.Sự phát thải dioxin từ hoạt động đốt chất thải ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Khoa môi trường –ĐHKHTN luận văn thạc sỹ cao học (Trang 33 - 37)

1.3 .Hiện trạng phát thải dioxin từ ngành công nghiệp đốt chất thải

1.3.2 .Sự phát thải dioxin từ hoạt động đốt chất thải ở Việt Nam

Trong những năm qua, cùng với xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, tiến trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam diễn ra mạnh mẽ, với sự hình thành, phát triển của nhiều ngành nghề sản xuất, sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lƣợng... đã trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của đất nƣớc. Tuy nhiên, song song với quá trình này là việc gia tăng nhanh chóng về chất thải ra môi trƣờng, đặc biệt là chất thải rắn (chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, nông nghiệp, chất thải y tế, chất thải độc hại...).

Hàng năm có khoảng 15 triệu tấn chất thải rắn trong cả nƣớc và theo dự báo thì tổng lƣợng chất thải rắn phát sinh trong cả nƣớc vẫn tiếp tục tăng. Các vùng đô thị, với số dân chiếm khoảng 24% dân số cả nƣớc, phát sinh mỗi năm xấp xỉ 60% tổng lƣợng chất thải sinh hoạt của cả nƣớc [1].

Thực trạng chất thải phát sinh ở các khu đô thị, khu công nghiệp và cả ở vùng nông thôn ngày càng gia tăng và phức tạp, lƣợng phát sinh trung bình khoảng 10%/năm. Theo nguồn gốc phát sinh, khoảng 46% chất thải rắn từ đô thị,

17% từ sản xuất cơng nghiệp, cịn lại là từ nông thôn, làng nghề và ngành Y tế. Dự báo, đến năm 2015, tỷ trọng này sẽ còn tiếp tục tăng lên tƣơng ứng: 51% và 22%; lƣợng chất thải nguy hại chiếm 18-25% lƣợng chất thải rắn phát sinh tại mỗi khu vực [1].

Với lƣợng chất thải phát sinh địi hỏi cần có biện pháp xử lý một cách triệt để và hiệu quả trong khi các bãi chôn lấp chất thải không đáp ứng đủ nhu cầu do khối lƣợng chất thải tăng lên mỗi ngày và không đủ quỹ đất để xây dựng mới các bãi chôn lấp chất thải một cách an tồn và hiệu quả. Vì vậy, các lị đốt chất thải đƣợc xây dựng và đƣa vào vận hành mới mục đích giảm thiểu thể tích, tiêu hủy tính nhiễm khuẩn, nguy hại và thu hồi năng lƣợng từ chất thải.

Hiện nay, số lƣợng lò đốt đƣợc sử dụng ở Việt Nam khá nhiều, đa dạng về nguồn gốc, cơng suất đốt và khả năng xử lý khí thải. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chƣa có đủ số liệu thống kê đầy đủ về số lƣợng, nơi sử dụng, đặc tính kỹ thuật… Việc xử lý chất thải bằng phƣơng pháp đốt đƣợc quan tâm nhiều hơn cho nên khí thải phát sinh từ các lị đốt này càng đƣợc chú trọng. Có ba phƣơng pháp để phân chia lị đốt đó là : Lị đốt chất thải y tế, Lò đốt chất thải cơng nghiệp và lị đốt chất thải sinh hoạt.

Lò đốt chất thải y tế: Ở Việt Nam, lò đốt chất thải y tế chủ yếu đƣợc nhập ngoại và sản xuất trong nƣớc. Các lị đốt này thƣờng có cơng suất dƣới 200 kg/giờ. Các lò đốt đƣợc sản xuất trong nƣớc nhƣ lò đốt của Cơng ty Thái Sơn, lị đốt VHI của Viện Hóa học nay là Viện Cơng nghệ mơi trƣờng; lị đốt đƣợc nhập khẩu chủ yếu của Tập đoàn Chuwar, Nhật.

Lò đốt chất thải sinh hoạt: chủ yếu là các lị đốt có cơng suất dƣới 100 kg/giờ đƣợc lắp đặt tại các địa phƣơng. Những lò đốt này tự sáng chế trong nƣớc hay nhập khẩu từ nƣớc ngồi

Lị đốt chất thải công nghiệp: thƣờng là loại đƣợc sản xuất trong nƣớc bao gồm các dịng sản phẩm lị đốt chất thải cơng nghiệp nguy hại CEETIA, URENCO, STEPRO.

