồm 3 máy, mỗi máy Q= 1.350 m3/h và một máy bơm rửa lọc Q= 2.000 m3/h, hệ thống pha phèn và hệ thống khử trùng bằng Clo.

Cơng trình chính trên mạng lưới cấp nước:

- Trạm bơm tăng áp: Để đảm bảo và duy trì đủ áp lực cho mạng lưới cấp nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất sử dụng hiệu quả tài nguyên nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt tại thành phố cẩm phả tỉnh quảng ninh (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)