Bên cạnh những ƣu điểm do lò đốt mang lại thì có một sản phẩm không mong muốn đƣợc tạo từ hoạt động đốt chất thải tạo ra. Đó là phát thải dioxin từ quá trình thiêu kết do nhiệt độ cao hiệu suất cháy của nhiên liệu (dầu DO) và chất thải thƣờng không đạt đƣợc đến 100%, nên sẽ tồn tại các chất oxit kim loại CuO, Fe2O3, Al2O3, các kim loại nặng Cd, Hg, Pb trên muội cacbon. Khói thải chứa các thành phần này chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành các chất dioxin/furan. Dioxin/furan sẽ đƣợc hình thành ngay trên bề mặt của các hạt muội cacbon có chứa các xúc tác oxit kim loại ở nhiệt độ thích hợp (200-450oC). Thực tế cũng cho thấy, các hoạt động đốt chất thải công nghiệp nguy hại sinh ra một lƣợng đáng kể dioxin/furan.

Gần đây, phát thải dioxin/furan vào khơng khí tại Việt Nam đƣợc nghiên cứu và báo cáo từ ngành luyện thép và ngành xi măng do Tổng cục môi trƣờng thực hiện. Trong một nghiên cứu đối với ngành thép và ngành xi măng đã chỉ ra tổng nồng độ dioxin/furan phát thải từ các lò luyện thép từ 0,234 đến 0,577 ng/Nm3 và nồng độ dioxin theo TEQ 0,048 đến 0,166 ng –TEQ/Nm3. Ngành xi măng cho thấy tổng nồng độ dioxin/furan phát thải nằm trong khoảng từ 0,28 đến 5,32 ng/Nm3 và nồng độ dioxin theo TEQ nằm trong khoảng 0,033 đến 0,837 ng-TEQ/Nm3 [39].

Bên cạnh đó, Việt Nam cịn thiếu các quy chuẩn về phát thải dioxin/furan trong cơng nghiệp, chƣa có hƣớng dẫn và quy định về việc quan trắc chất ô nhiễm này tại nguồn và môi trƣờng gần các khu cơng nghiệp, cịn thiếu những đánh giá về hiện trạng ô nhiễm dioxin từ các hoạt động công nghiệp. Vào năm 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lị đốt chất thải y tế (QCVN 02:2012/BTNMT) thay thế cho (QCVN 02:2008/BTNMT) trong đó quy định nồng độ cho phép của dioxin/furan trong khí thải là 2,3 ng- TEQ/Nm3. Đốt với lò đốt chất thải công nghiệp, năm 2010, Việt Nam đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lị đốt chất thải công nghiệp (QCVN 30:2010/BTNMT). Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép các thông số ô nhiễm trong khí thải lị đốt chất thải cơng nghiệp và một số yêu cầu cơ bản liên quan đến bảo vệ môi trƣờng trong thiết kế và vận hành lị đốt. Trong đó, quy định

giá trị tối đa cho phép của thông số dioxin/furan là 0,6 ng TEQ/Nm3

.Tuy nhiên, đến năm 2012, Bộ tài nguyên và môi trƣờng lại ban hành quy chuẩn kỹ thuật mới (QCVN 30:2012/BTNMT) về lị đốt chất thải cơng nghiệp có quy định giá trị tối đa cho phép đối với lò đốt dƣới 300 kg/ giờ là 2,3 ng TEQ/Nm3

đƣợc áp dụng đến hết năm 2014 và 1,2 ng TEQ/Nm3 đƣợc áp dụng từ năm 2015; đối với lò đốt trên 300 kg/ giờ giá trị tối đa cho phép là 1,2 ng TEQ/Nm3 đƣợc áp dụng đến hết năm 2014 và 0,6 ng TEQ/Nm3 đƣợc áp dụng từ năm 2015. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn thiếu các số liệu thống kê về các loại hình lị đốt chất thải và số liệu quan trắc dioxin từ hoạt động đốt chất thải dẫn tới những bất cập trong cơng tác quản lý, kiểm sốt và phịng ngừa ơ nhiễm dioxin từ hoạt động công nghiệp đặc biệt là hoạt động đốt chất thải từ các lò đốt chất thải.

Một phần của tài liệu Khoa môi trường –ĐHKHTN luận văn thạc sỹ cao học (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)